Tuesday, October 31, 2017

Rết thừa cơ tấn công rắn cái đang đẻ trứng

ret-thua-co-tan-cong-ran-cai-dang-de-trung

Rết dùng chân kẹp chặt con rắn. Ảnh: Science Alert.

Hình ảnh rết tấn công và ăn thịt một con rắn đang đẻ trứng được các nhà sinh học tại Trạm Nghiên cứu Môi trường Sakaerat, Thái Lan, ghi lại, Science Alert hôm 26/10 đưa tin.

Con rết thuộc nhóm rết độc Scolopendrid, có thể dài đến 10 cm. Rết Scolopendrid không chỉ ăn côn trùng mà còn nhiều loài động vật có xương sống. Người ta từng ghi nhận những trường hợp chúng ăn chuột con, thằn lằn, dơi, thậm chí chim.

"Khi chúng tôi phát hiện con rết thì nó đã kẹp chặt quanh mình rắn. Con rắn bị tấn công lúc đang đẻ trứng. Nó mới đẻ xong ba quả và có vẻ như còn hai quả nữa trong người", nhóm nghiên cứu viết.

ret-thua-co-tan-cong-ran-cai-dang-de-trung-1

Con rắn bị tiêm chất độc để không thể giãy giụa. Ảnh: Cosmos Magazine.

Để khiến con rắn không thể động đậy, con rết dùng chân kẹp chặt và đâm nó với những chiếc móng độc, một vũ khí đặc trưng của loài rết. Các nhà khoa học xác định con rết này thuộc loài Scolopendra dawydoffi, loài rết lớn và hung hãn sống phổ biến ở Đông Nam Á. Con rắn thuộc loài rắn tam giác đầu đen Sibynophis triangularis.

Đây là trường hợp rết tấn công một con vật có xương sống đang đẻ trứng đầu tiên được ghi nhận, theo nhóm nghiên cứu. Rắn cái dễ bị tổn thương nhất trong lúc đẻ trứng. Con rết lợi dụng thời điểm này để tấn công, bởi con mồi không thể chạy thoát.

Dựa vào quan sát mới và các báo cáo trước đó, nhóm nghiên cứu kết luận loài rết khổng lồ có thể ăn động vật có xương sống thường xuyên hơn so với những gì các nhà khoa học từng nghĩ, vì lượng chất dinh dưỡng từ rắn hay cóc lớn hơn nhiều dế hay bọ cánh cứng.

Thu Thảo

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment