Dấu vết của trứng sán trong gan xác ướp. Ảnh: IFL science. |
Các nhà khảo cổ phát hiện xác ướp của Jing Lee (1580 - 1642) được bảo quản khá tốt trong một ngôi mộ ở Cheongdo, Hàn Quốc, vào năm 2014. Xác ước có niện đại 375 năm tuổi này bị nhiễm ký sinh trùng trong gan do ăn động vật sống, theo New Scientist.
Nhờ sự cho phép của gia đình Jing Lee, Min Seo tại trường Đại học Dankook, Hàn Quốc, và các đồng nghiệp tiến hành chụp cắt lớp vi tính (CT) xác ướp. Nhóm nghiên cứu phát hiện một khối u bất bình thường trên gan chứa những quả trứng màu vàng nâu, dài khoảng 85 micromet. Họ xác định đây là trứng của một loài sán ký sinh có tên khoa học Paragonimus westermani. Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Parasitology vào tháng 8/2017.
P. westermani thường sống ký sinh trên cơ thể một số động vật giáp xác nước ngọt. Jing Lee có thể đã nhiễm P. westermani khi ăn tôm hoặc cua đang còn sống. Đây cũng là cách ăn uống của những người thuộc nền văn hóa Joseon. Vào thời điểm đó, nước ép tôm sống được coi là phương thuốc điều trị hiệu quả bệnh sởi.
"Jing Lee nhiều khả năng đã trải qua các triệu chứng của bệnh sởi như đau hoặc sốt. Nhưng tôi không thể nói rằng điều kiện bệnh lý này là nguyên nhân gây ra tử vong", Seo nói.
Những người nhiễm sán P. westermani thường không có biểu hiện triệu chứng nguy hiểm nào. Đa số họ là người dân sống ở Đông Nam Á, một phần của Trung Mỹ và Nam Mỹ, nơi người ta hay ăn động vật giáp xác còn sống hoặc sống chưa được nấu chín, James Diaz tại Trung tâm Khoa học Y tế thuộc Đại học Louisiana, Mỹ, cho biết.
"Ký sinh trùng P. westermani xâm nhập qua lớp màng ruột và sau đó tự do di chuyển xung quanh khoang phúc mạc. Nó thường tiến đến phổi, hoặc đôi khi tới gan như trường hợp của Jing Lee, sau đó tạo ra một nang chứa đầy trứng", Diaz nói.
Lê Hùng
No comments:
Post a Comment