Tuesday, May 22, 2018

Dầu tràm bán tràn lan chỉ có 20-30% là tinh dầu nguyên chất

Theo chuyên gia, xu hướng chung là rất nhiều mẹ sử dụng tinh dầu trong quá trình chăm sóc con nhưng nếu dùng tinh dầu không đủ tiêu chuẩn để chăm sóc con sẽ rất nguy hiểm.

Lâu nay, không ít ông bố, bà mẹ vẫn dùng tinh dầu để bảo vệ sức khỏe cho con trẻ. Tuy nhiên, dược sĩ Nguyễn Thị Hường (Hà Nội) đã từng chứng kiến một bé gái mới khoảng 6 tháng tuổi bị bỏng khi sử dụng tinh dầu tràm.

Theo đó, mẹ bé gái này mua một lọ tinh dầu tràm được cho là nguyên chất ở trên mạng, sau đó bôi nó lên lòng bàn chân, bàn tay và vùng ngực của con gái nhằm giữ ấm cơ thể.

Sau gần 1 tuần sử dụng, bé gái có biểu hiện rát đỏ bàn tay và vùng ngực cũng bị phồng rộp. Sau khi đi khám, bác sĩ khuyên ngừng sử dụng dầu tràm và kết hợp dùng thuốc da liễu, nhờ đó cháu bé dần trở lại trạng thái bình thường.

“Xu hướng chung là rất nhiều mẹ sử dụng tinh dầu trong quá trình chăm sóc con nhưng nếu dùng tinh dầu không đủ tiêu chuẩn để chăm sóc con sẽ rất nguy hiểm”, dược sĩ Hường thông tin.

Sức khỏe - Dầu tràm bán tràn lan chỉ có 20-30% là tinh dầu nguyên chất

Dược sĩ Nguyễn Thị Hường.

Dùng tinh dầu nguyên chất để phòng ngừa một số bệnh là không sai. Sử dụng tinh dầu nguyên chất mang lại nhiều lợi ích trong quá trình chăm sóc như phòng chống các bệnh đường hô hấp, cảm cúm do mùa hay dị ứng thời tiết, đầy bụng, khó tiêu. Nhưng nếu sử dụng tinh dầu không nguyên chất không những không có tác dụng trị liệu cho những bệnh trên mà còn gây ra những hệ lụy trông thấy. Ví dụ như chúng ta tinh dầu nguyên chất bị pha loãng sẽ làm bỏng da em bé vì da em bé rất mỏng và dễ kích ứng

Biểu hiện thường thấy với những tình trạng bỏng tinh dầu sẽ làm đỏ rát vùng xoa tinh dầu lên, nặng hơn có thể gây ra những mụn nổi li ti trên bề mặt da.

Khi phát hiện trẻ bị bỏng hoặc phồng rộp do sử dụng tinh dầu, nhiều người thường cho trẻ ra vòi nước xả và rửa. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Bởi lẽ, bản chất tinh dầu không tan trong nước, nên khi rửa bằng nước lã nó vẫn còn bám trên bề mặt da.

Các mẹ theo dõi trong những trường hợp thấy con kêu rát, bỏng ngứa thì việc đầu tiên phải ngừng sử dụng tinh dầu. Đồng thời, các phụ huynh cần dùng một số loại dầu nền như, dầu ô lưu, dầu dừa thoa nhẹ trên bề mặt thì sẽ sạch.

Để chọn được loại tinh dầu nguyên chất, không pha tạp, dược sĩ Hường cho hay, chúng ta nên lựa chọn các sản phẩm uy tín của các hãng lớn, được nhiều người tin dùng: “Để chắc chắn nhất, khi mua sản phẩm nên yêu cầu người bán cho kiểm tra bản xét nghiệm, kiểm nghiệm do các cơ quan chức năng công bố.”

Với tinh dầu tràm, theo dược sĩ Hường, việc dùng 1 đến 2 giọt tinh dầu (thường là dầu tràm) để nhỏ vào họng trẻ, nhằm chữa viêm họng và sát khuẩn vùng vòm họng cho trẻ.

Theo dược sĩ Hường, việc dùng tinh dầu tràm để sát khuẩn vòm họng cho trẻ không sai. Đặc biệt, tinh dầu tràm nguyên chất rất tốt. Nhưng việc nhỏ trực tiếp sẽ rất nguy hiểm, có thể gây loét họng, kích ứng trẻ. Theo đó, các bậc phụ huynh nên nhỏ 2 giọt tinh dầu vào cốc nước ấm, sau đó cho trẻ súc miệng ngày 2 lần sẽ có khả năng sát khuẩn họng cho trẻ tốt và an toàn nhất.

Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều loại tinh dầu tràm bán trên thị trường chỉ có 20 - 30% là tràm, còn lại 70 – 80% là được pha trộn từ loại tinh dầu chổi chít, đó chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị bỏng rát khi sử dụng.

“Tinh dầu chổi chít giá thành rất rẻ, có màu gần giống với tinh dầu tràm, nhưng loại này có tính nóng và gây bỏng rát khi sử dụng”, dược sĩ Hường nói.

Ngoài những loại tinh dầu tràm bị pha trộn gây bỏng rát, một số loại tinh dầu khác như tinh dầu quế, tinh dầu sả chanh cũng gây bỏng và phồng rộp với người sử dụng, đặc biệt là em bé.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của dược sĩ Nguyễn Thị Hường, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể chống muỗi bằng sả chanh cho con bằng nhiều cách đơn giản. Đó là lau nhà, nhỏ thêm vài giọt tinh dầu sả chanh vào nước lau.

Ngoài ra, các phụ huynh có thể xông đèn tinh dầu sả chanh nguyên chất để đảm bảo con không hít phải hương liệu hóa chất độc hại, giá rẻ trên thị trường.

Nguyễn Huệ

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment