Không tắm khi ốm khiến trẻ càng mệt mỏi
Khi trẻ bị ốm, nhiều bậc phụ huynh cho rằng cần tránh tắm cho trẻ. Thậm chí nhiều người cho con đi tiêm phòng xong cũng "kiêng nước kiêng gió" vài ngày. Theo bác sĩ Nguyễn Phạm Ý Nhi, Phó giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), Trưởng khoa Nhi, sự kiêng cữ đó là không cần thiết, thậm chí không tốt.
Bởi da không chỉ bao bọc cơ thể mà còn có chức năng bài tiết, các chất độc cũng thải một phần qua da. Vì thế, làn da luôn cần được giữ vệ sinh sạch sẽ. Đối với trẻ nhũ nhi, điều này càng quan trọng vì da trẻ còn non, sức đề kháng lại chưa hoàn chỉnh nên rất dễ viêm nhiễm. Nếu kiêng tắm, trẻ ngứa ngáy khó chịu sẽ dễ nổi mẩn, hăm, hoặc gãi gây trầy xước và viêm da.
Sự ngứa ngáy sẽ khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi và lâu khỏi bệnh hơn. Bác sĩ Nhi cũng cho biết, việc tắm đúng cách không hề tác động xấu đến sức khỏe của trẻ đang ốm, lại càng không ảnh hưởng gì đến những trẻ mới tiêm phòng. Tại khoa Nhi Bệnh viện Xanh Pôn, nhân viên y tế vẫn tắm cho các bệnh nhân, thậm chí bị bệnh nặng. Ở nước ngoài, chẳng hạn như Nhật Bản, các em bé đang thở máy cũng được y bác sĩ tắm. Y khoa cho rằng chỉ cấm tắm trong trường hợp bệnh nhân bị choáng hoặc đa chấn thương, cần cố định cơ thể.
Cách tắm cho trẻ khi bị ốm
Chuẩn bị phòng tắm kín gió, nhiệt kế, thau nước ấm, khăn to để lau người.
Đầu tiên cần cặp nhiệt độ trước khi tắm cho trẻ sơ sinh. Pha nước tắm thấp hơn nhiệt độ của bé 2⁰C. Tức là nếu bé 39⁰C thì mẹ pha nước với nhiệt độ là 37⁰C. Tắm cho bé từ đầu xuống chân và chỉ tắm trong 5 phút. Sau khi tắm xong, lau khô và mặc quần áo thoáng mát cho bé.
Sau khi tắm, không nên ra ngoài trời ngay sau đó (nếu trời lạnh).
Các loại thảo dược nên dùng để tắm cho bé
Các loại thảo dược này đều có chứa chất kháng sinh, giúp trừ phong, tiêu viêm, sát trùng và kháng khuẩn. Tuy nhiên, mẹ không nên tắm lá cho con khi da bé đang bị tổn thương như trầy xước, sưng tấy. Lúc này, da đã mất đi lớp màng bảo vệ, nguy cơ nhiễm khuẩn từ lá tắm sẽ tăng lên và gây nguy hiểm cho con.
Những ngày thời tiết chuyển mùa, nên nấu một nồi nước tắm cho bé như sau:
Nguyên liệu: 3 lít nước, 50 g gừng, 100 g sả, 50 g ngải cứu, 50 g tía tô, 50 g kinh giới, một nhúm muối nhỏ
Cách nấu: Rửa sạch ngải cứu, tía tô, kinh giới, ngâm nước muối loãng để loại bỏ tạp chất. Gừng, sả rửa sạch, đập dập. Cho tất cả vào nồi cùng với 3 lít nước sạch. Bạn đun sôi rồi bỏ thêm một nhúm muối nhỏ, vặn nhỏ lửa, để sôi khoảng 10 phút.
Lấy nước nóng khoảng 50-60 độ vào chậu cho bé ngâm chân, massage lòng bàn chân và ấn vào huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân để phòng ngừa, trị các bệnh như viêm phế quản, ho, sổ mũi.
Ngâm chân xong, mẹ nên cho bé đi tắm ngay, thao tác nhanh để tránh làm hạ nhiệt, đặc biệt chú ý những vùng có ngấn (cổ, nách, háng, khuỷu tay, khuỷu chân, vùng kín) phải lau cẩn thận hơn.
Mẹ phải đảm bảo rửa sạch lá tắm, ngâm qua nước muối loãng trước khi nấu để loại bỏ vi khuẩn, các loại sâu ngứa và lông tơ trên lá, tránh gây kích ứng làn da non nớt của bé. Bỏ qua bước này, việc tắm lá có thể phản tác dụng, khiến bé bị nhiễm trùng. Không nên lạm dụng các loại lá như tắm liên tục, đun quá đặc, vắt nhiều chanh vào nước tắm. Trong trường hợp thấy da con có dấu hiệu kích ứng, cần ngừng tắm lá và hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Một số lưu ý thêm cho cha mẹ:
- Không nên ủ ấm cho trẻ, bé nên mặc quần áo mỏng, thoáng mát để mồ hôi không thấm ngược vào trong gây bệnh.
- Cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn trước khi tắm để tránh bé bị lạnh.
- Tuyệt đối không dùng nước lạnh, cồn, dấm hoặc pha thêm dầu vào nước để tắm cho trẻ sơ sinh hoặc lau người cho bé.
- Tuyệt đối không vắt chanh, đổ thuốc vào miệng khi trẻ đang co giật để tránh bé bị ngạt thở.
- Không nên thoa dầu gió, vì dầu làm tăng tiết mồ hôi khiến thân nhiệt tụt xuống đột ngột.
- Cho bé uống nước, đề phòng bé bị mất nước do đổ mồ hôi.
- Bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C và vitamin nhóm B cho bé.
- Vệ sinh mũi cho bé, tránh chất nhờn và dịch làm tắc nghẽn đường thở của bé
No comments:
Post a Comment