Hiệu ứng Nhẫn kim cương trong sự kiện nhật thực toàn phần hôm qua do Đài thiên văn Slooh ghi lại. Ảnh: Space.com. |
Theo Alpo Astrology, hiệu ứng Nhẫn kim cương diễn ra ở thời điểm kết thúc pha một phần để bắt đầu pha toàn phần, cũng như khi kết thúc pha toàn phần để về lại pha một phần. Những chùm ánh sáng cuối cùng từ Mặt Trời đi tới vùng lõm ở rìa ngoài cùng của Mặt Trăng và được phản chiếu lại, tạo thành viên kim cương ở mặt nhẫn. Cùng lúc, vành nhật hoa (vùng khí quyển bao quanh Mặt Trời) trở nên rõ ràng giữa nền trời đen, tạo nên vòng nhẫn phát sáng xung quanh mép Mặt Trăng. Cảnh tượng này chỉ kéo dài trong khoảng một giây.
Hiệu ứng Chuỗi hạt Baily trong sự kiện nhật thực toàn phần năm 2008. Ảnh: Mr Eclipse. |
Ngay sau đó, chùm ánh sáng Mặt Trời bị che khuất bởi các đặc trưng địa hình trên Mặt Trăng như núi, miệng hố, thung lũng, dẫn đến vòng nhẫn bị đứt đoạn và chia thành nhiều hạt ánh sáng. Hiệu ứng này được đặt tên là Chuỗi hạt Baily theo nhà thiên văn học Francis Baily, người đầu tiên đưa ra giải thích chính xác cho hiện tượng vào năm 1836. Hiệu ứng Chuỗi hạt Baily có thể diễn ra trong 1 - 2 phút.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên quan sát hiệu ứng Nhẫn kim cương và Chuỗi hạt Bailey bằng mắt thường bởi trong cả hai trường hợp, tia bức xạ trong quang quyển Mặt Trời có thể gây hại cho mắt.
Phương Hoa
No comments:
Post a Comment