Wednesday, May 10, 2017

Lươn biển nuốt chửng cá nóc kịch độc sau trận tử chiến

Đoạn video do thợ lặn Vital Bazarov quay ở Biển Đỏ gần Dahab, Ai Cập, ghi lại khoảnh khắc lượn biển moray uyển chuyển tung đòn tấn công về phía con cá nóc, National Geographic hôm qua đưa tin.

Với động tác chậm rãi tiếp đến gần, lươn biển không rời mắt khỏi con mồi, dừng lại để đánh giá mục tiêu, sau đó lao phắt tới ngoạm chặt con cá nóc không mảy may đề phòng. Trong nỗ lực thoát thân, cá nóc phình to gần như gấp đôi kích thước thông thường của cơ thể.

Thoạt đầu, lươn biển có vẻ chật vật nhằm ngoạm chặt quanh mình con cá nóc căng phồng nhưng cuối cùng, nó thành công nghiến chết con mồi như đập nổ một quả bóng bay trước khi nuốt chửng toàn bộ.

Dù có nhiều điểm khác biệt, cả lươn biển moray và cá nóc đều áp dụng chiến thuật tấn công và phòng thủ rất hiệu quả.

Khi bị đe dọa, cá nóc hít lượng lớn nước vào bụng. Cơ thể của chúng phồng lên, khiến lươn biển gặp khó khăn trong việc giữ chặt mồi, đồng thời giúp cá nóc có thêm cơ hội trốn thoát.

Trong khi đó, lươn biển áp dụng phương thức hung dữ hơn để con mồi sập bẫy. Chúng sở hữu hai hàng răng sắc nhọn, bộ hàm rất khỏe, cho phép chúng lập tức ngoạm chặt con mồi và cùng nuốt dần chúng vào trong cổ họng. Lươn biển là động vật có xương sống duy nhất với khả năng thích ứng kiểu này.

Holly Bourbon, giám đốc chương trình lặn ở Thủy cung quốc gia, giải thích bộ hàm chính là vũ khí cần thiết giúp lươn biển tóm chặt con mồi. "Lươn biển sẽ vặn mình và sau đó thả lỏng bởi cách này tạo ra một đối áp giúp chúng tiêu hóa con mồi", Bourbon cho biết.

Phình to cơ thể không phải là phương pháp phòng vệ duy nhất của cá nóc. Một số con có nọc độc cực mạnh. Nhiều khả năng dù lươn biển ngoạm và ăn thịt cá nóc thành công, đây sẽ là bữa ăn cuối cùng của nó. Nọc độc cá nóc được tổng hợp từ vi khuẩn trong những con vật mà chúng ăn, lưu giữ ở gan và tuyến sinh dục. Khả năng sống sót của lươn biển tùy thuộc vào chủng loại cá nóc, khu vực địa lý và khoảng thời gian trong năm.

Đối với con người, tetrodotoxin, chất độc tìm thấy ở một số loài cá nóc, nguy hiểm hơn gấp 1.000 lần cyanua. Độc chất này có thể phá hủy hệ thần kinh và hiện chưa có thuốc giải.

Phương Hoa 

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment