Sunday, November 19, 2017

Gương hai chiều: Chuyện chàng quân nhân 8 năm dạy chữ cho trẻ em biển đảo

TRẦN BÌNH PHỤC – NGƯỜI QUÂN NHÂN CẦN MẪN SUỐT 8 NĂM DẠY CHỮ CHO TRẺ EM NGOÀI HẢI ĐẢO


Đặt chân lên đảo Hòn Chuối (trực thuộc tình Cà Mau) để cứu hộ người dân sau trận tàn phá dữ dội của cơn bão LinDa năm 1997, thượng úy Trần Bình Phục đã quá xót xa khi nhìn thấy những đứa trẻ trên đảo lem luốc, nhặt lấy nhặt để những gì có trên đường để ăn và đều không biết chữ.

Đảo Hòn Chuối là một hòn đảo chỉ toàn đá và rất ít cây, đến tận bây giờ người dân vẫn chưa có điện và nước ngọt và ở đây “nước chính là máu”, Thượng úy ngậm ngùi chia sẻ.

Một hòn đảo tồn tại với 5 không: Không đường xá, không trường học, không trạm, không điện và không nước, tồn tại mỗi ngày mạnh khỏe là một điều may mắn chứ học hành thì đó là một thứ quá xa xỉ đối với những đứa trẻ nơi đây. Không thể chấp nhận nhìn những đứa bé với tương lai đầy mịt mờ như vậy, Thượng úy quyết tâm xin các chỉ huy để có thể dạy chữ cho những đứa trẻ ở đây.

Với ba đời người dân trên đảo không biết chữ, việc đưa con chữ đến cho các em quả là một điều không phải dễ dàng vì chúng chỉ cần đi làm rồi kiếm ít tiền để có thể phụ giúp gia đình trang trải cuộc sống mỗi ngày.

Suốt 1 năm đầu tiên là quãng thời gian khó khăn để có thể khuyến khích tụi nhỏ đi học, thầy Trần Bình Phục đã kiên trì “dụ dỗ” để đưa chúng đến trường. Tâm sự với Trấn Thành những trường hợp cá biệt, bản thân Thầy đã đội mưa chạy xuống núi để tìm kiếm cậu học trò nhỏ bỏ ngang việc học để đi câu cá kiếm tiền lo cho gia đình.

Không muốn để bọn nhỏ lớn lên với một tương lai chỉ toàn màu xám, Thầy quyết tâm đồng hành cùng với cậu học trò nhỏ mỗi buổi câu cá để lắng nghe và thấu hiểu. Tình cảm của Thầy đã cảm hóa được cậu bé và được minh chứng bằng câu nói ngây ngô mà đầy tình cảm “Thầy ơi cho con đi học lại nhé”.

CHUYỆN CHÀNG KỸ SƯ ĐIỆN MANG CON CHỮ ĐẾN NHỮNG MIỀN NÚI XA XÔI

Là một kỹ sư điện tại thành phố Đà Nẵng, Nguyễn Bình Nam trong một lần tham gia chương trình “Tết ấm vùng cao” tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, bản thân đã không kiềm nỗi được sự xúc động khi nhìn thấy những trường học cho trẻ em ở đây cực kỳ khó khăn và thiếu thốn.

Những vách mái lợp tạm bằng tôn, trần nhà chỗ lồi chỗ thụt, bàn ghế là những miếng gỗ đóng tạm bợ nhưng vẫn có đủ học sinh ngồi ngay ngắn chăm chú nghe giảng, giáo viên ở nơi đây cũng cực kỳ ít ỏi, chỉ với 1 thầy và 1 cô chia bảng để dạy các em.

Trăn trở với những hình ảnh đấy cứ hiện ra trong đầu, thay vì cứ tặng cho bà con vùng cao những món quà Tết động viên tinh thần thì sẽ không phát triển được xa hơn, Bình Nam cùng đồng đội tạo ra một nơi để trẻ em nơi đây có 1 nơi học hành ấm áp hơn vì anh nghĩ “chỉ có giáo dục tốt mới phát triển được mảnh đất và con người ở đấy”.

Bắt đầu từ điểm trường Nước Ui tại xã Trà Mai, tỉnh Quảng Nam, dự tính làm 1 ngôi nhà cấp 4 tầm khoảng 40 đến 50 triệu, ròng rã suốt 2 tháng trời vì những cơn mưa rừng khắc nghiệt cộng thêm những điều kiện khó khăn của vùng núi, không điện đèn, đường đi gian nan vất vả, vận chuyển khó khăn, chi phí đã tăng lên đến gần 200 triệu.

Số tiền thâm hụt lên đến gần 40 triệu nhưng may mắn thay, Bình Nam và đồng đội được sự hỗ trợ hết mình từ lãnh đạo huyện sau những vất vả đã trải qua.


Được sự ủng hộ và lan tỏa rộng rãi, những công trình đem lại một nơi học hành khang trang, tốt đẹp hơn tại những vùng núi xa xôi, hẻo lánh của chàng kỹ sư lại được tiến xa hơn.

Ẩn giấu trong ánh mắt chứa đầy sự tự hào, Bình Nam chia sẻ thầy cô ở nơi đây cũng chính là những động lực khiến anh thêm cố gắng mỗi ngày. Có những thầy tuổi còn thanh xuân vẫn chấp nhận đóng góp công sức của mình vì tương lai của bọn trẻ vùng cao, có thầy thì nghèo đến nỗi ký nợ 20 nghìn với dân bản vì mua xăng chở mình xuống núi.

Một trong những kỷ niệm khiến anh nhớ mãi chính là cô gíao trẻ đang mang thai mà vẫn cống hiến sức mình để lên tận vùng núi xa xôi “gieo chữ”, trong một đêm cô bị động thai, anh và các thanh niên trong bản đã khiêng võng đi bộ trên những con đường đá sỏi xuống dưới đồng bằng tận 25 cây số suốt 6 tiếng đồng hồ để tìm bệnh viện giúp đỡ.

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment