Những năm gần đây, bên cạnh các phương pháp làm trắng răng, niềng răng, tiểu phẫu để chỉnh răng cho đều hơn, bọc răng sứ đã trở nên quen thuộc với người Việt.
Hà Lade từng trực tiếp chia sẻ hình ảnh của mình trong quá trình mài răng và bọc răng sứ. |
Ngay cả các diễn viên, người đẹp nổi tiếng cũng nhờ cậy phương pháp này khi không hài lòng với hàm răng khấp khểnh, thiếu trắng sáng của mình. Đây là sự lựa chọn hàng đầu, có thể đem lại nụ cười hoàn hảo, rạng ngời một cách nhanh chóng nhất cho chủ nhân.
Thực chất bọc răng sứ chỉ là cách nói theo dân gian. Cách gọi chính xác của phương pháp này là phục hình răng. ThS.BS Nguyễn Vũ Trung thông tin trên báo Sức khoẻ & Đời sống, phục hình răng gồm có tháo lắp và cố định nhưng đối với bọc răng sứ thì đó là phục hình răng cố định. Đối tượng phục hình răng cố định trong nhóm này có thể là nam, nữ, già, trẻ… đang gặp các vấn đề răng miệng như:
- Răng mang nhiều khiếm khuyết không mong muốn: Răng thưa, hô, móm nhẹ do bẩm sinh hoặc do sự phát triển lệch lạc của hàm răng.
- Răng bị sứt mẻ, vỡ nhiều do sâu, ăn nhai vật cứng. Răng đã điều trị tủy, răng bị xỉn màu do nhiễm Tetracyline, không đều màu, mòn men…
- Hàm răng không đẹp, không mang lại may mắn, thuận lợi trong công việc, trong cuộc sống (theo quan niệm nhân tướng học và ý kiến của bệnh nhân – cảm thấy ko tự tin với hàm răng của mình).
Trên thực tế, đã có nhiều bệnh nhân đến gặp bác sĩ nha khoa và chia sẻ, họ muốn thay đổi “bộ nhai” cho đẹp hơn, thay đổi tướng mạo hy vọng công việc và cuộc sống thuận lợi hơn.
Các chuyên gia cho hay, theo nghiên cứu từ lâu, vật liệu phục hình răng không gây hại cho sức khỏe của con người. Hiện có rất nhiều loại răng sứ trên thị trường, chẳng hạn như răng thép cẩn sứ, răng Titan cẩn sứ, răng sứ không kim loại, răng sứ kim loại quý… giá thành giao động từ 1 triệu đồng đến 7 triệu đồng/ răng. Ngoài ra, răng sứ thường được bảo hành tùy theo vật liệu làm nên nó khoảng từ 2 - 8 năm.
Nếu có ý định bọc răng sứ, lời khuyên dành cho bạn là nên đến khám tại những cơ sở tin cậy, có bảo hành. Chỉ như vậy, bạn mới sở hữu hàm răng đẹp nhất, với những chiếc răng hợp lý cả về chất lượng cũng như giá thành. Đồng thời, theo thông tin trên tờ Trí Thức Trẻ, bạn cũng nên hiểu rõ 2 mặt lợi, hại mà “nụ cười răng sứ” đem lại:
Ưu điểm của bọc răng sứ
Như đã nói ở trên, phương pháp làm răng này rất tối ưu bởi nó khắc phục được rất nhiều trường hợp gặp vấn đề về răng, có thể thực hiện trong thời gian rất nhanh, mang lại một hàm răng trắng đẹp tự nhiên.
Theo bác sĩ Lê Thị Hải Châu (tốt nghiệp chuyên ngành Răng Hàm Mặt tại bệnh viện Y khoa Nga), răng sứ có độ bền khá cao. Các bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng cẩn thận, tránh cắn hoặc nhai các vật quá cứng thì sẽ không xảy ra vấn đề gì.
Nhược điểm của bọc răng sứ
- Khi bọc răng sứ, độ nhạy cảm của răng giảm đi, việc cảm nhận thức ăn, đồ uống sẽ không còn như trước nữa.
- Răng dễ tổn thương hơn, nhất là khi ăn các đồ ăn cứng hoặc bị va đập.
- Khi làm răng sứ, có thể răng của bạn sẽ bị ê buốt, điều này còn tuỳ thuộc vào tay nghề của bác sĩ và công nghệ thực hiện bọc răng. Tuy nhiên, theo chia sẻ của nhiều người đã thực hiện bọc răng sứ, phương pháp này không gây đau như họ tưởng tượng.
- Trong một số trường hợp, do yêu cầu về mặt thẩm mỹ, quá trình mài có thể chạm đến tuỷ răng, buộc phải lấy tuỷ, khi đó răng sẽ không còn khoẻ như trước.
N.H(Tổng hợp)
No comments:
Post a Comment