Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)
Cũng theo BS, đa phần mọi người khi bị côn trùng cắn hoặc đốt chỉ gặp phản ứng nhẹ như đau, ngứa, tấy đỏ, sưng tại chỗ, có thể tự khỏi trong vòng một vài ngày. Tuy nhiên, một số người nhạy cảm với nọc độc của côn trùng, đặc biệt là trẻ nhỏ rất có thể bị dị ứng, dẫn đến phù nề, phát ban toàn thân. Tại vết cắn/đốt, nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể gây nhiễm trùng, trong trường hợp này nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, tổn thương gan…thậm chí gây tử vong ảnh hưởng đến tính mạng.
Cách sơ cứu và phòng tránh côn trùng cắn cho trẻ
Trường hợp nhẹ: dấu hiệu trẻ bị sưng đỏ, ngứa tại xung quanh vết cắn, các bố mẹ cần rửa sạch vết cắn với xà phòng diệt khuẩn, sau đó bôi thuốc chuyên trị vết đốt côn trùng cho trẻ. Đặc biệt, nên chọn các loại dược phẩm tự nhiên an toàn cho làn da của trẻ không bị kích ứng.
Trường hợp 2: các vết cắn bị sưng đỏ và lan rộng quanh vết cắn, theo đó là bị ngứa và bỏng rát làm trẻ khó chịu, lúc này nếu bị loại côn trùng có nọc độc cắn thì cần nhẹ nhàng lấy nọc độc ra, sau đó rửa sạch vết thương. Sau cùng, lau khô vết cắn với khăn sạch và bôi thuốc cho trẻ. Trong trường hợp bị vết cắn nhiều, và bị nặng, không để ý mà trẻ bị cắn, đốt nhiều thì sau khi sơ cứu, rửa sạch các bố mẹ cần kịp thời đưa con đến sở y tế gần nhất.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)
Để phòng trừ trẻ bị côn trùng tấn công, bố mẹ nên chọn quần áo trẻ em dài tay, deo giầy dép cẩn thận khi cho trẻ ra ngoài chơi.
Nếu nhà có sân vườn, nên làm sạch thường xuyên và tiêu diệt hết các ổ dậm, côn trùng có hại để con có thể vui chơi thoải mái hơn. Bên cạnh đó, cần hạn chế con tiếp xúc với các bụi dậm, nơi có nhiều cây cối lùm xùm vào những ngày mưa ẩm ướt, để tránh các loại con trùng có hại cho con.
No comments:
Post a Comment