Tuesday, December 5, 2017

Tầm quan trọng của vitamin với trẻ nhỏ

Vitamin là gì?

Vitamin là một nhóm các hợp chất hữu cơ có phân tử bé, có cấu tạo hoá học rất khác nhau có các tính chất hoá học cũng như lý học rất khác nhau, nhưng chúng đều giống nhau ở chỗ là rất cần cho hoạt động sống bình thường của bất kỳ cơ thể nào.

Vitamin được phân làm hai nhóm:

- Các nhóm vitamin tan trong nước: gồm có vitamin B, C

- Các nhóm các vitamin không tan trong nước: gồm các vitamin A, D, E, K, F (nhưng các vitamin này có thể tan trong dầu)

Vai trò của các vitamin đối với sự phát triển của trẻ

Vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn trẻ từ 0-12 tuổi bởi vì Vi chất dinh dưỡng giúp:

- Hỗ trợ quá trình trao đổi chất, điều hòa hoạt động của các cơ quan, đặc biệt khi cơ quan đang hoàn thiện chức năng.

- Hỗ trợ tăng trưởng thể chất và phát triển tinh thần, trí tuệ.

- Tăng cường sức đề kháng.

Với bé ở tuổi mẫu giáo là giai đoạn bé phát triển nhanh nhất cả về thể lực lẫn trí tuệ, thì vitamin và khoáng chất được xem là không thể thiếu nhằm giúp bé hấp thu tốt, tăng trưởng toàn diện về thể chất và trí tuệ, ít mắc các bệnh truyền nhiễm hay bệnh theo mùa, và nhanh khỏi bệnh hơn.

Vai trò của một số Vitamin:

- Vitamin D3: là dạng tự nhiên của vitamin D, có chức năng điều chỉnh chuyển hóa canxi và phosphat, là thành phần chống còi xương mạnh, hỗ trợ hấp thu canxi. Vitamin D không bền, do đó, nên chọn loại siro chất lượng tốt để có hàm lượng đầy đủ.

- Vitamin B1: giữ vai trò hàng đầu trong chức năng của hệ thần kinh trung ương hay ngoại biên.

- Vitamin B2: cần thiết cho nhiều quá trình xử lý tế bào và giúp cơ thể chuyển hóa chất béo và protein, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng.

- Vitamin B6: cần thiết cho việc trao đổi protein, hoạt động của hệ thần kinh và hệ miễn dịch và tế bào máu.

- Vitamin PP (Vitamin B3): do cơ thể không thể tích trữ loại vitamin này nên dễ dẫn đến tình trạng thiếu vitamin PP, gây chán ăn, suy nhược cơ thể, dễ bị kích động, viêm lưỡi miệng, chân tay, thậm chí tiêu chảy và rối loạn tâm thần.

- Vitamin E: là chất có khả năng chống oxy hóa mạnh, có thể ngăn cản những tác động có hại khi cơ thể bị nhiễm khuẩn.

- Dexpanthenol (Vitamin B5): tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo, tinh bột, đường và đạm, cần thiết cho sự phát triển và tái sinh của biểu bì, tham gia quá trình giải độc các chất lạ trong cơ thể, giúp nâng cao sức đề kháng.

Khi nào cần bổ sung Vitamin cho trẻ?

Vitamin có nhiều trong các thực phẩm ăn uống hàng ngày, nên tăng cường rau xanh, trái cây, củ quả trong chế độ ăn của trẻ. Tuy nhiên, cơ thể khó mà có đủ vi chất cần thiết, đó là do: chất lượng thực phẩm giảm sút do quá trình nuôi trồng (thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng, phân bón…), đóng gói, chuyên chở, lưu trữ kéo dài hay do rửa quá kỹ, chiên, xào làm giảm đáng kể lượng vitamin... Đối với trẻ bệnh, suy dinh dưỡng, chậm lớn thì việc bổ sung vitamin là cần thiết.

Đối với trẻ béo phì trong chế độ ăn hạn chế chất béo nên việc hấp thu Vitamin A, D ,E ,K kém vì đó là những vitamin tan trong chất béo.

Thông thường, trẻ ít khi thiếu hụt một loại Vitamin đơn độc mà thường thiếu nhiều loại cùng một lúc. Chính vì vậy cần bổ sung vitamin cho trẻ nhất là giai đoạn trẻ sơ sinh đến 12 tuổi - giai đoạn “vàng” cho sự phát triển thể chất, tâm thần vận động. Nếu không được bổ sung kịp thời vitamin thiết yếu thì dù sau này có cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cũng rất khó để phục hồi.

Do vậy, các bậc phụ huynh cần đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày phù hợp với từng giai đoạn phát triển, cho trẻ sinh hoạt trong môi trường sống lành mạnh, ít ô nhiễm. Nên cho trẻ bú mẹ càng sớm và càng lâu càng tốt, cho trẻ vui chơi ngoài trời để hấp thu Vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Theo dõi sức khoẻ dựa vào biểu đồ tăng trưởng về chiều cao và cân nặng mỗi tháng ở trẻ nhỏ. Tiêm chủng và uống ngừa đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia.

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment