Monday, July 30, 2018

Mẹ hốt hoảng vì con mới sinh đã bị viêm phổi, chuyên gia chỉ ra cách phòng ngừa

Tre-so-sinh-bi-viem-phoi

Trẻ sơ sinh dễ bị viêm phổi khi tiếp xúc với người mang mầm bệnh (Nguồn: internet)

Khi lọt lòng, bé trai sơ sinh, con của chị Lan đạt cân nặng 4kg, hoàn toàn khỏe mạnh. Sinh thường, lại gặp lúc thời tiết khó chịu, chị Lan xuất viện chỉ sau 2 ngày ở khoa sản. Về nhà, những ngày nắng nóng cao điểm, hai mẹ con ở trong phòng kín, liên tục dùng điều hòa.

Khoảng 4 ngày sau, trời đỡ nắng, hai mẹ con chuyển sang phòng ngoài, có cửa sổ thoáng, tiện cho bé tắm nắng ban mai. Bé bú tốt, ngủ ngoan, mọi sinh hoạt đầu đời đều rất đúng cữ. Là một người mẹ trẻ, nguồn sữa mà chị Lan có để nuôi con là dồi dào. Có những thời điểm trong ngày, bé bú không hết, mẹ phải hút cho vào tủ dự trữ.

Gia đình chị Lan không kiêng khem gì trong việc để người thân tiếp xúc với mẹ và bé. Ai đến chơi, thăm cháu đều vào tận giường, thoải mái chơi với bé.

Nhưng, đến ngày thứ 10, bé bỗng nhiên bú kém, có xuất hiện nôn trỡ, nghẹt mũi. Ban đầu, gia đình chị Lan cứ nghĩ là do bé bị sặc sỡ. Nhưng, suốt đêm hôm đó, bé quấy khóc, cơ thể hâm hấp sốt. 
Sáng ra, chị Lan theo dõi con, thấy phạn xạ kém, không linh hoạt như ngày trước. Lo lắng, chưa biết nguyên nhân vì sao, chị và chồng đưa bé đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám. Kết luận của bác sĩ là: Bé bị viêm phổi, nhập viện ngay, và phải nằm phòng cách ly.

Khi trao đổi với bác sĩ chuyên khoa, chị Lan được bác sĩ cho biết: Bé bị lây loại vi rút gây viêm phổi từ người lớn. Có thể, đó là một người lớn đang bị cúm.

Rà soát lại người đến thăm và tiếp xúc gần với bé, chị Lan mới biết: Có một phụ nữ đang bị cúm, do mới đi du lịch về, đã tiếp xúc ngay từ ngày hai mẹ con mới từ bệnh viện trở về nhà.

Theo chỉ định của bác sĩ, bé phải nằm phòng cách ly. Cứ 3 tiếng thì người nhà mang sữa vào cho bé. Những việc còn lại, chỉ có bác sĩ, y tá chăm sóc bé.

Tâm lý của người mẹ trẻ, trong những ngày con ở viện, mẹ ở nhà, luôn bồn chồn, lo lắng, đứng ngồi không yên. Chị Lan bị stress, không ngủ được khi mỗi đêm không được gần con, thậm chí, khi ăn cơm cứ nghĩ đến con là khóc. Thêm vào đó, do cơ địa có nguồn sữa nhiều, nên chị Lan thường xuyên bị căng sữa.

Sau 1 tuần điều trị cách ly ở viện, điều may mắn nhất, bé đã bình phục. Đón bé về, bế con trên tay, biết con hao cân, bố mẹ xót. Những đêm đầu tiên, bé ngủ hay giật mình, luôn đòi người thân bế trên tay mới ngủ ngon. Còn nếu đặt xuống giường là quấy khóc. Thương con, chị Lan cứ ngồi bế ẵm suất đêm cho con ngủ.

Đến nay, bé đã gần 1 tháng tuổi, cân nặng chớm bằng số cân lúc sinh (4kg), nếp ăn và ngủ đã dần ổn định.

tre-so-sinh-bi-viem-phoi2

Các mẹ cần chăm sóc kỹ con mình ở giai đoạn sơ sinh (Nguồn: internet)

Trao đổi với phóng viên Stylenews.vn, bác sĩ Nguyễn Phương Dung đã có những khuyến cáo các phụ huynh, như sau:

Thứ nhất, mẹ phải giữ đủ ấm cho con, tránh mồ hôi, đặc biệt là đang trong những ngày thời tiết thất thường (đan xen mưa và nắng).

Thứ hai, tăng cường sữa mẹ cho con. Mẹ phải ăn đủ chất để sữa tốt nuôi con.

Thứ ba, nếu bé bị chảy mũi thì rửa mũi bằng nước muối sinh lý.

Thứ tư, khi thời tiết nóng quá, có thể cho trẻ nằm điều hòa.

Thứ năm, cần biết, trẻ con chưa tiếp xúc với mầm bệnh bao giờ, sức đề kháng chưa có nên mẹ phải chăm sóc kĩ hơn ở giai đoạn sơ sinh.

Cuối cùng, bé cần được bổ sung vitamin D, canxi theo chỉ định của bác sĩ.

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment