Sunday, October 1, 2017

6 mối đe dọa có thể chấm dứt nền văn minh nhân loại

Va chạm với tiểu hành tinh

6-moi-de-doa-co-the-cham-dut-nen-van-minh-nhan-loai

Một vụ va chạm tiểu hành tinh lớn vào Trái Đất có thể tiêu diệt toàn bộ sự sống. Ảnh: Alamy.

Các nhà khoa học cho rằng, tác động nghiêm trọng từ một tiểu hành tinh khổng lồ cách đây 65 triệu năm là thủ phạm gây ra sự tuyệt chủng của khủng long, và trong tương lai loài người có thể phải đối mặt với số phận tương tự, theo Sun. 

Gizmopod cho biết, rất nhiều mảnh vụn không gian va chạm với Trái Đất mỗi ngày. Đa số chúng đều nhỏ, nhưng một số trường hợp có kích thước khá lớn. Các nhà nghiên cứu ước tính, một tiểu hành tinh phải có kích thước tối thiểu là 1,6 km để xóa sổ toàn bộ loài người. 

Nhiều tiểu hành tinh nguy hiểm từng bay lướt qua Trái Đất trong quá khứ, thậm chí gây ra một số thảm họa tiểu hành tinh quy mô nhỏ. Gió thổi mạnh, áp lực cao, bức xạ nhiệt là ba trong số những ảnh hưởng của tiểu hành tinh khi va chạm với Trái Đất có khả năng giết chết con người và nhiều sinh vật khác.

Năm 2013, một thiên thạch phát nổ trong bầu khí quyển phía trên Siberia khiến 1.600 người bị thương. Nếu nó lớn hơn một chút, toàn bộ khu vực có thể đã bị xóa sổ.

Chiến tranh hạt nhân

Một số người lo ngại rằng, chiến tranh hạt nhân ở thời điểm hiện tại nhiều khả năng xảy ra hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử, kể từ lúc Chiến tranh Lạnh kết thúc. 

6-moi-de-doa-co-the-cham-dut-nen-van-minh-nhan-loai-1

Chiến tranh hạt nhân có thể dẫn đến sự kết thúc của nền văn minh nhân loại. Ảnh: Gizmopod.

Vũ khí hạt nhân hiện đại có sức mạnh vô cùng to lớn. Ví dụ, quả bom nguyên tử mạnh nhất thế giới Tsar Bomba do Liên Xô chế tạo và thử nghiệm có sức công phá khoảng 50 đến 58 megaton. Mức độ hủy diệt của Tsar Bomba gấp 3.000 lần quả bom Mỹ từng thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Nếu có một cuộc chiến tranh hạt nhân, nó sẽ làm thay đổi khí hậu và ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới. 

Vụ nổ khí methane 

Hiện tượng giải phóng khí methane từ lòng đất và đáy biển là một trong những lý thuyết mà các nhà khoa học đưa ra để giải thích cuộc Đại Tuyệt chủng (Great Dying) xảy ra cách đây khoảng 252 triệu năm, khiến 96% sự sống trên Trái Đất biến mất hoàn toàn.

6-moi-de-doa-co-the-cham-dut-nen-van-minh-nhan-loai-2

Miệng hố bí ẩn ở Siberia được tạo ra do một vụ nổ khí methane. Ảnh: Live Sience.

Nhiều người tin rằng, khí methane giải phóng rất chậm trong hàng triệu năm, tạo ra hiệu ứng nhà kính biến Trái Đất thành sa mạc. Nếu điều này xảy ra lần nữa, nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng lên từ 16°C đến hơn 30°C. Nhiệt độ cao làm tan chảy các chỏm băng trên núi cũng như băng ở hai cực, khiến nhiều khu vực bị ngập lụt. 

Tháng 3/2017, các nhà khoa học Nga phát hiện hơn 7.000 bong bóng chứa đầy khí methane ở bán đảo Yamal và Gydan thuộc Siberia. Nguyên nhân là do mùa hè ấm khác thường khiến lớp đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy, giải phóng khí methane tích tụ dưới lòng đất. 

Alexey Titovsky, giám đốc Sở khoa học Yamal, Nga, cho biết các bong bóng nói trên có thể phát nổ theo thời gian, giải phóng khí methane vào khí quyển, tạo ra những miệng hố khổng lồ. Nếu quá trình này tăng tốc, chúng ta có thể gặp rắc rối lớn.

Bão Mặt Trời

Mặt Trời đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất, nhưng hoạt động của nó có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến những công nghệ cao của con người. Các đợt phun trào Mặt Trời lớn có khả năng làm hỏng thiết bị điện tử, làm gián đoạn mạng lưới truyền thông và mạng lưới điện.

6-moi-de-doa-co-the-cham-dut-nen-van-minh-nhan-loai-3

Mặt Trời bùng phát những tai lửa rất lớn, gây nên hiện tượng bão từ. Ảnh: Gizmopod.

Các nhà khoa học tin rằng, bão Mặt Trời từng bào mòn và thổi bay bầu khí quyển của sao Hỏa trong quá khứ. Đây là nguyên nhân khiến nó từ một hành tinh nhiều nước, thích hợp với sự sống, trở thành môi trường khô hạn như hiện nay. Một số người lo ngại Trái Đất trong tương lai cũng có kết thúc giống hành tinh đỏ.

Hố đen

Sự tồn tại của hố đen từng được nhà vật lý Albert Einstein mô tả trong thuyết tương đối. Nó có thể hình thành từ những ngôi sao đã chết, khiến không gian và thời gian xung quanh bị bẻ cong. Hố đen là con quái vật tham lam, không thứ gì thoát khỏi lực hút của nó kể cả ánh sáng.

6-moi-de-doa-co-the-cham-dut-nen-van-minh-nhan-loai-4

Trái Đất bị hút bởi hố đen. Ảnh: NASA.

Các nhà khoa học cho rằng có nhiều hố đen tự do đang di chuyển ngoài không gian, rất có thể một ngày nào đó chúng sẽ đến hệ Mặt Trời. Khi Trái Đất đi qua chân trời sự kiện của hố đen, các nguyên tử sẽ bị tách rời và mọi vật chất tan biến thành tro bụi. Một số nhà khoa học lạc quan hơn cho rằng, Trái Đất sẽ bị hút vào một vùng không gian - thời gian khác và trở ra ở một vũ trụ hoàn toàn mới.

Kể từ khi Máy gia tốc hạt lớn (LHC) của Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu ở Thụy Sĩ đi vào hoạt động, nhiều người lo ngại nó sẽ tạo ra một hố đen nhỏ, hút Trái Đất vào trong và phá hủy tất cả. Tuy nhiên, giới khoa học đảm bảo rằng rủi ro trên không thể xảy ra vì chiếc máy gia tốc hạt không đủ mạnh. 

Siêu núi lửa

6-moi-de-doa-co-the-cham-dut-nen-van-minh-nhan-loai-5

Siêu núi lửa hoạt động có khả năng phá vỡ khí hậu toàn cầu. Ảnh: Gizmopod.

Một số núi lửa trên thế giới có khả năng phun trào cực mạnh, phá vỡ khí hậu toàn cầu và thách thức sự sống trên toàn thế giới. Bên dưới Công viên Quốc gia Yellowstone, Mỹ là một siêu núi lửa rộng từ 55 đến 72 km. Lần phun trào gần đây nhất của nó cách đây 640.000 năm. Ngọn núi lửa này phun trào sẽ tạo ra hai tỷ tấn axit sulfuric, đồng thời giải phóng nhiều tro bụi ngăn chặn ánh sáng Mặt Trời trong nhiều năm giống như mùa đông hạt nhân.

Lê Hùng

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment