Theo ThS, BS Lê Thị Hải, Chuyên gia dinh dưỡng Viện dinh dưỡng Quốc gia, quấy khóc và ra mồ hôi trộm vào ban đêm là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em, nhất là những trẻ dưới 3 tuổi. Theo chuyên môn, đây là dấu hiệu của bệnh còi xương, phổ biến tới 70 % ở trẻ nhỏ nhất là vào mùa đông.
ThS, BS Lê Thị Hải, Chuyên gia dinh dưỡng Viện dinh dưỡng Quốc gia (Nguồn: Internet)
"Nếu bất cứ bà mẹ nào có con xuất hiện những biểu hiện như trên cần nhanh chóng đưa con đi khám bởi đây không phải là dấu hiệu bình thường như các mẹ vẫn chủ quan, mà là nguy cơ thiếu hụt canxi, vitamin D và các vi chất dinh dưỡng khác dẫn tới tình trạng rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em. Nếu không điều trị kịp thời, tất nhiên bệnh cũng sẽ qua đi nhưng chắc chắn sẽ để lại những di chứng sau này", BS Hải phân tích.
Cũng theo vị chuyên gia, cách phân biệt hiện tượng trẻ quấy khóc thông thường và quấy khóc do thiếu hụt các vi chất quan trọng không quá khó. Nếu trẻ quấy khóc hãy cho bé bú, nếu bé ngừng khóc tức là bé chỉ đói. Hoặc có thể kiểm tra xem tã, bỉm của con có bị ướt không, nếu thay xong bé nín khóc cũng là hiện tượng rất bình thường. Nhưng nếu con hay quấy khóc nhiều về đêm, đặc biệt kèm theo tình trạng ra rất nhiều mồ hôi đầm đìa, ngủ không ngon giấc đó là hiện tượng các mẹ tuyệt đối cần lưu ý.
Hậu quả nghiêm trọng nếu để tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ này kéo dài
BS Lê Thị Hải cho rằng, giấc ngủ rất quan trọng với trẻ em, nếu trẻ cứ quấy khóc chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thể lực của con, khiến con biếng ăn chậm lớn. Hơn nữa, dấu hiệu còi xương này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên những dị dạng cho xương về sau như: đầu bẹp, trán dô. Đặc biệt, ở giai đoạn trẻ biết ngồi sẽ thấy lồng ngực của con nhô dần ra.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)
Nếu trên 1 tuổi, trẻ vẫn không được điều trị bệnh còi xương, khi biết đi chân sẽ có hiện tượng cong, khuềnh...Tóm lại bệnh còi xương không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, nhưng lại tác động mạnh đến sự phát triển hình thể, dáng vẻ bề ngoài, đặc biệt chính là chiều cao của trẻ.
Lời khuyên khi điều trị chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ
Theo BS Hải, đổ mồ hôi trộm thường xuyên là dấu hiệu của việc trẻ bị còi xương và thiếu canxi. Do đó, mẹ cần hiểu đúng cách để bổ sung dưỡng chất này cho bé. Canxi là vi chất rất quan trọng chống còi xương. Tuy nhiên, một mình Canxi lại không thể phát huy hiệu quả mà cần đi cùng với các dưỡng chất khác. Muốn Canxi hấp thu vào máu cần có sự hỗ trợ của vitamin D3. Vì vậy, cần bổ sung dưỡng chất quan trọng này để cơ thể có thể hấp thu canxi từ ruột vào máu. Tuy nhiên, lúc này Canxi vẫn chưa được bổ sung vào xương, mà phải nhờ đến một protein vận chuyển canxi, nhưng protein này bình thường ở thể không hoạt động, phải nhờ đến chất giúp nó chuyển thể từ không hoạt động sang hoạt động, đó chính là MK7.
Nắm được nguyên lý này, các mẹ sẽ hiểu cơ chế bổ sung canxi cho trẻ một cách chính xác và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cũng nên tham khảo và nhờ sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng tại các bệnh viện lớn, hoặc có thể nhờ tư vấn trực tiếp để có được kiến thức chuẩn xác trong cách điều trị chứng mồ hôi trôm ở trẻ, cũng như cách điều trị dứt điểm bệnh còi xương cho con từ sớm.
No comments:
Post a Comment