Tượng gỗ Shigir được trưng bày ở bảo tàng Nga. Video: YouTube.
Nhóm nghiên cứu do Natalia Vetrova, giám đốc Bảo tàng tỉnh Sverdlovsk ở Nga, phân tích toàn diện và phát hiện tượng gỗ Shigir có niên đại 11.500 năm, lâu đời hơn nhiều so với suy đoán trước đây, chứng tỏ cấu trúc được tạo ra ngay sau kỷ Băng hà cuối cùng. Niên đại của tượng gỗ Shigir lâu hơn gấp đôi so với Đại kim tự tháp Ai Cập xây vào năm 2.250 trước Công nguyên.
Kết quả xác định niên đại cũ không đáng tin cậy do chỉ dựa vào hai mảnh từ tượng gỗ. Những người thợ đào vàng phát hiện bộ phận thuộc về cấu trúc dài mang tên tượng gỗ Shigir năm 1894. Nhưng tới cuối thập niên 1990, tức gần 100 năm sau, các nhà nghiên cứu mới tiến hành xác định niên đại bằng đồng vị carbon và nhận thấy cấu trúc này khoảng 9.900 năm tuổi, khiến nó trở thành tác phẩm điêu khắc bằng gỗ lâu đời nhất trên thế giới.
Không chỉ tìm ra chính xác thời điểm cấu trúc ra đời, nhóm của Vetrova còn tìm thấy một bộ mặt chưa từng thấy được khắc trên tượng gỗ, theo Thomas Terberger, nhà khảo cổ học ở Cơ quan Di sản bang Lower Saxony tại Hannover, Đức, đồng tác giả nghiên cứu cho biết. Các nhà nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu tác phẩm khắc trên gỗ thông sau khi tượng gỗ được tìm thấy ở đầm lầy than bùn Shigir trên dãy núi Ural tại Nga. Khi ghép các mảnh vỡ, tượng gỗ hình người cao 5 mét.
Một số mảnh vỡ bị thất lạc, do đó hiện nay, tượng gỗ trưng bày ở Bảo tàng tỉnh Sverdlovsk chỉ cao khoảng 3,4 mét, Terberger cho biết. "Khi tôi ghé thăm Bảo tàng tỉnh Sverdlovsk lần đầu tiên, tôi hoàn toàn bất ngờ khi trông thấy cấu trúc bằng gỗ lớn ở gian trưng bày. Nếu tới gần tượng gỗ, bạn sẽ thấy phần thân của nó được trang trí bằng hình khối và vài hình mặt người nhỏ", Terberger chia sẻ.
Hai mươi năm sau khi tượng gỗ được phát hiện, nhà nghiên cứu Vladimir Yakovlevich Tolmachev vẽ hình tượng gỗ ghi chú 5 gương mặt trên cấu trúc. Năm 2003, gương mặt thứ sáu giống động vật với chiếc mũi hình chữ nhật được nhà nghiên cứu Svetlana Savchenko phát hiện.
Năm 2014, tượng gỗ một lần nữa gây bất ngờ cho nhóm nghiên cứu khi Savchenko và trưởng nhóm Mikhail Zhilin ở Viện Khảo cổ học Moscow, tìm thấy gương mặt thứ bảy ẩn trên gỗ thông. Bức tượng gỗ có thể là bằng chứng về nghệ thuật chế tác của những người săn bắt, hái lượm và đánh bắt cá ở lục địa Âu - Á đầu thời Đồ đá giữa.
No comments:
Post a Comment