Các loại rau xanh
Rau xanh là thành phần không thể thiếu của món salad và trong rất nhiều món ăn khác. Tuy nhiên, một số loại rau xanh như rau diếp, xà lách, cải bắp, cải bó xôi... dễ bị nhiễm bùn, nước bẩn và vi khuẩn. Vì vậy, bạn nên rửa sạch chúng đúng cách (nhất là khi ăn sống) và nấu chín chúng trước khi tiêu thụ.
Trứng
Trứng hoặc các thực phẩm chứa trứng sống rất dễ bị nhiễm vi khuẩn salmonella từ vỏ trứng. Vì vậy, nấu chín kỹ trước khi ăn là cách tốt nhất để tránh ngộ độc thực phẩm. Trứng sống có chứa vi khuẩn salmonella dễ dàng lây lan nhiều nơi. Bạn cũng nên rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với trứng.
Thịt
Thịt gia cầm hay thịt bò (thịt đỏ) dễ bị nhiễm khuẩn salmonella và staph, nó sẽ gây bệnh nếu không được tiêu thụ đúng cách. Không bao giờ tiêu thụ thịt chưa nấu chín, thay vào đó hãy đảm bảo bạn đã nấu chín kỹ thịt của mình.
Cá ngừ
Cá ngừ bị nhiễm chất scombrotoxin gây ra tấy đỏ mắt, nhức đầu và chuột rút. Nếu cá ngừ được bảo quản ở 60 độ sau khi đánh bắt, nó có thể giải phóng độc tố không thể bị phá hủy ngay cả khi nấu chín. Vì vậy sử dụng cá tươi, rõ nguồn gốc là cách tốt nhất tránh ngộ độc.
Khoai tây
Khoai tây được xem là một loại củ khá biến, chúng được sử dụngt rong hầu hết các món ăn của người Việt. Từ chiên, xào đến các món canh hầm chúng đều góp mặt. Ngày nay một số chị em còn dùng xem đây là một loại mặt nạ dưỡng da cực kỳ rẻ và hiểu quả.
Nhưng chưa chị em nào biết được trong khoai tây chó chứa chất độc có tên gọi là glycoalkloids. Khi nghe đến đây nhiều chị em sẽ nhầm lẫn chất độc có trong bột khoai nhưng thực chất chúng được tạo nên từ mần và vỏ khoai.
Các chuyên gia cho biết trong củ khoai tây bình thường có 12 đến 20 mg/kg glycoalkaloid, củ khoai tây có mầm là 250 đến 280 mg/kg, trong củ khoai tây vỏ xanh là 1.500 đến 2.200 mg/kg. Liều gây tử vong của solanin vào khoảng 0,2 g cho một người nặng 50 kg.
Măng
Đây cũng là một món khoái khẩu cho chị em mình trong dịp tết, từ món bình dân đến cả những món sang trọng. Trong măng có chứa một chất có độc tính tương tự như sắn, đó là chất acid cyanhydric (HCN) nhưng hàm lượng cao hơn nhiều (khoảng trên dưới 300 mg/100 g tươi tùy từng loại măng).
Các nhà nghiên cứu cho thấy đối với người nặng khoảng 50 kg ăn phải khoảng 20 mg chất này sẽ bị ngộ độc và thậm chí khi ăn phải 50 mg sẽ tử vong.Triệu chứng của ngộ độc măng tương tự như ngộ độc sắn nhưng thường nhẹ và hiếm gặp hơn có lẽ do măng thường được chế biến rất kỹ (ngâm, luộc, phơi khô nhiều lần) trước khi ăn, cho nên mặc dù nồng độ HCN cao hơn sắn, chất độc này gần như đã được loại bỏ.
Dứa
Dứa có thể ăn tươi hoặc đóng hộp với thành phần dinh dưỡng cao như đường, các vitamin, khoáng chất. Thực ra trong dứa không hề chứa các thành phần gây độc tố. Nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng chất gây ngộ độc trong dứa là các loại nấm mốc sống kí sinh trên quả dứa bởi vì đa số bệnh nhân bị ngộ độc dứa có phản ứng dương tính với giống nấm Candida tropicalis khi làm test nội bì.
Loại nấm này làm cho người ăn phải cảm thấy đau đầu và nôn mữa, tiêu chảy, ngứa ngáy thậm chí có nổi mẩn ở da. Nếu khi vừa ăn dứa xong mà các chị thấy có những triẹu chúng này kèm theo là huyết áp giảm và cảm thấy khó thở thì chúng ta nên đưa người thân đến bệnh viện gấp.
Giá đỗ, rau mầm
Giá đỗ và các loại rau mầm là một trong số món ăn được những người yêu thích. Hạt mầm được coi là thức ăn lành mạnh, tuy nhiên do phát triển trong điều kiện ấm, ẩm ướt, chứa nhiều vi khuẩn. Vì vậy, những người có hệ miễn dịch và đường tiêu hóa yếu không nên sử dụng loại thực phẩm này.
Quả mọng
Các quả mọng như quả mâm xôi, dâu tây và việt quất có thể gây ngộ độc thực phẩm. Tại sao? Đây là những quả có chứa các khe nứt vì vậy dễ dàng là nơi cư trú của vi khuẩn. Những khe nứt này chứa đầy dư lượng thuốc trừ sâu, vi khuẩn và bụi bẩn dư thừa. Vì vậy, bạn cần phải làm sạch chúng đúng cách trước khi tiêu thụ.
No comments:
Post a Comment