Saturday, February 17, 2018

Rắn hổ mang nuốt chửng rắn mamba đen kịch độc

Rắn hổ mang có thể ăn thịt rắm mamba đen kịch độc nhờ khả năng kháng nọc độc cực tốt. Ảnh: Daniel Hitchings Tar/Marataba Lodge.

Rắn hổ mang có thể ăn thịt rắm mamba đen kịch độc nhờ khả năng kháng nọc độc cực tốt. Ảnh: Daniel Hitchings Tar/Marataba Lodge.

Khoảnh khắc rắn hổ mang phun nọc Mozambique nuốt chửng toàn bộ cơ thể rắn mamba đen giống như đang mút một sợi mỳ Ý được sinh viên hướng dẫn thực địa Daniel Hitchings Tar ghi lại tại nhà khách Marataba Safari trong công viên quốc gia Marakele tại Nam Phi, Earth Touch News hôm 13/2 đưa tin. Những cuộc tử chiến giữa hai loài rắn cực độc như vậy hiếm khi được chứng kiến hay ghi chép thành công.

Dù hiện tượng rắn ăn thịt đồng loại không phải quá bất thường, hành vi này không phải cảnh tượng có thể bắt gặp thường xuyên, đặc biệt khi con rắn bị nuốt chửng nằm trong số những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới. Rắn mamba đen nổi tiếng đáng sợ, phần lớn do nọc độc lan nhanh của chúng. Chỉ cần trúng một nhát cắn vào ngực hoặc đầu, nạn nhân có thể rơi vào trạng thái tê liệt trong thời gian ngắn. Giống như nhiều loài rắn khác, chúng thường tránh đối đầu, chỉ tấn công khi bị đe dọa.

"Dù thường được xem là loài rắn hung dữ, rắn mamba đen rất rụt rè, dễ hoảng sợ và sẽ nhanh chóng bỏ chạy khi có thể lựa chọn. Nhưng nếu bị dồn vào đường cùng hoặc bị hại, chúng sẽ không ngần ngại tấn công", nhà nghiên cứu Johan Marais ở Viện rắn cắn châu Phi, cho biết.

Với tài lẩn tránh và vũ khí là nọc độc cực mạnh, tại sao rắn mamba đen lại trở thành bữa ăn cho rắn hổ mang? Câu trả lời có thể liên qua đến kích thước và năng lực chịu độc của rắn hổ mang. "Con rắn hổ mang này lớn tuổi hơn và to hơn rắn mamba", nhà nghiên cứu Charlotte Arthun giải thích. "Trong khi rắn mamba gây chiến, liên tục tấn công rắn hổ mang, đối thủ của nó giành phần thắng nhờ kích thước to lớn và sức mạnh vượt trội, cuối cùng nó ăn thịt rắn mamba".

Nhiều loài rắn độc có khả năng miễn dịch với hỗn hợp độc tố nào đó, đóng vai trò như một cơ chế dự phòng nếu chúng chẳng may cắn chính mình trong lúc nhầm lẫn khi đi săn, hoặc trúng độc trong nghi thức ghép đôi hỗn loạn. Tuy nhiên, khi xét đến khả năng chịu nọc độc của một loài khác, kết quả dường như rất khác biệt giữa các loài rắn. "Phần lớn rắn hổ mang có sức chống chịu cao đối với nọc rắn", Marais nói.

Marais tin chắc con rắn hổ mang vẫn nắm chắc phần thắng ngay cả khi rắn mamba đen có kích thước tương đương. Có thể con rắn hổ mang đã hứng vài nhát cắn chứa nọc độc của rắn mamba đen, nhưng không bị tổn thương.

Phương Hoa 

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment