Chốc mép và lời cảnh báo từ cơ thể
Nếu nhận thấy hai bên khóe miệng nhiều vết nứt toác, gây cảm giác khó chịu, đau đớn, hãy nghĩ đến chứng bệnh "viêm môi bong vảy " – cũng được dân gian gọi là "chốc mép". Về cơ bản, hiện tượng này xảy ra khi nấm và vi khuẩn từ nước bọt bị kẹt lại khoé miệng quá lâu.
Trong đó, một trong những nguyên nhân hình thành chốc mép là do thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất cần thiết, như vitamin B, sắt và kẽm… từ đó làm hệ miễn dịch suy giảm, khiến cơ thể dễ dàng nhiễm khuẩn hơn. Khi đó, bên cạnh các vết nứt ở khóe miệng, người bị chốc mép còn cảm thấy đau lưỡi.
Viêm môi bong vảy hay chốc mép gây khó chịu cho nhiều người. |
Nguyên nhân khác gây chốc mép là do nhiễm nấm, một loại nấm men phổ biến có tên candida albicans. Các bào tử của nấm men này có ở khắp nơi, khi cơ thể giảm sức đề kháng sẽ gây ra tình trạng viêm khóe miệng.
Ngoài ra, mùa đông cũng là thời điểm thuận lợi cho chốc mép hình thành vì lúc này, độ ẩm trong không khí xuống thấp. Theo Trí Thức Trẻ, nếu không cung cấp đủ nước, cơ thể bạn bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu phản kháng, mà rõ rệt nhất là đôi môi nứt nẻ. Thói quen liếm môi sẽ khiến vi khuẩn kẹt lại trong những rãnh nứt rồi tạo thành chốc mép.
Chốc mép cũng sẽ đến với những ai lười vệ sinh miệng sau khi ăn, bởi thói quen này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ thức ăn bám quanh miệng gây viêm nhiễm.
Đồng thời, một số chứng bệnh nguy hiểm như: Tiểu đường, nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch... cũng góp phần gây chốc mép.
Phải làm gì khi bị chốc mép?
Cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng để phòng bệnh chốc mép. Ảnh minh họa: Internet. |
- Không gãi những tổn thương để tránh virus lây lan tới các vị trí khác.
- Không chọc vỡ các mụn nước. Không bóc vảy. Rửa tay sạch sau mỗi lần tiếp xúc với các mụn nước.
- Không ôm hôn trẻ sơ sinh, những người có hệ miễn dịch suy yếu, đắp khăn lạnh lên chỗ đau để giảm triệu chứng.
- Có thể bôi một số thuốc chống virus để giảm bớt các triệu chứng (theo chỉ định của bác sĩ). Theo Sức khỏe & Đời sống, thuốc hạn chế tốt cường độ và thời gian các đợt tiến triển, ngoài ra còn giúp giảm đau.
- Cần rất thận trọng khi ra nắng, nếu dễ bị chốc mép thì cần tránh các tia tử ngoại.
Các bác sĩ khuyến cáo, trong trường hợp bị chốc mép kéo dài, tái phát liên tục cần tới cơ sở y tế để được khám tư vấn và chỉ định dùng thuốc bôi tại chỗ.
Để phòng bệnh chốc mép, tốt hơn hết phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng, chú ý vệ sinh miệng sạch sẽ nhất là trước và sau khi ăn. Đồng thời hạn chế phơi nắng, tránh tiếp xúc với người bị chốc mép.
N.H (tổng hợp)
No comments:
Post a Comment