Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân. Người bị thủy đậu nếu không được chăm sóc và chữa trị đúng cách có thể bị biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân của bệnh thủy đậu
Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi. Ngoài ra, khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.
Triệu chứng của thủy đậu
Khi khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo động…
Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 - 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước.
Sau đó cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 - 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100 - 500 nốt. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 - 5 ngày. Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 - 10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ.
Cách chăm sóc khi trẻ bị mắc thủy đậu
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Khi bị thuỷ đậu, nhiễm trùng là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện chủ yếu là nhiễm trùng da. Khi lên những nốt đỏ, trẻ hay bị ngứa thường gãi làm nốt đậu bị vỡ, trầy xước da khiến vi trùng bên ngoài dễ dàng xâm nhập làm lên mủ và sẽ để lại sẹo lõm. Nặng hơn, vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu, gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não… rất nguy hiểm, có thể khiến người bệnh bị tử vong.
Nhiều người cho rằng khi bé bị thuỷ đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ là một sai lầm. BS Lộc cho biết, có rất nhiều trường hợp do không giữ vệ sinh sạch sẽ khiến trẻ bị biến chứng nhiễm trùng.
Không nên kiêng nước, kiêng gió
Rất nhiều phụ huynh cho rằng khi bé bị thuỷ đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ nhưng đó lại là một sai lầm. Bởi đã có rất nhiều trường hợp do không giữ vệ sinh sạch sẽ khiến trẻ bị biến chứng nhiễm trùng.
Do vậy trong trường hợp này, các bậc phụ huynh có thể dùng dùng lá ổi, lá đắng rửa sạch đun sôi để hơi âm ấm, rồi dùng khăn xô mỏng mềm nhúng nước lau người nhẹ nhàng cho trẻ. Khi tắm cho trẻ cần phải rất nhẹ nhàng, tuyệt đối không để nốt đậu bị trợt, bể nước, vì nếu nước trong nốt đậu lan đến đâu là mụn nước đến đó, chỉ trong vòng 1 – 2 ngày là lên khắp cả người.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Theo lời khuyên của các bác sĩ thì trong suốt thời kỳ bị bệnh, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn những đồ dễ tiêu, thức ăn mềm, lỏng, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả không nhất thiết phải kiêng gì trừ khi trẻ bị dị ứng với loại thực phẩm nào đó.
Một trong những điểm lưu ý đối với các mẹ là nên cho trẻ ăn đồ loãng, uống nhiều nước để bù nước do trẻ bị mất nước khi mụn vỡ, trợt.
Cần phải cách ly
Theo các bác sĩ thì bệnh thuỷ đậu rất dễ lây qua đường hô hấp và lây lan do tiếp xúc với mụn nước hoặc các dụng cụ sinh hoạt có chứa siêu vi trùng này. Muốn điều trị nhanh chóng, đầu tiên phải cách ly người bệnh. Dù chỉ xuất hiện vài nốt đậu cũng phải cách ly với tất cả các trẻ khác, ngay cả người lớn chưa bị bệnh cũng vậy.
Vệ sinh nơi ở cho trẻ
Khi trẻ bị thủy đậu cần phải vệ sinh phòng, giường chiếu, ga đệm sạch sẽ. Giữ trẻ nằm trong phòng kín gió nhưng không được ẩm thấp và cần nhớ luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhắc trẻ không được gãi vỡ nốt đậu, tốt nhất nên cắt ngắn móng tay của trẻ.
Cần phải vệ sinh răng miệng
Việc chú ý giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng, súc miệng bằng nước sát trùng cũng là một điều cần thiết khi trẻ bị thủy đậu đấy nhé.
No comments:
Post a Comment