Monday, May 8, 2017

10 nguyên liệu đắt hơn vàng trên thế giới

Thứ hai, 8/5/2017 | 07:30 GMT+7

|

Thứ hai, 8/5/2017 | 07:30 GMT+7

Nhiều người vẫn cho rằng vàng là thứ đắt đỏ nhất thế giới nhưng trên thế giới tồn tại rất nhiều nguyên liệu đắt hơn vàng gấp nhiều lần.

Rhodium (58 USD/gram)
Nguyên liệu ngày càng trở nên quý hiếm hơn vì trong lớp vỏ Trái Đất chỉ có khoảng 0,001g rhodium, theo Bright Side. Với đặc tính phản chiếu ánh sáng và độ cứng tốt, rhodium thường được sử dụng trong công nghệ xi mạ kim loại giúp đồ trang sức trở nên sáng chói hơn và có độ bền tốt hơn.

Bạch kim (60 USD/gram)
Tương tự vàng, bạch kim có khả năng chống lại các axit, kiềm và hợp chất khác. Bạch kim cũng là một trong những nguyên tố hiếm nhất trong vỏ Trái Đất với mật độ phân bố trung bình khoảng 0,005 mg/kg.

Plutonium (4.000 USD/gram)
Plotunium là kim loại phóng xạ nặng nhưng dễ vỡ, có màu bạc trắng. Plutonium được sử dụng trong sản xuất vũ khí hạt nhân và nhiên liệu cho tàu vũ trụ.

Painite (9.000 USD/gram)
Painite là một khoáng chất rất cứng và vô cùng hiếm. Khoáng chất này được phát hiện cách đây 65 năm, có màu cam hoặc nâu đỏ. Chỉ có 25 mẫu khoáng vật này được tìm thấy trên toàn thế giới.

Taaffeite (20.000 USD/gram)
Đây là một loại đá quý với nhiều màu sắc khác nhau như tím, hồng, đỏ hoặc trắng. Nguyên liệu này hiếm hơn kim cương gấp một triệu lần. Toàn bộ lượng đá taaffeite quý hiếm mà con người phát hiện từ trước tới nay chỉ đủ làm đầy một chiếc cốc nhỏ.

Tritium (30.000 USD/ gram)
Tritium là đồng vị phóng xạ của hydro, hình thành nhờ các tia trong vũ trụ hoặc quá trình phản ứng tổng hợp hạt nhân. Hoạt chất này có ứng dụng lớn cho khoa học nhưng có thể gây nguy hiểm nếu tiếp xúc qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa.
 

Kim cương (55.000 USD/gram)
Đây là một trong những loại đá đắt nhất thế giới. Với độ cứng cao và khả năng khúc xạ cực tốt, kim cương có nhiều ứng dụng trong công nghiệp.

Californium (25-27 triệu USD/gram)
Đây là một đồng vị phóng xạ kim loại đất hiếm mang tên theo bang California và Đại học California. Là chất hóa học đắt nhất thế giới, californium được sử dụng cho các ứng dụng trong y tế như chụp X-quang, điều trị ung thư hoặc khởi động lò phản ứng hạt nhân.

Antimatter (62,5 triệu USD/gram)
Còn gọi là phản vật chất, antimatter là loại vật chất đắt nhất thế giới. Mỗi năm, trên thế giới chỉ sản xuất được khoảng một phần tỷ gram phản hạt. Sản xuất một miligam positron tiêu tốn 25 triệu USD. Về lý thuyết, có thể sử dụng phản vật chất làm nhiên liệu cho tàu vũ trụ trong tương lai. 

Ngọc bích (170 triệu USD)
Những người khai thác mỏ ở Myanmar tìm thấy khối ngọc bích lớn thứ hai trên thế giới trong khu mỏ ở vùng Kachin. Khối ngọc bích này cao hơn 4 m, dài gần 6 m, rộng 5,5 m, nặng khoảng 200 tấn, có giá 174,5 triệu USD. Khối đá sau đó được gửi đến Trung Quốc, để khắc vào đồ trang sức đắt tiền và điêu khắc.

Phương Hoa (Ảnh: Bright Side)

Xem thêm:

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment