Phát hiện nhiều vụ bạo hành trẻ em trong trường mầm non
Những tuần vừa qua, đã có nhiều vụ bạo hành trẻ em ở trường mầm non được phát hiện khiến dư luận vô cùng bức xúc.
Tháng 4, vụ việc xảy ra tại Nghệ An. Đó là một clip ghi cảnh cô giáo có hành động kẹp cháu bé rồi giật mạnh, đánh liên tiếp vào người.
Cô giáo Mầm Xanh bạo hành trẻ (Ảnh cắt từ clip).
Khi sự việc ở Nghệ An chưa hết nóng thì cộng đồng mạng lại tung ra 1 clip cho thấy cô giáo trường mầm non đánh các bé trong giờ ngủ trưa và kèm theo những lời nói cực độc ác : 'là thú hay người, là người sao không biết nghe lời cô'. Ngoài ra, cô giáo này thường hay phạt các bé đứng ăn, số cơm thì chỉ cho các bé ăn 2/3, còn lại đổ đi; cho các em vào nhà vệ sinh trơn trợt để thay quần áo thay vì ở phòng và lấy ghế cho các em ngồi. Sự việc đau lòng này xảy ra tại lớp Lá 1, trường mầm non 30-4, phường Bến Nghé, Q.1, TP. HCM.
Là những giáo viên yêu nghề mến trẻ, chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm
Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Diễm, Hiệu phó trường mầm non Sao Mai cho biết: Vấn đề bạo hành trong các cơ sở mầm non đang trở thành một nỗi lo lớn không chỉ ở các bậc cha mẹ mà còn là nỗi trăn trở của các người trong ngành và quản lý giáo dục mầm non. Có một điều đáng nói, những vụ việc này thường xảy ra ở nhóm trường ngoài công lập mà những trường này chịu sự quản lý về chuyên môn của phòng, thủ tục hành chính là của địa bàn. Tuy nhiên, địa phương nhiều khi họ không hiểu hết về chuyên môn.
Là người quản lý nhóm trường tư thục, khi đi kiểm tra thì chúng tôi sẽ chỉ kiểm tra được về mặt chuyên môn, nhưng thực tế hoạt động thì chính chủ cơ sở là người nhìn nhận ra, quản lý con người trực tiếp của mình và địa bàn họ quản lý.
Có những giáo viên có bằng cấp nhưng có nhiều giáo viên chỉ học sơ cấp, nghiệp vụ nên kinh nghiệm gia đình và khi ra thực tế thì họ chưa thể hiểu hết được. Mặt khác, trẻ vào các trường tư thục thường là các trẻ nhỏ, khó trong việc ăn uống và dạy nề nếp sinh hoạt, nếu giáo viên không có kinh nghiệm, nghiệp vụ non kém, thiếu hiểu biết về mặt xã hội và không có sự nhẫn nhịn thì tất yếu sẽ xảy ra đánh, mắng trong khi sinh hoạt. Vì vậy, các trường công lập và trường lớn, uy tín như chúng tôi lại phải chịu chung cảnh tai tiếng nên rất bức xúc.
Cô Nguyễn Thị Hồng Diễm - Hiệu Phó trường mầm non Sao Mai.
Cô giáo Diễm cũng khẳng định, việc bạo hành để rèn luyện ý thức của trẻ trong sinh hoạt của trường là điều không thể chấp nhận được dù với bất kỳ lý do nào. “Bản thân tôi cũng đã làm giáo viên mầm non và quản lý trong trường mầm non đã hơn 20 chục năm, tôi cũng đã từng đứng lớp hơn chục năm và rất nghiêm khắc xử phạt khi trẻ mắc lỗi nhưng chưa bao giờ phải dùng đến đòn roi, bạo lực. Không biết đối với những cô giáo khác như thế nào, nhưng riêng tôi chưa bao giờ ngừng học tập, cập nhật kiến thức xã hội – Điều này rất cần đối với giáo viên mầm non.” - Cô Diễm chia sẻ.
“Vì vậy, với những người yêu và tâm huyết với nghề thì họ cảm thấy bị xúc phạm khi thấy những hình ảnh các cô giáo nơi khác đánh, vùi dập trẻ. Hơn nữa, khiến sự cống hiến, nhiệt huyết giảm đi vì sự vạ lây từ những kẻ ác tâm như vậy. Bản thân tôi, đôi khi đi ra đường, tôi không dám nhận mình là giáo viên mầm non vì sợ mọi người bĩu môi và ánh mắt nhìn không mấy thiện cảm “À giáo viên mầm non, đánh trẻ như ác quỷ””. – Cô giáo Diễm chia sẻ nỗi lòng mình.
Không kìm nén được nỗi oan mang tên “cô giáo mầm non”, cô Diễm đã viết một bài thơ với nỗi niềm và sự đau đáu những gì đang xảy ra với ngành, với những đứa trẻ – tương lai của đất nước.
NỖI NIỀM CỦA EM
Vần thơ em viết tặng người
Mang bao hơi ấm nụ cười trẻ thơ
Suốt từ mờ sáng tinh mơ
Khi con em vẫn say mơ giấc nồng
Là lúc em đã long đong
Vội sắp quần áo, thức ăn trong ngày
Để còn đi đến trường ngay
Nơi đó đang có một bầy trẻ thơ
Cô luôn đứng cửa đón chờ
Bố mẹ đưa đến tay cô đón vào
Môt ngày vất vả biết bao
Chăm ăn, chăm uống cùng là học vui
Nhưng lòng ngậm những bùi ngùi
Đồng lương, đồng thưởng ai thời tỏ thông
Những mong xã hội hãy thông
Cho cô giáo trẻ sẽ không bỏ nghề
Cũng bởi một nỗi ê chề
Vài người làm vấy cả nghề tôi yêu.
Mầm non, quý lắm người ơi
Cho bầy trẻ nhỏ không ngơi tiếng cười
Nguyễn Thị Hồng DiễmTháng 5/2018
No comments:
Post a Comment