Thursday, February 15, 2018

Số ca ngộ độc rượu tăng đáng kể trước và sau Tết: Nhớ 7 điều sau để phòng ngừa

Phát biểu trong một hội thảo về ngộ độc rượu mới đây, Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bày tỏ sự đau lòng khi cứ vào dịp Tết lại xảy ra những vụ ngộ độc rượu, khiến nhiều người tử vong.

“Nhiều gia đình có người tử vong vì rượu do kém hiểu biết, do đạo đức của người sản xuất. Vì quyền lợi mà họ bất chấp tính mạng của người dân, bán rượu có lượng cồn methanol lớn, hàng giả, hàng kém chất lượng”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.

Các bệnh - Số ca ngộ độc rượu tăng đáng kể trước và sau Tết: Nhớ 7 điều sau để phòng ngừa

Để phòng chống ngộ độc rượu, người dân cần biết cách tự bảo vệ mình, đặc biệt là trong dịp lễ, Tết.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách trung tâm Chống độc chia sẻ trên VnExpress, càng gần Tết Nguyên đán, số bệnh nhân nhập viện liên quan đến rượu càng tăng. Cũng theo bác sĩ Nguyên, trước và sau Tết là thời điểm số ca ngộ độc rượu tăng đáng kể.

Năm 2017 ghi nhận số ca mắc ngộ độc rượu tăng đột biến, đặc biệt là rượu có pha methanol, với 10 vụ ngộ độc và 119 nạn nhân. Thống kê cho thấy, tỉ lệ tử vong do rượu chiếm hơn 26% tổng số ca tử vong do ngộ độc thực phẩm. Số người chết do ngộ độc rượu chủ yếu vào dịp đầu năm mới .

7 điều cần lưu ý để phòng ngừa ngộ độc rượu:

1. Uống các loại rượu có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng. Không uống rượu tự pha chế, tự ngâm mà không rõ thành phần, xuất xứ, công dụng.

2. Không uống rượu kèm với các loại nước có gas.

3. Không uống rượu có hàm lượng methanol lớn hơn 0,1%.

4. Mỗi người chỉ nên uống 1 đơn vị rượu/ngày (mỗi đơn vị tương đương 270ml bia, hoặc 1 chén rượu vang 125ml, hay 1 chén rượu mạnh 25ml)..

5. Không uống rượu khi đang đói.

7. Không uống rượu khi đang sử dụng các loại thuốc như: Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương, thuốc có tác dụng phụ ức chế hệ thần kinh trung ương, thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ đường huyết, các nhóm kháng sinh cephalosporin, nhóm phenicol (chloramphenicol), nhóm azol (metronidazol, ketocanzol), thuốc kháng viêm không steroid thế hệ cũ, theo Sức khỏe & Đời sống.

Dấu hiệu bị ngộ độc rượu

Các bác sĩ khuyến cáo, người dân hãy tự bảo vệ mình; trong trường hợp người uống rượu có những biểu hiện sau thì phải đưa đến bệnh viện cấp cứu gấp:

- Bất tỉnh, gọi hỏi không biết.

- Co giật.

- Tê, yếu một bên chân tay hoặc một bên mặt, nói ngọng trong khi tỉnh táo.

- Thở khò khè, ứ đọng đờm rãi ở miệng họng, ho yếu. Thở yếu, nhịp thở không đều, thở chậm hoặc ngừng thở. Có thể hít sâu và nhịp thở nhanh.

- Da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh.

- Đại tiện, tiểu tiện ra quần, đái ít (lượng nước tiểu ít hơn bình thường).

- Nhìn mờ, nhìn một vật thành hai, rối loạn cảm nhận về màu sắc.

- Nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng...

N.H(tổng hợp)

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment