Tuesday, October 31, 2017

6 xét nghiệm có thể cứu tính mạng bạn

Các bệnh - 6 xét nghiệm có thể cứu tính mạng bạn

 

 1. Corus CAD

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ. Dự kiến trong năm nay nước Mỹ sẽ có hơn 1,2 triệu người bị đau tim. Mặc dù có những dấu hiệu cảnh báo và yếu tố nguy cơ, bệnh tim có thể xảy ra ở bất cứ ai.

Cơn đau tim và các loại bệnh tim khác xảy ra khi các động mạch vành bị tắc nghẽn do mỡ lắng đọng, dẫn đến bệnh mạch vành (CAD). Cho mãi đến gần đây thì không có cách nào, ngoài các xét nghiệm hình ảnh truyền thống, để đánh giá sức khoẻ động mạch. Xét nghiệm hình ảnh thường là xâm lấn và khiến người chụp bị phơi nhiễm với tia xạ, khiến việc sử dụng chúng bị hạn chế. Nhưng một xét nghiệm mới đang thay đổi điều này.

Corus CAD của Cardio Dx là một xét nghiệm biểu hiện gen sử dụng ARN thông tin từ một gen trong tế bào máu để xác định liệu bệnh nhân có thuyên tắc mạch vành hay không Bệnh nhân sau khi xét nghiệm máu được cho điểm theo thang điểm từ 1 đến 40. Nếu điểm trong khoảng từ 1 đến 15 thì bằng chứng cho thấy khả năng người đó bị tắc nghẽn là thấp. Điểm càng cao, càng có nhiều khả năng người đó có tắc nghẽn. Kết quả này cho phép bác sĩ thực hiện các biện pháp phòng ngừa và đặt lịch xét nghiệm theo dõi để có thể cứu sống bạn.

Ai nên làm xét nghiệm: Mọi bệnh nhân không đái tháo đường có các triệu chứng điển hình hoặc không điển hình của bệnh động mạch vành - không phân biệt tuổi.

2. Xét nghiệm protein C phản ứng độ nhạy cao

Đây có thể là lần đầu tiên bạn nghe nói về protein C phản ứng (CRP), nhưng nó đã được nghiên cứu nó trong nhiều năm. CRP là một chỉ báo nổi tiếng về viêm. Chỉ số CRP rất quan trọng vì tất cả các bệnh tim mạch đều biểu hiện viêm mạn tính mức độ thấp.

Một xét nghiệm protein C phản ứng độ nhạy cao thường nhạy đến mức có thể phát hiện nồng độ CRP thấp và giúp xác định mức độ nguy cơ mắc bệnh tim mạch của một người trước khi có bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện. Trong tương lai, các bác sĩ cũng hy vọng sử dụng xét nghiệm này để giúp ngăn ngừa đột quỵ and và dự đoán sự thành công của một ca ghép tim.

Ai nên làm: Xét nghiệm có thể hữu ích cho một số đối tượng nhất định: Những người bị viêm do một bệnh lý khác, chấn thương, hoặc thậm chí là cảm lạnh sẽ không nhận được kết quả chính xác. Chỉ những người khỏe mạnh có nguy cơ trung bình về bệnh tim mới nên làm xét nghiệm. Nếu bạn đang phân vân chưa biết cần phải giảm nguy cơ tích cực đến mức nào, thì kết quả CRP có thể hữu ích.

3. Bộ nguy cơ tim mạch toàn diện

Có những yếu tố nguy cơ thầm lặng khiến cho bệnh tim mạch trở nên đáng sợ. Nhưng gần đây việc phát hiện và thay đổi những nguy cơ này đã trở nên khá dễ dàng.

Phương pháp truyền thống xét nghiệm chỉ số cholesterol đã lỗi thời khoảng 15 năm. Nhiều người có cholesterol thấp lại có bệnh tim trong khi nhiều người có cholesterol cao lại không bị đau tim. Bộ nguy cơ tim mạch toàn diện của Doctor’s Data là một xét nghiệm máu đơn giản nhìn vào 17 chỉ báo nguy cơ bệnh tim mạch. Khi kết hợp với nhau chúng cho phéo nhận định rất chính xác về nguy cơ.

Có ba phân nhóm lipoprotein mật độ thấp (LDL) có giá trị dự báo bệnh tim mạch xa hơn rất nhiều so với đo LDL đơn thuần. Ngoài việc xem các phân nhóm LDL, xét nghiệm này xem xét các chỉ báo viêm, kháng insulin, và mức độ oxy hóa. Kết quả bất thường được đưa ra dưới dạng "Nó là gì, nó có tác dụng gì, và làm cách nào để giảm nó?".

Lưu ý: Dữ liệu của bác sĩ có rất nhiều các bài kiểm tra sáng tạo khác, bao gồm phân tích phân đầy đủ tiêu hóa có thể cực kỳ hữu ích cho bất cứ ai có vấn đề về đường tiêu hóa.

Ai nên làm: Người trên 40 tuổi; người có tiền sử gia đình.

4. Xét nghiệm CDT phổi sớm

Ung thư phổi là ung thư chết người nhất trên thế giới và chỉ có tỷ lệ sống thêm 5 năm khoảng 16%. Điều này chủ yếu do 85% số trường hợp ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, khi điều trị không còn phát huy được hiệu quả vốn có. Điều này thay đổi với một xét nghiệm máu mới gọi là EarlyCDT-Lung của Oncimmune có thể giúp phát hiện bệnh sớm.

Xét nghiệm máu đơn giản đo các tự kháng thể được hệ miễn dịch sản sinh để đáp ứng với protein ung thư phổi. Các tự kháng thể có thể hình thành sớm từ bốn năm trước khi có thể nhìn thấy khối u trên phim chụp CT. Kết quả có độ chính xác cao với chỉ 7% dương tính giả. Nếu phát hiện thấy các tự kháng thể, bác sĩ sẽ theo dõi chụp CT 6-12 tháng một lần cho đến khi thấy khối u. Mục tiêu của chúng tôi là phát hiện khi khối u mới có kích thước bằng hạt đậu hoặc nhỏ hơn thay vì đến khi nó to bằng bóng golf hoặc hơn nữa.

Về lý thuyết, có thể sử dụng cách tiếp cận này cho bất kỳ khối u ung thư rắn nào, và Oncimmune dự định sẽ đưa ra một xét nghiệm tương tự cho ung thư gan trong tương lai gần và một xét nghiệm cho ung thư vú.

Ai nên làm: Những bệnh nhân nguy cơ cao (người hút thuốc lá, người đã từng hút thuốc) ở độ tuổi từ 40 đến 75 nên làm xét nghiệm mỗi hai năm một lần.

5. Xét nghiệm PSA máu và khám trực tràng

Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư hàng đầu ở nam giới, nhưng tỷ lệ tử vong khá nhờ khám sàng lọc sớm.

Khám sàng lọc tuyến tiền liệt bao gồm thăm trực tràng bằng tay, trong đó bác sĩ sờ thấy khối cứng hoặc u qua thành trực tràng và xét nghiệm PSA máu. Xét nghiệm máu tìm mức độ cao của kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến (PSA) trong máu (một chỉ báo về ung thư tuyến tiền liệt).

Ai nên làm: Mọi nam giới trên 50 tuổi hoặc trên 40 tuổi có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

6. Soi đại tràng

Xét nghiệm soi đại tràng 10 năm một lần vẫn là tiêu chuẩn vàng để phát hiện sớm ung thư ruột. Sự chuyển tiếp từ đại tràng bình thường thành đại tràng có polyp lớn là một quá trình rất chậm. Phát hiện sớm các polyp sẽ giúp cứu sống tính mạng.

Ai nên làm: Bất cứ người nào trên 50 tuổi – sớm hơn nếu có tiền sử gia đình.

Theo Dân Trí/ MSN

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment