Để tạo nên sức nặng cho một bộ phim hoạt hình thì ngoài nội dung đặc sắc, hình ảnh là phần cần đặc biệt chăm sóc tỉ mỉ và trau chuốt. Sản xuất tới 3 phần phim với phong độ rất ổn định, ekip Hotel Transylvania đã áp dụng nhiều tuyệt chiêu cũng như nguyên tắc thiết kế, sản xuất độc đáo để tạo nên thế giới quái vật đa dạng, màu sắc nhưng cũng rất “khó nhằn”. Đặc biệt trong phần 3: Summer Vacation, Hawkins đã tiết lộ về cách tạo nên quái vật thạch núng nính Blobby, màn biến hình thành dơi đầy thần thái của Dracula và đặc biệt là màn sáng tạo quái vật lớn nhất trong thế giới Hotel Transylvania từ trước đến nay – thủy quái Kraken.
Blobby – thách thức với tạo hình ‘jelly’
Blobby là quái vật thạch trong veo màu xanh, có khả năng thay đổi hình dạng tùy trường hợp. Tuy nhiên, điều bất thường làm khó Imageworks nhất lại là việc thỉnh thoảng nhân vật này lại “tự nhiên” mọc thêm tay rồi lúc sau lại mất hút. Hawkins nói: “chúng tôi cơ bản chỉ làm cho phần cánh tay bé xíu, bé nhất có thể nhưng điều này khiến số lượng điểm nối cánh tay rất ít. Làm bóng mịn bề mặt của cánh tay luôn là điều rất đau đầu vì những điểm này rất khó nhìn khi bối cảnh xung quanh cứ dịch chuyển còn phần cánh tay vì nhỏ quá nên trông cứ cứng đơ tại chỗ”.
Phác họa Blobby do Craig Kellman thực hiện
Tạo hình Blobby do Andre Medina phác họa
“Hầu hết, nhiệm vụ của chúng tôi là giữ cho Blobby được tròn mình và mềm mại. Đây thực sự là nhân vật rất hay ho, thú vị. Đôi khi Blobby cư xử rất “mất não”, lúc lại ngập tràn động lực. Việc cân bằng tính cách và biểu cảm của Blobby thực sự là một trải nghiệm dễ thương. Rồi sau Blobby là đến Blobby bé rồi Blobby cún, như thế vũ trụ Blobby đang ngày càng được mở rộng vậy”- Hawkins tiếp lời.
Một tạo hình của Blobby cắt từ phim
Công thức tạo nên cú hóa thân dơi cool ngầu của bá tước Dracula
Trong các phần phim, cảnh biến hình của bá tước Dracula thành dơi luôn được thực hiện theo chỉ dẫn của đạo diễn Tartakovsky, chủ yếu sử dụng nguyên tắc ‘giãn và nén’ trong hoạt hình. Đặc biệt, vị đạo diễn yêu cầu trong quá trình biến hình, nhân vật không được phép có lúc nào trông “nửa nọ nửa kia”. Hình ảnh minh họa bên dưới sẽ làm rõ thêm điều này.
Quá trình biến hình thành dơi của Bá tước Dracula trên bản vẽ mẫu
“Khi áo choàng hơi khép lại, hình dáng của Dracula trong 1 – 2 khung hình sẽ trở nên rất đơn giản và lúc này Dracula trông tựa như một vệt đen vậy” – Hawkins chia sẻ thêm. “Sau đó nhờ sự tương đồng giữa cánh dơi và cổ áo choàng, chúng tôi sẽ chồng dáng dơi lên phần thân trên áo, bây giờ thì chỉ việc chuyển hết phần năng lượng từ phần thân của Drac vào phần cánh dơi. Hoặc cách khác là ép rồi căng dài phần áo choàng xuống để khớp với phần cánh dơi mở rộng. Điều quan trọng là phải làm cho việc biến hình thành dơi thật cool ngầu”.
Cảnh cắt từ trailer chính thức của phim đã tiết lộ quá trình biến hình thành dơi của Dracula
Để tăng độ “ảo diệu”, nhà sản xuất đã thêm thắt hiệu ứng khói tím và ánh sáng chớp nhoáng ở tận cùng pha biến hình. Các kỹ xảo gia tại Imageworks cũng đẩy tốc độ biến hình của Dracula lên nhanh chóng mặt khiến việc biến hình trở nên rất “thần thánh”. Dracula có 2 trạng thái: khi là ma cà rồng và khi là dơi và cả 2 đều được làm hiệu ứng.
Thủy quái Kraken – thách thức cỡ bự theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng
Trong phần này, quái vật khủng đầy xúc tu Kraken được xem hoàn toàn mới. Thử thách lớn nhất đối với team Hawkins chính là kích thước “cỡ đại” của Kraken. “So với tất thảy những thứ còn lại trong thế giới quái vật thì Kraken thực sự là hàng quá khủng” – giám sát hiệu ứng chia sẻ.
Kích thước của Kraken đem đến hệ quả là các mô phỏng mặt nước và vải vóc bị vỡ hình trong khi “Kraken thường kết thúc với cảnh đâm vào đá và đáp xuống biển khiến nước bắn tung tóe”. Đặc biệt, việc di chuyển của một nhân vật khổng lồ như Kraken, tưởng chừng với tốc độ bình thường nhưng thực chất là đang di chuyển với tốc độ cực cao. “Kraken to lớn đến mức chỉ cần dịch chuyển xúc tu 1 chút thôi là phần xúc tu sẽ văng ra khỏi vòng ổn định” – Hawkins chia sẻ.
Tạo hình Kraken vẽ bởi Craig Kellman
Tạo hình của Kraken do Scott Wills thực hiện
Một thách thức đáng kể khác chính là phần miệng của Kraken, phần miệng này có thể cử động mở hay mím chặt theo rất nhiều cách khác nhau và nguyên việc cử động như vậy đã biến phần miệng của Kraken trở thành 1 nhân vật hoàn toàn độc lập.
Thiết kế Craig Kellman minh họa khẩu hình của Kraken
Khung storyboard
Giai đoạn tạo khối
Giai đoạn hiệu ứng. Cảnh cuối cùng.
Trên đây mới chỉ là 3 trong số hàng trăm tạo hình nhân vật và hiệu ứng mà Imageworks đã miệt mài làm việc và cống hiến sức sáng tạo cho Hotel Transylvania suốt nhiều năm qua. Những tiết lộ này phần nào đã thỏa mãn những thắc mắc của khán giả xoay quanh quá trình sản xuất serie hoạt hình này. Đây cũng có thể coi là minh chứng cụ thể cho ngầm ý “khán giả chỉ việc thưởng thức, những việc còn lại cứ để ekip sản xuất lo” của các nhà làm phim Hollywood.
No comments:
Post a Comment