Friday, May 5, 2017

Ác mộng của đàn ông Australia khi vô tình thành bố sau đêm vui

Mới đây, Luật Australia vừa quy định, cha ruột phải đóng trợ cấp nuôi con tới khi 18 tuổi khiến không ít nam giới lao đao. Điều luật mới này khiến nhiều người đặt câu hỏi: Nếu lỡ có con khi trải qua cuộc tình một đêm hay sau vài cuộc hẹn trên mạng thì bạn phải lãnh trách nhiệm làm bố cả đời?

Dưới đây là câu chuyện của một người đàn ông tên Patrick trên trang Warwickdailynews của Australia về lối rẽ khiến đời anh thành ác mộng khi làm bố bất đắc dĩ:

ac-mong-cua-dan-ong-australia-khi-vo-tinh-thanh-bo-sau-dem-vui

Ảnh minh họa: The Hans India.

Tôi quen một cô gái trên Facebook năm 2010. Chúng tôi ở cách nhau 250 km. Sau hai tháng trò chuyện, tôi lái xe tới gặp cô ấy vào cuối tuần. Cô ấy có chìa khóa nhà một người bạn đang đi vắng nên sau khi ăn tối, chúng tôi về đó. Tôi đã uống hơi nhiều và đi quá giới hạn. Khi trở về, tôi có nhắn tin cho cô ấy vài lần nhưng không thấy trả lời. Tôi đoán cô ấy không thích mình lắm.

Mười hai tuần sau, khi đang ở chỗ làm, tôi nhận được tin nhắn của cô ấy: "Chúng ta cần nói chuyện gấp". Tôi ra ngoài gọi điện và cô ấy bắt máy ngay. "Tôi có thai rồi", cô ấy nói. "Vậy à. Sao cô biết đó là con tôi?", tôi đáp. "Tôi không biết đó có phải con anh không", cô ta tiếp. "Vậy, sao cô không gọi cho tôi sau 4 tuần, 8 tuần mà để tới giờ? Cô hãy nghĩ kỹ về những điều đang nói". Cô ta gác máy. Tôi có cảm giác tất cả đã được lên kế hoạch.

Tôi không nghe tin gì thêm cho tới 9 tháng sau khi con trai tôi chào đời. Một người đàn ông gõ cửa nhà tôi, đưa giấy yêu cầu của tòa án về việc xét nghiệm ADN để trợ cấp nuôi con.

Khi đó tôi đang ngồi xem TV với bạn gái. Chúng tôi yêu nhau gần 2 năm và cô ấy đã chuyển tới sống chung. Cả hai rất hạnh phúc. Tôi đã kể cho bạn gái nghe về cú gọi sau cuộc tình một đêm của mình. Cô ấy nhún vai nói: "Không hiểu kiểu đàn bà gì mà lại làm thế?".

Sau khi ký vào yêu cầu của tòa, tôi và người yêu ngồi lặng yên trên ghế suốt 5 tiếng, không biết nói gì với nhau.

Tôi làm xét nghiệm ADN ngay trước Giáng sinh và nhận kết quả sau một tháng. Tôi phải trả phí 2.000 đôla cộng thêm 5.000 đôla tiền thuê luật sư. 

Tổ chức hỗ trợ trẻ em sau đó tuyên bố việc trợ cấp nuôi con bắt đầu tính từ lúc con tôi chào đời. Nghĩa là tôi phải rút ví thêm 12.000 đôla nữa.

Tôi cảm thấy chao đảo, mệt mỏi và nghĩ rằng: "Làm thế nào tôi có thể trả khoản vay mua nhà và đống hóa đơn này?". Thực sự là cơn ác mộng. Tôi phải cho thuê căn hộ của mình để cùng bạn gái chuyển tới sống nhờ nhà bố mẹ. 

Tôi cũng chật vật với công việc nên cuối cùng đã xin nghỉ. Kể từ đó, cuộc sống thực sự là thảm họa. Tinh thần tôi giảm sút. Tôi chẳng biết mình làm thế nào để trụ vững trong khi phải trả những khoản này 12 năm nữa.

Tại sao tôi lại phải trả 100% chi phí nuôi con khi còn chưa được nhìn thấy con một lần. Tôi không đủ khả năng để thuê luật sư gia đình để lật lại việc này khi phí phải trả cho họ mỗi giờ là 500 đôla. Luẩn quẩn trong đầu tôi là ý nghĩ: "Tại sao người ta lại làm thế này? Tôi có nợ gì cô ta".

Chính phủ cần nhận ra tác động của quy định này lên cuộc sống của nam giới. Bạn gái tôi đã đóng gói đồ đạc và rời đi năm ngoái. Cuộc chia tay của chúng tôi diễn ra trong lặng lẽ.

Theo thống kê, tỉ lệ các mối quan hệ thất bại do các vấn đề liên quan tới trợ cấp nuôi con đeo đẳng từ các mối quan hệ trước rất lớn. Không có gì ngạc nhiên khi rất nhiều nam giới đã từ bỏ quyền làm cha. 

Rõ ràng, điều luật này không phù hợp với xã hội hiện đại, khi nhiều mối quan hệ chẳng kéo dài. Ai sẽ hỗ trợ cho những người bất đắc dĩ phải lên chức bố?

Có hơn 20 nam giới tự tử mỗi tuần, liệu có nên được coi là vấn đề khẩn cấp quốc gia? 

Vương Linh

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment