Thursday, November 2, 2017

Nguy cơ rò rỉ phóng xạ khi hầm thử hạt nhân Triều Tiên sụp đổ

nguy-co-ro-ri-phong-xa-khi-ham-thu-hat-nhan-trieu-tien-sup-do

Vị trí bãi thử hạt nhân Punggye-ri, Triều Tiên. Ảnh: WIkipedia.

Thông tin về vụ sập hầm ở bãi thử hạt nhân của Triều Tiên gây ra những lo ngại về khả năng xảy ra rò rỉ phóng xạ quy mô lớn và thảm họa môi trường, News.com.au hôm nay đưa tin.

Khoảng 100 người được cho là đã thiệt mạng trong vụ sập hầm tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri và thêm 100 người có thể chết trong lúc cố cứu những người mắc kẹt khi vụ sập thứ hai xảy ra, theo đài truyền hình Asahi của Nhật.

Vụ sập xảy ra vào ngày 10/10, dường như là kết quả của vụ thử hạt nhân hôm 3/9 của Triều Tiên, theo đài truyền hình Nhật. Hiện Triều Tiên vẫn chưa lên tiếng xác nhận sự việc.

Sau vụ thử hạt nhân lần thứ sáu này, giới khoa học đã cảnh báo rằng núi Mantap tại bãi thử Punggye-ri có thể sụp đổ và giải phóng những đám mây bụi phóng xạ khổng lồ nếu Triều Tiên tiến hành thêm bất cứ vụ thử hạt nhân nào nữa tại đây.

"Dựa vào việc phân tích các ảnh chụp vệ tinh, chúng tôi cho rằng có một hố sụp khoảng 60-100 m dưới chân núi Mantap ở bãi thử Punggye-ri", Nam Jae-cheol, lãnh đạo Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc, phát biểu.

Hàn Quốc phát hiện một vài trận động đất nhẹ xảy ra gần phía đông bắc núi Mantap, nơi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 6 và cũng là lần mạnh nhất. Các chuyên gia cảnh báo khu vực này đang rất bất ổn và không nên tiến hành thử hạt nhân thêm.

Sập hầm thử hạt nhân Triều Tiên có thể gây thảm họa môi trường

 Quả bom Triều Tiên thử hôm 3/9 gây động đất 6,3 độ Richter. Video: Next.

Ảnh chụp vệ tinh cho thấy vụ thử hạt nhân hồi tháng 9 gây sạt lở đất ở khu vực xung quanh núi Mantap, Lee Won-Jin, nhà nghiên cứu khí tượng Hàn Quốc nhận xét. Wang Naiyan, cựu chủ tịch Hiệp hội Hạt nhân Trung Quốc, sau đó cũng cảnh báo về thảm họa môi trường nghiêm trọng nếu vụ sập núi xảy ra.

"Chúng tôi dùng từ 'tốc mái'. Nếu ngọn núi sụp đổ và lỗ hổng xuất hiện, nhiều thứ tồi tệ sẽ tràn ra. Một quả bom 100.000 tấn là loại bom tương đối lớn. Chính phủ Triều Tiên nên ngừng thử bom hạt nhân bởi các vụ thử nghiệm không chỉ đe dọa người dân nước này mà cả những nước khác, đặc biệt là Trung Quốc", Wang nói.

Tiến sĩ Peter Layton tại Viện Châu Á Griffith, Đại học Griffith đồng tình với quan điểm của Wang Naiyan. "Các vụ thử hạt nhân trước đó có thể đã khiến ngọn núi kém ổn định. Hơn nữa, ông Wang cũng nói Triều Tiên đào hầm xuyên qua sườn núi chứ không phải hướng xuống dưới, nghĩa là các vụ nổ xảy ra cách mặt đất khá nông", Layton giải thích.

Ông cũng cho rằng việc Triều Tiên đào đường hầm mới là để tiếp tục tiến hành một cuộc thử bom nhiệt hạch lớn hơn, và những lo ngại về phóng xạ hoàn toàn có cơ sở. "Tôi nghĩ khi số bụi lắng xuống, chúng sẽ ảnh hưởng hàng chục kilomét xung quanh. Sau đó mưa sẽ cuốn trôi chúng xuống biển. Khu vực nhiễm phóng xạ có thể vẫn nguy hiểm trong vài thập kỷ tới", Layton nhận định.

nguy-co-ro-ri-phong-xa-khi-ham-thu-hat-nhan-trieu-tien-sup-do-1

Tình trạng sạt lở đất xảy ra sau vụ thử hạt nhân tháng 9. Ảnh: News.com.au.

Vụ thử hạt nhân hôm 3/9 gây ra đợt sóng xung kích có cường độ bằng một trận động đất 6,3 độ, nghĩa là quả bom có thể mạnh tương đương 120.000 tấn thuốc nổ TNT. Một vụ động đất thứ hai xảy ra ngay sau đó vài phút.

Các nhà địa vật lý cho rằng sức công phá từ vụ nổ đã phá hủy đất đá bên trong đường hầm, khiến chúng sụp xuống và tạo ra một hốc lớn trong lòng núi Mantap. Ảnh chụp vệ tinh cũng cho thấy vụ nổ gây sạt lở đất nghiêm trọng xung quanh bãi thử, theo trang mạng 38 North chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên.

Thu Thảo

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment