Tuesday, December 26, 2017

Đường đi của mầm bệnh gây ra hội chứng nhiễm trùng

Tại hội nghị “Cập nhật các thăm dò cận lâm sàng mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh”, bà Kate Suh, quản lý khu vực Đông Nam Á, Australia và New Zealand tập đoàn Y tế Starmed cho biết, bướu giáp nhân (hay còn gọi là u tuyến giáp lành tính) là bệnh lý thường gặp nhất của tuyến giáp.

Các nghiên cứu khác nhau trên thế giới cho thấy, tỉ lệ mắc bệnh này trong dân cư khoảng 40 đến 60%; trong đó, tỉ lệ nữ/nam khoảng 3:1. U lành tuyến giáp có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như: Ho, khó thở, vướng khi nuốt, đau, khối nổi vùng cổ gây mất thẩm mỹ. 

Hiện, có nhiều phương pháp điều trị bướu giáp nhân như nội khoa, phẫu thuật, phương pháp đốt sóng cao tần (RFA).

Cùng bàn về các thăm dò cận lâm sàng mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh, PGS.TS Lê Văn Phủng, nguyên Viện trưởng viện Kiểm định vaccine và sinh phẩm y tế, Hội đồng cố vấn chuyên môn bệnh viện Đa khoa Medatec cho biết, nhiễm trùng hiện là loại bệnh có tỉ lệ mắc đứng đầu trong các bệnh ở nước ta, mặc dù các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, ung thư… đang tăng lên nhanh chóng.

Các bệnh - Đường đi của mầm bệnh gây ra hội chứng nhiễm trùng

Hội chứng nhiễm trùng đa dạng và tất cả các trường hợp nhiễm trùng cần xét nghiệm vi sinh.

Hội chứng nhiễm trùng biểu hiện đa dạng, gặp ở tất cả các cơ quan như nhiễm trùng đường hô hấp (hô hấp trên: Viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang; hô hấp dưới: Viêm phế quản và tiểu phế quản, viêm phổi...); nhiễm trùng đường tiêu hóa (viêm miệng, viêm thực quản, viêm dạ dày...); nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm bàng quang, viêm thận, bể thận); nhiễm trùng đường sinh dục (giang mai, lậu, sùi mào gà); nhiễm trùng đường máu, nhiễm trùng da, niêm mạc…

Cơ chế xảy ra nhiễm trùng khi vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua hàng rào da, niêm mạc nhân lên ở mô tế bào gây ra hội chứng nhiễm trùng. Các triệu chứng của nhiễm trùng phụ thuộc vào loại bệnh. Một số biểu hiện nhiễm trùng như sốt, mệt mỏi, chán ăn, ra mồ hôi đêm, ớn lạnh, đau nhức, sút cân, nôn mửa… Các triệu chứng trên là phản ứng của hệ miễn dịch để loại bỏ sinh vật ra khỏi cơ thể.

Bất cứ ai cũng dễ mắc nhiễm trùng, trong đó trẻ nhỏ, người già, người dùng thuốc suy giảm miễn dịch… được coi là đối tượng “yêu thích” của các loại bệnh nhiễm trùng. Một người khỏe mạnh hoàn toàn có thể mắc bệnh nhiễm trùng khi người bệnh ho hoặc hắt hơi vào không khí. Các vi sinh vật có trong giọt nước bắn ra lơ lửng trong không khí xâm nhập vào cơ thể của người khỏe qua mũi, miệng hoặc mắt.

Theo PGS.TS Phủng, hầu hết các mầm bệnh gây viêm dạ dày ruột, từ tiêu hóa thường lây qua đường phân - miệng, thực phẩm hoặc nước bị nhiễm bẩn. Một số nhiễm trùng có thể bị lây qua đường ăn uống, dùng chung ly, bát, đĩa, thìa…

Một số con đường nhiễm trùng có thể kể tới qua đường tình dục, từ mẹ sang con, tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua vật chủ trung gian là muỗi, ve, bọ chó…

Bên cạnh đó, PGS.TS Lê Văn Phủng cũng chỉ ra, khi đột ngột sút cân, hay mệt mỏi, chán ăn… chúng ta cần nghĩ ngay tới nguy cơ đã bị nhiễm trùng. Hội chứng nhiễm trùng của cơ thể nếu không được điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. 

Khi một vết thương mưng mủ, ai cũng biết nó là do nhiễm trùng nhưng không phải ai cũng biết, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới biến chứng và nguy cơ tử vong.

Hằng năm, mọi người dân đều có thể bị nhiễm trùng từ một đến nhiều lần ở một hoặc nhiều cơ quan nào đó. “Tất cả các trường hợp nhiễm trùng đều cần làm xét nghiệm Vi sinh. Xét nghiệm này đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán, tiên lượng bệnh, từ đó giúp thầy thuốc có hướng xử trí, điều trị hay đưa ra lời khuyên phòng bệnh tốt nhất cho người bệnh”, PGS. TS Lê Văn Phủng cho biết.

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment