Thursday, November 2, 2017

Ngọn lửa dưới lòng đất cháy suốt 59 năm ở Trung Quốc

Ngọn lửa dưới lòng đất cháy suốt 59 năm ở Trung Quốc

Ngọn lửa cháy liên tục ở ngôi làng thuộc tỉnh Trùng Khánh, Trung Quốc. Video: National Geographic. 

Bảy hoặc tám ngọn lửa thường xuyên bốc lên từ mảnh đất rộng 4 m2 ở một ngôi làng thuộc quận Trường Thọ, thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, National Geographic hôm qua đưa tin. Bất kể thời tiết, khoảnh đất bốc cháy quanh năm. Người dân địa phương đổ xô đến đây hai lần một ngày để đun sôi nước, mỗi lần đun chỉ mất khoảng 5 phút.

"Gỗ đốt từng rất đắt đỏ trong quá khứ và đôi khi, chúng tôi phải đi tới khu vực đồi núi phía tây để mang những bó củi về. Nhưng chỗ này thuận tiện hơn. Chúng tôi tới đây với xoong nồi đun nấu và xếp hàng để luộc khoang lang và rau dền", CCTV+ dẫn lời, Wang Mantang, một cư dân trong làng.

ngon-lua-duoi-long-dat-chay-suot-59-nam-o-trung-quoc

Dân làng dùng ngọn lửa để đun nước, nấu ăn. Ảnh: National Geographic.

Những ngọn lửa dưới lòng đất xuất hiện trên khắp thế giới, từ nơi có thời tiết ấm áp như Trung Quốc đế các vùng lạnh lẽo hơn như Siberia. Mỹ cũng có một ngọn lửa cháy vô tận nằm ở Centralia, Pennsylvania, bắt đầu cháy cách đây 50 năm. Những ngọn lửa này được đốt lên bởi sét, do con người đánh lửa, khai thác mỏ hoặc tự bùng phát. Một khi đã bốc cháy, ngọn lửa có thể cháy liên tục suốt nhiều thập kỷ.

"Thông thường chúng khá giống nhau, còn nguyên nhân gây ra ngọn lửa có thể khác biệt", Anupma Prakash, giáo sư địa vật lý ở Đại học Alaska tại Fairbanks, cho biết. "Sau khi ngọn lửa bắt đầu cháy, vấn đề tương tự nhau trên khắp thế giới".

Than đá thường là thủ phạm gây ra những ngọn lửa dưới lòng đất ở Trung Quốc. Quốc gia sản xuất than đá này có 62 ngọn lửa cháy liên tục nằm rải rác ở miền bắc. Mảnh đất cháy ở Trùng Khánh ra đời cách đây 59 năm khi một đội khai thác dầu khoan một giếng khí tự nhiên tại khu vực. Những công nhân bỏ lại giếng khí gần như chưa khám phá. Giếng khí giải phóng khí gas còn sót lại, trở thành nguồn nguyên liệu cho những ngọn lửa từ sau đó.

Những người dân làng ở Trùng Khánh tìm ra cách sử dụng ngọn lửa theo hướng có lợi là phục vụ nấu ăn. Tuy nhiên, tác hại do chúng gây ra có thể lớn hơn nhiều so với lợi ích. "Do những ngọn lửa ở dưới lòng đất, chúng đang 'ăn cạn' than đá. Bị dồn nén bởi áp lực, khoảng đất có thể sụp đổ thành các hố tử thần, cuốn theo những ngôi nhà và hút thêm càng nhiều khí oxy để tiếp thêm nhiêu liệu cho ngọn lửa. Điều này có thể dẫn tới địa hình gồ ghề không bằng phẳng và những ổ gà", Prakash giải thích.

Với lòng đất rỗng, những vết nứt có thể hình thành trên bề mặt. Ở nơi đâu có lửa, ở đó có khói, một hỗn hợp độc hại của carbon monoxide, lưu huỳnh dioxide và bụi than đá cuộn lên, làm ô nhiễm không khí. Khói không chỉ khiến biến đổi khí hậu trở nên nghiêm trọng hơn do làm tăng khí nhà kính trong khí quyển, mà còn có hại cho sức khỏe.

"Khói phủ khắp vùng. Tình trạng đó thực sự không tốt cho cơ thể. Hãy tưởng tượng việc phải hút khói 24/7 quanh năm", Prakash nói.

Theo Prakash, có thể khống chế những ngọn lửa. Mọi ngọn lửa đều cần ba yếu tố là nhiên liệu, khí oxy và nhiệt lượng. Nếu có thể triệt tiêu một trong ba yếu tố, con người có thể dập tắt lửa. Một số cộng đồng xử lý lửa cháy dưới lòng đất bằng cách đổ hỗn hợp nước và than bùn lên trên. Các nơi khác sử dụng đất sét trương nở để chặn nguồn khí oxy và làm lửa tắt. Nitơ lỏng cũng được dùng để dập lửa dưới lòng đất.

Phương Hoa 

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment