Saturday, December 2, 2017

Hàng trăm trứng thằn lằn bay 120 triệu năm ở Trung Quốc

hang-tram-trung-than-lan-bay-120-trieu-nam-o-trung-quoc

Thằn lằn bay là loài có xương sống biết bay đầu tiên trên Trái Đất. Ảnh: Reuters.

Các nhà khoa học tìm thấy 215 quả trứng hóa thạch của loài thằn lằn bay Hamipterus tianshanensis ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, Guardian hôm qua đưa tin. Phát hiện này giúp họ kết luận con non của chúng khi mới sinh chưa biết bay ngay và cần bố mẹ chăm sóc.

Thằn lằn bay Hamipterus tianshanensis sống cách đây 120 triệu năm, trong kỷ Phấn Trắng. Thức ăn chủ yếu của chúng là cá. Con trưởng thành có một chiếc mào trên đầu, hộp sọ khá dài, hàm răng sắc nhọn và sải cánh dài đến 3,5 mét.

Trong số những quả trứng được phát hiện có 16 quả vẫn chứa một phần phôi thai. Ngoài trứng và một số con non, các nhà khoa học còn tìm thấy hóa thạch của những con trưởng thành.

"Chúng tôi muốn gọi nơi này là 'Vườn địa đàng của thằn lằn bay'", nhà cổ sinh vật Shunxing Jiang tại Viện Cổ sinh vật có xương sống và Cổ nhân loại học thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, nhận xét.

Thằn lằn bay là loài vật có xương sống biết bay đầu tiên trên Trái Đất, sau này các loài chim và dơi mới xuất hiện. Trước đó, các nhà khoa học chưa từng phát hiện quả trứng thằn lằn bay nào vẫn chứa phôi thai được lưu giữ tốt như vậy.

hang-tram-trung-than-lan-bay-120-trieu-nam-o-trung-quoc-1

Các nhà khoa học phát hiện nhiều hóa thạch trứng ở Trung Quốc. Ảnh: Marcelo Sayao.

Phôi thai hóa thạch chỉ ra chân sau của con non phát triển nhanh hơn các bộ phận thiết yếu khác của cánh như xương cánh tay, theo nhà cổ sinh vật Alexander Kellner tại Bảo tàng Quốc gia Brazil ở Rio de Janeiro.

"Ở một số loài chim, con non biết bay ngay khi chui ra khỏi trứng, trong khi số khác sẽ cần thời gian dài hơn sống dưới sự chăm sóc của bố mẹ. Hamipterus tianshanensis non có thể đi bộ nhưng chưa biết bay ngay", Jiang cho biết.

Các nhà khoa học cho rằng những con thằn lằn bay này sống thành đàn ở gần một hồ nước ngọt lớn. Kellner đưa ra bằng chứng cho thấy các con cái tập trung lại với nhau để đẻ trứng và sẽ quay lại địa điểm này trong những năm sau.

Nhóm nghiên cứu nhận định một số trứng, con non và con trưởng thành có thể bị bão cuốn khỏi nơi làm tổ, rơi xuống hồ nước, chìm xuống bùn rồi trở thành hóa thạch. Mỗi quả trứng dài khoảng 7,2 cm, có vỏ ngoài mỏng với vài vết rạn và lớp màng dày bên trong, giống với kiểu trứng mềm của một số loài rắn và thằn lằn hiện đại. Các nhà khoa học hiếm khi phát hiện trứng thằn lằn bay và phôi thai trong quá trình khảo cổ vì trứng vỏ mềm rất khó chuyển thành hóa thạch.

Thu Thảo

Let's block ads! (Why?)

Cặp vợ chồng Sài Gòn tay bế con tay điều khiển doanh nghiệp

Vợ chồng chị Trang (28 tuổi, quận Tân Bình, TP HCM) cưới nhau từ năm 2012, có hai con, bé lớn tên Win 4 tuổi, bé nhỏ 16 tháng tên Ry. Họ có một công ty riêng, hoạt động hơn 5 năm nay. Dù các con đã đến tuổi đi học, công việc rất bận nhưng anh chị thà bận một chút chứ không tự tin trao con cho người khác, ngày cả ông bà nội ngoại quá lắm cũng chỉ một ngày.

Chọn cách chăm con như vậy nên hàng ngày, chị Trang cùng chồng thay nhau vừa quán xuyến, lo việc ở công ty vừa trông hai con nhỏ. Lúc anh bận tiếp khách, gặp gỡ đối tác là chị ở nhà trông con, làm việc trên máy tính và ngược lại. Những lúc đi công tác, cả gia đình lại kéo đoàn, tay xách nách mang cùng đi.

cap-vo-chong-sai-gon-tay-be-con-tay-dieu-khien-doanh-nghiep

Mỗi khi đi công tác, vợ chồng chị Trang đều mang các con theo - Ảnh: NVCC

Nhìn vợ chồng họ lích kích hành lý, mỗi người ôm một con ai cũng ái ngại. Có người đặt câu hỏi: “Sao gia đình có điều kiện, không thuê người giúp việc hoặc gửi con ở trường”. Chị Trang chỉ biết mỉm cười: “Kiếm tiền là việc cả đời và để lo cho con cái có cuộc sống tốt hơn. Tôi thấy, vợ chồng có nhiêu đó là đủ rồi nên vừa làm vừa tận hưởng cuộc sống”.

Chị kể, sau ngày cưới, hai vợ chồng gom vốn mở công ty riêng. Đó cũng là thời điểm họ vui mừng đón con trai đầu lòng. Cả hai đặt mục tiêu, 5 năm đầu phải đặt việc gia đình, chăm sóc con cái quan trọng hơn. Khi các con đã đủ tuổi đi học, tự nhận biết mọi việc xung quanh thì công việc và gia đình phải đồng hành cùng nhau, tránh việc cha mẹ mải việc mà bỏ bê con, để bé tự ti, thiếu tình thương. 

Con lớn tròn hai tuổi, chị mang thai đứa thứ hai. Sợ vợ cực, anh Danh (31 tuổi) bàn nên cho con đi học ở trường. Bé Win được học ở một trường quốc tế, nhưng chỉ hai tháng là khóc thét lên, đòi ở nhà, dù đã làm mọi cách. Cuối cùng, họ tôn trọng quyết định của con.

-1

4 tuổi, bé Win đã biết tự trang trí những hình ảnh mình thích - Ảnh: NVCC

Anh chị cũng thường xuyên đưa đi chọn trường để bé bắt nhịp với môi trường ở lớp, làm quen với thầy cô, các bạn. Bé nhất định không chịu. 

“Trẻ em 0-3 tuổi đang phát triển EQ (chỉ số cảm xúc), nếu không được yêu thương, bao bọc, suốt ngày sống trong môi trường sợ hãi sẽ vô cùng thiệt thòi”, chị Trang nói về quyết định cho con ở nhà hẳn thay vì đi lớp.

Để dạy con tốt nhất, vợ chồng chị lên mạng tham khảo thông tin, hỏi ý kiến chuyên gia, đọc các cuốn sách về cách nuôi dạy con của tác giả nước ngoài và trong nước rồi rút ra cách riêng cho mình. Họ cho con làm việc cùng, đi công tác cùng và được trải nghiệm tất cả những gì chúng thích, nhưng trong giới hạn cho phép. Ví dụ, chị dạy con nhận biết chữ cái tiếng Việt/tiếng Anh, chữ số thông qua các bài hát trên mạng, tuy nhiên, mỗi ngày chỉ được 3-4 lần, mỗi lần 45 phút. Thông qua đó, các bé sẽ cảm được nhạc, hát được các bài trong độ tuổi của mình và học kiến thức.

Anh chị cũng cho con sử dụng ipad, điện thoại, nhưng chỉ được xem những chương trình mẹ cho phép. Hay mỗi khi mẹ dọn nhà, trang trí nhà cửa, bé lớn được phép chọn màu, vật dụng và tự tay dán các hình mình lựa. Lúc đi công tác, họ kết hợp làm hướng dẫn viên cho con, giúp bé hiểu hình ảnh, ngôn ngữ, đồ ăn, cách sinh hoạt hay các loại cây, con vật ở nơi mình đến.

Mỗi cuối tuần, anh chị tranh thủ đưa các con đến các khu vui chơi dành cho thiếu nhi để con được gặp gỡ, giao lưu cùng mọi người. Họ cũng mua một căn nhà ở ngoại ô và thường xuyên chở các con đến cho chúng hưởng không khí trong lành, thân thiện giao lưu với các bạn cùng trang lứa.

Với phương pháp đó, bé Win hiện rất tự tin, dạn dĩ, đã nói chuyện với ba mẹ bằng tiếng Anh, tính nhẩm được các phép cộng, trừ đơn giản... Bé biết phụ ba mẹ công việc nhà, như trông em, nhặt rau, vo gạo, dọn chén bát, biết tự chịu trách nhiệm với bản thân.

“Vừa làm việc ở vai trò sếp tổng, vừa thay phiên nhau dòm con, cực muốn lè lưỡi. Nhưng tính chất công việc của chúng tôi là bay suốt, đi công tác hàng tháng, lần nào cũng 1-2 tuần nên việc giao phó con cho ai đó không yên tâm xíu nào cả”, chị Trang chia sẻ thêm về quyết định cho con ở nhà mà không đi học, khiến nhiều người ngạc nhiên.

Ngoài ra, vốn dĩ hai vợ chồng chị có thể tự dạy con ở nhà là bởi họ cùng làm một công việc, không bị gò bó thời gian, nếu người này không giải quyết được, người kia sẽ làm thay. Mọi công việc ở công ty đã có nhân viên làm, họ chỉ giám sát từ xa, gặp gỡ khách hàng, đối tác. “Chúng tôi yêu con và tôn trọng quyết định của con”, chị Trang nói.

"Dù dạy con ở nhà, nhưng chúng tôi đã chuẩn bị tâm lý, tư tưởng cho con, để khi đi học cấp 1 bé không bỡ ngỡ”, chị Trang nói. 

Phan Thân

Let's block ads! (Why?)

Nhà tôi tiết kiệm được nửa tiền ăn uống từ khi ra nước ngoài sống

Dưới đây là chia sẻ của chị Anh Ngọc, 28 tuổi, hiện sinh sống ở Ontorio, Canada về chi phí dành cho việc ăn uống mỗi tháng. Chị Ngọc chia sẻ trước khi sang đây định cư cùng chồng, anh chị từng sống hai năm ở Sài Gòn, nhưng tiêu tiền nhiều hơn khi sang Canada.

Tôi đã sang Canada, quê chồng, định cư được gần một năm. Thời gian đầu, tôi ở nhà cơm nước, dọn dẹp nhà cửa và tranh thủ đi học thêm tiếng Anh. Vì chỉ có chồng đi làm nên tôi cố gắng tiết kiệm mọi thứ nhất có thể, từ tiền ăn uống tới shopping, đi chơi...

Thời còn ở Sài Gòn, tôi từng chi khoảng 8 triệu - 9 triệu cho việc ăn uống hàng tháng. Buổi sáng hai đứa thường ra hàng ăn cùng nhau, sau đó mới đi làm. Chi phí của hai người dành cho bữa sáng dao động 50 - 70 nghìn đồng tùy bữa, từ thứ hai tới thứ 6. Thứ 7, chủ nhật, hai vợ chồng sang chảnh hơn một chút, vừa đi ăn vừa cà phê lượn lờ, nên tốn kém hơn, khoảng 200.000 đồng... Tổng lại, bữa sáng của gia đình tôi mỗi tháng vào khoảng 2 triệu. 

Buổi tối, mỗi bữa tôi chi hết khoảng 120 - 150 nghìn đồng. Số tiền còn lại là đi ăn hàng. Tôi rất thích ra quán ăn hoặc mua đồ sẵn ngoài chợ vì tiện, đỡ phải nấu nướng nhiều, vì thế khá tốn kém. Mỗi tháng vợ chồng tôi ăn hàng khoảng 6 lần, toàn vào quán ăn nước ngoài (anh thích pizza và những món Tây), trung bình khoảng 500.000 đồng/bữa. Tiền ăn tiêu tốn của hai chúng tôi gần 1/3 tổng thu nhập.

Khi sang Canada, học theo thói quen của mọi người, chúng tôi hầu như chỉ ăn sáng ở nhà. Mỗi sáng, chúng tôi thường chỉ ăn bánh mỳ nướng, hoặc yến mạch. Chồng tôi thích ăn ngũ cốc với sữa. Tôi mua loại 5 đôla một hộp ăn trong vòng 1 tuần. Sữa thì 4 đôla uống cũng khoảng 8 ngày, vì chồng tôi uống sữa thay nước. Bánh mỳ bố mẹ chồng tôi hay làm nên chúng tôi hay sang đó mang về. Như vậy, bữa sáng tôi tiêu tốn hết khoảng 36 - 45 đôla/tháng.

ra-nuoc-ngoai-vo-chong-toi-giam-duoc-nua-tien-an-uong

Sang Canada, chị Ngọc hầu như nấu ăn các bữa ở nhà, ít khi ăn hàng.

Chồng tôi buổi trưa ăn ở chỗ làm nên chúng tôi chỉ ăn chung với nhau bữa tối. Thường tôi sẽ nấu món Việt, còn anh thích ăn các món kiểu Tây anh sẽ tự vào bếp nấu. Vì nhớ quê nên tôi tự mày mò làm nhiều món như phở, bánh bột lọc... thay đổi mỗi ngày. Tôi cũng làm cho anh một số món Tây đơn giản như mỳ spaghetti, gà hầm... Chồng tôi thích làm món thịt xông khói cuộn gà rồi bỏ vào lò nướng, ăn chung với khoai tây nghiền, thỉnh thoảng nấu gà pasta hoặc mấy món Mexico như ớt nhồi phô mai với bò xay các kiểu... Bữa trưa chỉ có một mình tôi thường ăn qua loa hoặc hâm lại đồ còn từ tối hôm trước.

Tiền thực phẩm một tháng tôi chi ra trên dưới 200 đôla (tầm 4 triệu). Một tháng hai vợ chồng tôi đi ăn ngoài 2 lần, rẻ nhất là khoảng 10 đôla, mắc nhất khoảng 30 đôla... để thay đổi không khí.

Để tiết kiệm tiền mua thực phẩm hơn, tôi tải một ứng dụng mua sắm khá nhiều người dùng bên này. Khi nào muốn mua đồ thì lên app kiểm tra siêu thị có sản phẩm nào nếu mua sẽ được dồn tiền. Ví dụ hôm nay tôi muốn đi siêu thị tên No frills, tôi lên app và search No Frills! Sau đó app sẽ cho tôi biết nếu mua trái cây thì sẽ được cộng dồn 1 đôla, mua dầu ăn được cộng dồn 2,50 đôla... mua nhiều thì tích lũy nhiều.

Sau khi mua xong giữ lại hoá đơn rồi đưa vào màn hình điện thoại cho app quét. Sau đó tiền sẽ tự động được cộng dồn từ những thứ mua có trong danh sách. Lần sau đi chợ mua nếu mình muốn dùng số tiền tích lũy thì dùng, không thì cứ dồn đó khi cần. Một chiếc thẻ có thể dùng cộng dồn cho nhiều siêu thị, cây xăng... nên rất tiện. Những khoản cộng dồn tưởng ít nhưng nó cũng giúp tôi tiết kiệm được kha khá.

Như vậy mỗi tháng tôi tiêu tốn khoảng 260 đôla cho chi phí ăn uống, gồm cả ăn sáng, bữa tối và ăn hàng. So với số tiền ăn phải bỏ ra khi ở Việt Nam, tôi bớt được khá nhiều. Ở bên này, người ta thường ít khi đi ăn hàng, và tự nấu ở nhà những món có thể làm, nên tôi thấy ăn uống đảm bảo hơn. Thói quen hơi tí là chạy ra ăn hàng, tiện mua đồ có sẵn của tôi ở Việt Nam gần như biến mất khi sang đây. 

Mỗi tháng chúng tôi cần phải trả một khoản tiền lớn hơn là 750 đôla cho tiền thuê nhà hàng tháng, nên tiền ăn tôi chỉ cho phép tiêu ở mức đó. Nếu hồi ở Việt Nam mà tôi nấu ăn sáng ở nhà, và chỉ đi ăn hàng 2 lần/tháng như bên này, tôi cũng đã tiết kiệm được một khoản không nhỏ.

Nhiều người vẫn nghĩ ở nước ngoài tốn kém lắm, nhưng bạn đều có thể kiểm soát và tiết kiệm trong khả năng của mình. Tự làm những thứ có thể làm, tiết kiệm từ những thứ nhỏ, ghi chép lại để so sánh sẽ giúp bạn nhận ra cái gì hợp lý, chưa hợp lý trong cách chi tiêu để có thể điều chỉnh kịp thời.

Anh Ngọc

Let's block ads! (Why?)

Gà hấp bia đổi vị cho bữa cơm cuối tuần

Món này dễ làm, ăn lại ngon. Công thức như sau:

- Gà ta (nửa con) ướp với 4 tép tỏi đập dập băm nhỏ, một  muỗng cà phê bột sả xay (mua các hàng tạp khô một hũ khoảng 50 đến 60 nghìn dùng được nhiều lần), hạt nêm, tiêu, ướp 30 phút.

ga-hap-bia-doi-vi-cho-bua-com-cuoi-tuan

- Đem gà bỏ vào thố hay tô hấp cách thuỷ, nửa con hấp trong 40 phút. Nếu làm một con thì hấp 60 đến 70 phút tuỳ con lớn nhỏ. Khi hấp được nửa thời gian thì khui lon bia đổ vào khoảng 4,5 muỗng ăn cơm vào, hấp tiếp đến khi chín.

ga-hap-bia-doi-vi-cho-bua-com-cuoi-tuan-1

- Khi gà chín thịt mềm thơm ngào ngạt thì vớt ra, rồi xé nhỏ, cắt khúc hành lá, bào mỏng hành tím rải lên mặt.

ga-hap-bia-doi-vi-cho-bua-com-cuoi-tuan-2

- Làm nước sốt bia: Lấy nước hấp gà trong cái thố (hay tô), đun sôi, chế thêm nửa lon bia vào, hạt nêm và một muỗng đường, đun đến khi hơi kẹo lại, nêm vừa miệng, rưới lên con gà. Ăn kèm cơm hay xôi hay bánh mỳ đều rất hợp.

ga-hap-bia-doi-vi-cho-bua-com-cuoi-tuan-3

Nếu thích ăn nóng và hành chín (có nhiều người không ăn hành hơi sống được), bạn nấu sốt hơi nhiều và loãng chút, bỏ vào khay inox, dọn ra hâm nóng bếp gas hay cồn để ăn tiệc. 

Facebook:Nhà Tin Bin

Let's block ads! (Why?)

Vợ chồng Sài Gòn tay bế con tay điều khiển doanh nghiệp

Vợ chồng chị Trang (28 tuổi, quận Tân Bình, TP HCM) cưới nhau từ năm 2012, có hai con, bé lớn tên Win 4 tuổi, bé nhỏ 16 tháng tên Ry. Họ có một công ty riêng, hoạt động hơn 5 năm nay. Dù các con đã đến tuổi đi học, công việc rất bận nhưng anh chị thà bận một chút chứ không tự tin trao con cho người khác, ngày cả ông bà nội ngoại quá lắm cũng chỉ một ngày.

Chọn cách chăm con như vậy nên hàng ngày, chị Trang cùng chồng thay nhau vừa quán xuyến, lo việc ở công ty vừa trông hai con nhỏ. Lúc anh bận tiếp khách, gặp gỡ đối tác là chị ở nhà trông con, làm việc trên máy tính và ngược lại. Những lúc đi công tác, cả gia đình lại kéo đoàn, tay xách nách mang cùng đi.

vo-chong-sai-gon-tay-be-con-tay-dieu-khien-doanh-nghiep

Mỗi khi đi công tác, vợ chồng chị Trang đều mang các con theo - Ảnh: NVCC

Nhìn vợ chồng họ lích kích hành lý, mỗi người ôm một con ai cũng ái ngại. Có người đặt câu hỏi: “Sao gia đình có điều kiện, không thuê người giúp việc hoặc gửi con ở trường”. Chị Trang chỉ biết mỉm cười: “Kiếm tiền là việc cả đời và để lo cho con cái có cuộc sống tốt hơn. Tôi thấy, vợ chồng có nhiêu đó là đủ rồi nên vừa làm vừa tận hưởng cuộc sống”.

Chị kể, sau ngày cưới, hai vợ chồng gom vốn mở công ty riêng. Đó cũng là thời điểm họ vui mừng đón con trai đầu lòng. Cả hai đặt mục tiêu, 5 năm đầu phải đặt việc gia đình, chăm sóc con cái quan trọng hơn. Khi các con đã đủ tuổi đi học, tự nhận biết mọi việc xung quanh thì công việc và gia đình phải đồng hành cùng nhau, tránh việc cha mẹ mải việc mà bỏ bê con, để bé tự ti, thiếu tình thương. 

Con lớn tròn hai tuổi, chị mang thai đứa thứ hai. Sợ vợ cực, anh Danh (31 tuổi) bàn nên cho con đi học ở trường. Bé Win được học ở một trường quốc tế, nhưng chỉ hai tháng là khóc thét lên, đòi ở nhà, dù đã làm mọi cách. Cuối cùng, họ tôn trọng quyết định của con.

-1

4 tuổi, bé Win đã biết tự trang trí những hình ảnh mình thích - Ảnh: NVCC

Anh chị cũng thường xuyên đưa đi chọn trường để bé bắt nhịp với môi trường ở lớp, làm quen với thầy cô, các bạn. Bé nhất định không chịu. 

“Trẻ em 0-3 tuổi đang phát triển EQ (chỉ số cảm xúc), nếu không được yêu thương, bao bọc, suốt ngày sống trong môi trường sợ hãi sẽ vô cùng thiệt thòi”, chị Trang nói về quyết định cho con ở nhà hẳn thay vì đi lớp.

Để dạy con tốt nhất, vợ chồng chị lên mạng tham khảo thông tin, hỏi ý kiến chuyên gia, đọc các cuốn sách về cách nuôi dạy con của tác giả nước ngoài và trong nước rồi rút ra cách riêng cho mình. Họ cho con làm việc cùng, đi công tác cùng và được trải nghiệm tất cả những gì chúng thích, nhưng trong giới hạn cho phép. Ví dụ, chị dạy con nhận biết chữ cái tiếng Việt/tiếng Anh, chữ số thông qua các bài hát trên mạng, tuy nhiên, mỗi ngày chỉ được 3-4 lần, mỗi lần 45 phút. Thông qua đó, các bé sẽ cảm được nhạc, hát được các bài trong độ tuổi của mình và học kiến thức.

Anh chị cũng cho con sử dụng ipad, điện thoại, nhưng chỉ được xem những chương trình mẹ cho phép. Hay mỗi khi mẹ dọn nhà, trang trí nhà cửa, bé lớn được phép chọn màu, vật dụng và tự tay dán các hình mình lựa. Lúc đi công tác, họ kết hợp làm hướng dẫn viên cho con, giúp bé hiểu hình ảnh, ngôn ngữ, đồ ăn, cách sinh hoạt hay các loại cây, con vật ở nơi mình đến.

Mỗi cuối tuần, anh chị tranh thủ đưa các con đến các khu vui chơi dành cho thiếu nhi để con được gặp gỡ, giao lưu cùng mọi người. Họ cũng mua một căn nhà ở ngoại ô và thường xuyên chở các con đến cho chúng hưởng không khí trong lành, thân thiện giao lưu với các bạn cùng trang lứa.

Với phương pháp đó, bé Win hiện rất tự tin, dạn dĩ, đã nói chuyện với ba mẹ bằng tiếng Anh, tính nhẩm được các phép cộng, trừ đơn giản... Bé biết phụ ba mẹ công việc nhà, như trông em, nhặt rau, vo gạo, dọn chén bát, biết tự chịu trách nhiệm với bản thân.

“Vừa làm việc ở vai trò sếp tổng, vừa thay phiên nhau dòm con, cực muốn lè lưỡi. Nhưng tính chất công việc của chúng tôi là bay suốt, đi công tác hàng tháng, lần nào cũng 1-2 tuần nên việc giao phó con cho ai đó không yên tâm xíu nào cả”, chị Trang chia sẻ thêm về quyết định cho con ở nhà mà không đi học, khiến nhiều người ngạc nhiên.

Ngoài ra, vốn dĩ hai vợ chồng chị có thể tự dạy con ở nhà là bởi họ cùng làm một công việc, không bị gò bó thời gian, nếu người này không giải quyết được, người kia sẽ làm thay. Mọi công việc ở công ty đã có nhân viên làm, họ chỉ giám sát từ xa, gặp gỡ khách hàng, đối tác. “Chúng tôi yêu con và tôn trọng quyết định của con”, chị Trang nói.

"Dù dạy con ở nhà, nhưng chúng tôi đã chuẩn bị tâm lý, tư tưởng cho con, để khi đi học cấp 1 bé không bỡ ngỡ”, chị Trang nói. 

Phan Thân

Let's block ads! (Why?)

Vợ chồng tôi tiết kiệm được nửa tiền ăn uống từ khi ra nước ngoài sống

Dưới đây là chia sẻ của chị Anh Ngọc, 28 tuổi, hiện sinh sống ở Ontorio, Canada về chi phí dành cho việc ăn uống mỗi tháng. Chị Ngọc chia sẻ trước khi sang đây định cư cùng chồng, anh chị từng sống hai năm ở Sài Gòn, nhưng tiêu tiền nhiều hơn khi sang Canada.

Tôi đã sang Canada, quê chồng, định cư được gần một năm. Thời gian đầu, tôi ở nhà cơm nước, dọn dẹp nhà cửa và tranh thủ đi học thêm tiếng Anh. Vì chỉ có chồng đi làm nên tôi cố gắng tiết kiệm mọi thứ nhất có thể, từ tiền ăn uống tới shopping, đi chơi...

Thời còn ở Sài Gòn, tôi từng chi khoảng 8 triệu - 9 triệu cho việc ăn uống hàng tháng. Buổi sáng hai đứa thường ra hàng ăn cùng nhau, sau đó mới đi làm. Chi phí của hai người dành cho bữa sáng dao động 50 - 70 nghìn đồng tùy bữa, từ thứ hai tới thứ 6. Thứ 7, chủ nhật, hai vợ chồng sang chảnh hơn một chút, vừa đi ăn vừa cà phê lượn lờ, nên tốn kém hơn, khoảng 200.000 đồng... Tổng lại, bữa sáng của gia đình tôi mỗi tháng vào khoảng 2 triệu. 

Buổi tối, mỗi bữa tôi chi hết khoảng 120 - 150 nghìn đồng. Số tiền còn lại là đi ăn hàng. Tôi rất thích ra quán ăn hoặc mua đồ sẵn ngoài chợ vì tiện, đỡ phải nấu nướng nhiều, vì thế khá tốn kém. Mỗi tháng vợ chồng tôi ăn hàng khoảng 6 lần, toàn vào quán ăn nước ngoài (anh thích pizza và những món Tây), trung bình khoảng 500.000 đồng/bữa. Tiền ăn tiêu tốn của hai chúng tôi gần 1/3 tổng thu nhập.

Khi sang Canada, học theo thói quen của mọi người, chúng tôi hầu như chỉ ăn sáng ở nhà. Mỗi sáng, chúng tôi thường chỉ ăn bánh mỳ nướng, hoặc yến mạch. Chồng tôi thích ăn ngũ cốc với sữa. Tôi mua loại 5 đôla một hộp ăn trong vòng 1 tuần. Sữa thì 4 đôla uống cũng khoảng 8 ngày, vì chồng tôi uống sữa thay nước. Bánh mỳ bố mẹ chồng tôi hay làm nên chúng tôi hay sang đó mang về. Như vậy, bữa sáng tôi tiêu tốn hết khoảng 36 - 45 đôla/tháng.

ra-nuoc-ngoai-vo-chong-toi-giam-duoc-nua-tien-an-uong

Sang Canada, chị Ngọc hầu như nấu ăn các bữa ở nhà, ít khi ăn hàng.

Chồng tôi buổi trưa ăn ở chỗ làm nên chúng tôi chỉ ăn chung với nhau bữa tối. Thường tôi sẽ nấu món Việt, còn anh thích ăn các món kiểu Tây anh sẽ tự vào bếp nấu. Vì nhớ quê nên tôi tự mày mò làm nhiều món như phở, bánh bột lọc... thay đổi mỗi ngày. Tôi cũng làm cho anh một số món Tây đơn giản như mỳ spaghetti, gà hầm... Chồng tôi thích làm món thịt xông khói cuộn gà rồi bỏ vào lò nướng, ăn chung với khoai tây nghiền, thỉnh thoảng nấu gà pasta hoặc mấy món Mexico như ớt nhồi phô mai với bò xay các kiểu... Bữa trưa chỉ có một mình tôi thường ăn qua loa hoặc hâm lại đồ còn từ tối hôm trước.

Tiền thực phẩm một tháng tôi chi ra trên dưới 200 đôla (tầm 4 triệu). Một tháng hai vợ chồng tôi đi ăn ngoài 2 lần, rẻ nhất là khoảng 10 đôla, mắc nhất khoảng 30 đôla... để thay đổi không khí.

Để tiết kiệm tiền mua thực phẩm hơn, tôi tải một ứng dụng mua sắm khá nhiều người dùng bên này. Khi nào muốn mua đồ thì lên app kiểm tra siêu thị có sản phẩm nào nếu mua sẽ được dồn tiền. Ví dụ hôm nay tôi muốn đi siêu thị tên No frills, tôi lên app và search No Frills! Sau đó app sẽ cho tôi biết nếu mua trái cây thì sẽ được cộng dồn 1 đôla, mua dầu ăn được cộng dồn 2,50 đôla... mua nhiều thì tích lũy nhiều.

Sau khi mua xong giữ lại hoá đơn rồi đưa vào màn hình điện thoại cho app quét. Sau đó tiền sẽ tự động được cộng dồn từ những thứ mua có trong danh sách. Lần sau đi chợ mua nếu mình muốn dùng số tiền tích lũy thì dùng, không thì cứ dồn đó khi cần. Một chiếc thẻ có thể dùng cộng dồn cho nhiều siêu thị, cây xăng... nên rất tiện. Những khoản cộng dồn tưởng ít nhưng nó cũng giúp tôi tiết kiệm được kha khá.

Như vậy mỗi tháng tôi tiêu tốn khoảng 260 đôla cho chi phí ăn uống, gồm cả ăn sáng, bữa tối và ăn hàng. So với số tiền ăn phải bỏ ra khi ở Việt Nam, tôi bớt được khá nhiều. Ở bên này, người ta thường ít khi đi ăn hàng, và tự nấu ở nhà những món có thể làm, nên tôi thấy ăn uống đảm bảo hơn. Thói quen hơi tí là chạy ra ăn hàng, tiện mua đồ có sẵn của tôi ở Việt Nam gần như biến mất khi sang đây. 

Mỗi tháng chúng tôi cần phải trả một khoản tiền lớn hơn là 750 đôla cho tiền thuê nhà hàng tháng, nên tiền ăn tôi chỉ cho phép tiêu ở mức đó. Nếu hồi ở Việt Nam mà tôi nấu ăn sáng ở nhà, và chỉ đi ăn hàng 2 lần/tháng như bên này, tôi cũng đã tiết kiệm được một khoản không nhỏ.

Nhiều người vẫn nghĩ ở nước ngoài tốn kém lắm, nhưng bạn đều có thể kiểm soát và tiết kiệm trong khả năng của mình. Tự làm những thứ có thể làm, tiết kiệm từ những thứ nhỏ, ghi chép lại để so sánh sẽ giúp bạn nhận ra cái gì hợp lý, chưa hợp lý trong cách chi tiêu để có thể điều chỉnh kịp thời.

Anh Ngọc

Let's block ads! (Why?)

Top 19 loại thực phẩm nên dự trữ trong bếp

Dầu ôliu nguyên chất

Dinh dưỡng - Top 19 loại thực phẩm nên dự trữ trong bếp
 

Đầu bếp Hallie Norvet của Los Angeles khuyên bạn nên mua dầu ô liu ép lạnh để có hương vị tốt nhất. Bạn có thể dùng để phủ lên các món ăn đã hoàn thành như: Cá nướng, mì ống và rau.

Sữa chua Hy Lạp

Sữa chua Hy Lạp bao gồm 18g protein trong mỗi 169,8g mà cơ thể chúng ta hấp thụ. Mặc dù trông chúng có vẻ xốp và nhiều nhưng thực chất chúng chỉ chứa 100 calo trong mỗi khẩu phần.

Melissa Wieczorek, đồng chủ sở hữu và đầu bếp của Dịch vụ Chef Cá nhân A la Maison ở Newtown, Penn cho biết: Dùng sữa chua Hy Lạp thay thế cho mayonnaise hoặc kem chua là một sự lựa chọn hoàn hảo bởi nó có một lượng calo và chất béo thấp.

Ôliu đóng hộp

Ôliu đóng hộp có thời hạn sử dụng khá dài và có thể thêm nếm vào nhiều món ăn, chúng có chất béo không bão hòa dạng đơn thể và chúng có vị tự nhiên mà không cần thêm nếm muối.

Hãy dùng chúng để trang trí cho các đĩa sa lát, trộn vào món mì ống hoặc ăn như một món ăn kèm. Bạn có thể ăn 10 quả với khoảng 50 calo.

Nhà dinh dưỡng Jenna Braddock, RD cho biết: “Chúng hoàn hảo cho bạn khi bạn đang thèm một món ăn mặn, hãy dùng chúng thay vì những đồ ăn nhiều calo và không tốt cho sức khỏe”.

Mật ong

Dinh dưỡng - Top 19 loại thực phẩm nên dự trữ trong bếp (Hình 2).
 

Mật ong có thể được bảo quản trong tủ bếp của bạn qua nhiều năm mà không hề biến chất. Ngoài việc là một chất ngọt đa năng, nó còn là một loại thuốc tuyệt vời dùng dể trị ho, cảm cúm, thải độc,...

Hãy dùng mật ong để trộn salat hoặc thay đường cho một số món ăn, nhà dinh dưỡng Jenna cũng cho biết mật ong có thể kết hợp vào việc nướng bánh, "Bột mì nguyên chất có thể dày đặc hơn, nhưng thêm mật ong thay cho đường sẽ giúp giữ ẩm chúng tốt hơn".

Đậu

Đậu không chỉ không hề đắt đỏ, chúng còn là một nguồn cung cấp protein và chất xơ tuyệt vời. Ví dụ: Một cốc đậu gà (chickpeas) chứa 15g protein và 12g chất xơ.

Hãy tích trữ một số loại đậu như đậu đen, đậu trắng hay đậu gà, đậu đóng hộp có thể dùng làm salat cho các bữa ăn nhẹ, đậu khô nên được dùng cho những khẩu phần ăn lớn hơn như chè đỗ đen hoặc súp chẳng hạn.

Ngũ cốc diêm mạch

Chỉ với một cốc ngũ cốc diêm mạch nấu chín, cơ thể bạn sẽ được nạp 8g protein và 5g chất xơ chỉ với 222 calo. Hơn nữa, ngũ cốc diêm mạch là một nguồn cung cấp sắt và vitamin B tuyệt vời.

Đầu bếp và chuyên gia dinh dưỡng Allison Stevens đánh giá rất cao loại ngũ cốc này không chỉ bởi thành phần dinh dưỡng nó đem lại mà còn bởi vì đây là loại ngũ cốc dễ nấu, chỉ với 15 phút bạn đã có thể có một món ăn hoàn chỉnh.

Loại ngũ cốc này có thể kết hợp với thịt gà xắt nhỏ, các món sa lát hoặc có thể được dùng để thay thế cho bột yến mạch.

Trứng

Dinh dưỡng - Top 19 loại thực phẩm nên dự trữ trong bếp (Hình 3).
 

Một quả trứng chứa 6g chất đạm với chỉ 70 calo. Một nghiên cứu với hai người phụ nữ thừa cân cho thấy người ăn sáng với trứng có thể giảm cân gấp đôi so với người ăn sáng bằng các loại bánh mì tiện lợi.

Ăn trứng luộc cho bữa sáng hay dùng chúng kèm với salat sẽ cung cấp cho cơ thể bạn một nguồn protein tuyệt vời.

Muối biển

Mặc dù CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) khuyên nên hạn chế lượng muối ăn vào, nhưng hầu hết các vấn đề về muối phát sinh từ các thực phẩm đã qua chế biến, đồ ăn sẵn chứ không phải từ đồ ăn bạn tự nấu. Thêm một chút muối biển vào món ăn sẽ làm gia tăng hương vị cho món ăn ngon và hấp dẫn hơn.

Ngoài ra, muối biển cũng chứa nhiều khoáng chất hơn so với các loại muối khác.

Bột cà chua

Bột cà chua là một loại gia vị tuyệt vời cho nhiều món ăn, hơn nữa nó có chất chống oxy hóa và chứa rất ít calo. Chúng thích hợp dùng với mỳ, salat hay khoai tây.

Hơn nữa, trong bột cà chua chứa lycopene (là một dạng sắc tố hữu cơ có tự nhiên trong thực vật và các loài sinh vật quang hợp khác như tảo, một vài loài nấm và vi khuẩn) có khả năng chống ung thư.

Chuối

Dinh dưỡng - Top 19 loại thực phẩm nên dự trữ trong bếp (Hình 4).
 

Chuối có sẵn quanh năm, nó cung cấp một vị ngọt tự nhiên cho các loại sinh tố, đá bào, sữa chua mà không cần cho thêm đường.

Có thể sử dụng chuối như một món ăn nhẹ, món tráng miệng hoặc phết một lát chuối lên bánh mì nướng như một món ăn kèm.

Rau thơm

Rau thơm chứa một lượng chất chống oxy hóa đáng ngạc nhiên, nó là một gia vị tuyệt vời cho các món ăn. Hãy bảo quản chúng trong tủ lạnh ở ngăn mát, tuyệt đối không bọc lại bằng túi nhựa.

Tỏi

Tỏi tăng cường hệ thống miễn dịch và kháng khuẩn, kháng virus, chống ô-xy hóa, thông đường hô hấp, giúp cơ thể cảm lạnh, ho khan. Củ tỏi cũng giảm mức độ nghiêm trọng của các chứng nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phế quản mãn tính.

Tỏi được dùng như một loại gia vị thiết yếu trong nhiều món ăn, làm tăng hương vị như các món xào, nấu hoặc súp.

Sô-cô-la

Dinh dưỡng - Top 19 loại thực phẩm nên dự trữ trong bếp (Hình 5).
 

Sô-cô-la đen cung cấp các polyphenol có khả năng chống bệnh mạnh và thậm chí có liên quan đến việc giảm cân.

Một thanh chocolate đen 100 g với khoảng 70-85% cacao chứa:

- 11 g chất xơ

- 67% RDA (bảng định mức sử dụng các chất dinh dưỡng) của sắt

- 58% RDA của Magnesium

- 89% RDA của đồng

- 98% RDA của mangan

- Hàm lượng kali, phốt pho, kẽm và selen cao

Sô-cô-la được dùng như một món ăn vặt hoặc được bào nhỏ trang trí món ăn hoặc thêm nếm vào các món ăn chính.

Tôm đông lạnh

Với 4 con tôm lớn chỉ chứa 30 calo và hầu như không chứa chất béo. Tôm cũng cung cấp một lượng lớn protein.

Có thể giã đông chúng dễ dàng bằng lò vi sóng và chế biến chúng theo thực đơn thông thường.

Mù tạt

Hạt và dầu mù tạt có những công dụng riêng nhưng có một điểm chung là đều rất tốt với sức khỏe và việc làm đẹp.

Mù tạt có thể giảm triệu chứng hen suyễn, làm chậm quá trình lão hóa, chống viêm khớp dạng thấp, tăng cường hệ miễn dịch, giảm táo bón, giảm cholesterol, kích thích mọc tóc. Ngoài ra, mù tạt cũng chứa chất chống ung thư, tốt cho sức khỏe.

Thảo mộc khô

Dinh dưỡng - Top 19 loại thực phẩm nên dự trữ trong bếp (Hình 6).
 

Hãy giữ các loại thảo mộc khô có thể dễ dàng pha trộ như hương thảo, rau húng quế, mùi tây, lá kinh giớ và hoa oải hương. Chúng có thể dùng để pha trà hoặc dùng như một loại thực phẩm gia tăng mùi vị.

Dấm đen

Dấm đen gạo lứt được lên men tự nhiên đạt độ chua 4,5%. Dấm đen ngoài công dụng giúp giảm béo, giảm mỡ máu còn có những tác dụng thiết thực đối với sức khỏe như: Ức chế bệnh ung thư trực tràng, giảm cho lesterol, chống loãng xương, chống oxy hóa, giúp lưu thông máu tốt, chống táo bón, thải độc giảm huyết áp.

Yến mạch

Yến mạch chứa carbohydrate hấp thu chậm vì vậy giúp có cảm giác no lâu và hơn thế nữa cung cấp năng lượng cho một ngày làm việc.Trong yến mạch giàu các chất đạm thiên nhiên, chất béo không bão hòa, vitamin và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Yến mạch có thể được dùng làm bánh, ngũ cốc ăn sáng hoặc cháo.

Nước thịt

Dinh dưỡng - Top 19 loại thực phẩm nên dự trữ trong bếp (Hình 7).
 

Bạn có thể đựng chúng trong hộp đựng thức ăn, chúng chứa khá ít calo (một cốc với 38 calo) và 5g protein.

Nước thịt là nguyên liệu tuyệt vời cho các món hầm hoặc súp, nó cũng là một sự thay thế tuyệt vời cho dầu ăn khi xào rau.

Linh Lee (Theo Health)

Let's block ads! (Why?)