Monday, July 31, 2017

Những ảo giác dễ dàng đánh lừa bộ não

Quá trình xử lý thông tin bên trong não của chúng ta là cơ sở để tạo ra nhiều ảo giác. Khi hình ảnh mắt thu được mơ hồ hoặc không rõ ràng, bộ não sẽ thực hiện các phỏng đoán để cố gắng giải thích nó là gì, theo Sun.

Ảo giác về giới tính

nhung-ao-giac-de-dang-danh-lua-bo-nao

Bộ não sử dụng mức độ tương phản của khuôn mặt để xác định giới tính. Ảnh: Sun.

Trong hình ảnh gây ra ảo giác giới tính của Richard Russell, chúng ta nhìn vào cùng một khuôn mặt nhưng có cảm giác người trong ảnh là phụ nữ khi màu da sáng hơn (ảnh bên trái) và nam giới khi da trở nên tối hơn (ảnh bên phải).

Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên là do việc thay đổi màu sắc da làm ảnh hưởng đến độ tương phản của khuôn mặt, giữa các vùng tối hơn như môi và mắt với các vùng sáng hơn như da. Rất ít người để ý sự tương phản khuôn mặt là một trong những đặc điểm để phân biệt giới tính. Trên thực tế, độ tương phản khuôn mặt của nữ giới cao hơn nam giới.

Ảo giác Coffer

nhung-ao-giac-de-dang-danh-lua-bo-nao-1

Bộ não sử dụng mức độ tương phản của khuôn mặt để xác định giới tính. Ảnh: Sun.

Trong bức ảnh về ảo giác Coffer, chúng ta ban đầu nhìn thấy một chuỗi cánh cửa hình chữ nhật bị lõm vào bên trong. Nhưng sau vài giây, bộ não xử lý thông tin để nhìn thấy hình ảnh của 16 vòng tròn.

Bộ não thị giác luôn hoạt động, hướng tới việc xác định rõ ràng vật thể trong lúc nhìn. Vô số điểm ảnh được nhóm lại với nhau để tạo thành các cạnh, đường viền và cuối cùng là toàn bộ vật thể. Ảo giác Coffer xảy ra khi bộ não nhóm hình ảnh theo những cách khác nhau.

Ví dụ, trong bức ảnh trên, tập hợp các đường ngang có thể tạo thành một vòng tròn, hoặc giao điểm giữa hai hình chữ nhật. Đối với hầu hết mọi người, việc nhóm các cạnh thành hình chữ nhật ban đầu chiếm ưu thế. Điều này có thể là do hình chữ nhật thường phổ biến hơn vòng tròn trong môi trường sống hàng ngày của chúng ta, nên bộ não quen thuộc hơn.

Mặt nạ tình yêu

nhung-ao-giac-de-dang-danh-lua-bo-nao-2

Ảo giác xuất hiện trong bức ảnh mặt nạ tình yêu. Ảnh: Sun.

Trong bức ảnh "mặt nạ tình yêu" của Gianni Sarcone, chúng ta có thể nhìn thấy khuôn mặt một người đàn ông ở bên trong mặt nạ, hoặc hai khuôn mặt người đang hôn nhau.

Ảo giác trong bức ảnh hoạt động tương tự như ảo giác Coffer. Các đường nét ảnh có thể được phân nhóm theo hai cách khác nhau, khiến bộ não không biết nên lựa chọn theo phương án nào.

Lê Hùng

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment