Thursday, March 30, 2017

Siết chặt quản lý rượu thủ công: Bảo vệ sức khỏe người dùng từ ‘gốc’

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị cần bổ sung một chương riêng về quản lý rượu thủ công trong Nghị định. Trong đó có quy định về quản lý chất lượng; các cơ sở sản xuất phải đăng ký sản phẩm với chính quyền cấp xã phường; trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý sản xuất kinh doanh rượu thủ công...

Các chuyên gia y tế cho rằng, việc siết chặt quản lý rượu thủ công là cần thiết, đặc biệt sau hàng loạt các vụ ngộ độc rượu chứa methanol khiến nhiều người tử vong vừa qua.

Theo thống kê của viện Chiến lược và Chính sách Y tế (bộ Y tế), sản lượng rượu thủ công đã lên tới 800 triệu lít/năm, gấp 4 lần so với các ước tính trước đây. Lý do được các chuyên gia giải thích bởi thuế đối với đồ uống có cồn ngày càng tăng, người tiêu dùng chuyển sang lựa chọn đồ uống thay thế có giá rẻ hơn.

Nhiều người không biết rượu thủ công có thể sinh ra methanol. (Ảnh minh họa)


Kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân không biết tạp chất gì có thể sinh ra trong quá trình nấu rượu; không biết kiểm soát nhiệt độ nồi chưng cất trong quá trình nấu để có thể lọc bỏ các tạp chất trong rượu. Điều đáng ngại, nhiều người chưa từng nghe nói methanol có thể được sinh ra trong quá trình nấu rượu thủ công. Thậm chí, có người còn chưa từng nghe nói đến methanol, cán bộ y tế cấp xã, phường cũng hoàn toàn không biết hết về triệu chứng ngộ độc methanol và cách xử trí.

TS. Phạm Bích Diệp (hiện đang công tác tại đại học Y Hà Nội) cho biết, mới đây, đơn vị này đã tiến hành nghiên cứu cụ thể về hoạt động sản xuất kinh doanh rượu tự nấu tại 2 xã ở tỉnh Phú Thọ và nhận thấy thực trạng đáng báo động.

Về tình hình sản xuất rượu tại Phú Thọ, TS. Phạm Thị Bích Diệp nhận định: “Hiện nay, chúng ta chưa kiểm soát giấy phép đăng ký kinh doanh sản xuất và tiêu thụ rượu nấu thủ công; chưa có cơ quan nào kiểm tra về chất lượng rượu nấu thủ công.

Vì thế, các nhà quản lý cần phải kiểm soát chất lượng rượu chiết trắng từ quy trình nấu, kiểm soát giấy phép sản xuất, yêu cầu dán nhãn cho các sản phẩm rượu được phân phối ra thị trường. Đặc biệt, cần xây dựng quy trình chuẩn cho hệ thống kiểm nghiệm sản phẩm rượu, test nhanh rượu chứa methanol”.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh (viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết, rượu thủ công cũng dễ chứa methanol vì người dân dùng nguyên liệu có nhiều tạp chất, xenlulo (sắn dù, sắn mốc...) và chỉ chưng cất một lần nên không tách được methanol. Với rượu pha chế, nhiều cơ sở sản xuất vì lợi nhuận đã dùng cồn công nghiệp có hàm lượng methanol cao hoặc dùng cồn methanol để pha rượu, tạo ra sản phẩm giá thành rẻ nhưng mức độ độc hại lớn.

Theo đó, TS. Thịnh kiến nghị, cần phải quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất và kinh doanh cồn công nghiệp - loại cồn được dùng pha chế vào rượu được cho là nguyên nhân chính gây ra những vụ ngộ độc methanol gần đây. Cần chia đối tượng để có cách thức quản lý hợp lý, ví dụ giữa việc chưng cất rượu dùng cho gia đình hay rượu để kinh doanh, để từ đó tính tới việc cấp giấy phép sản xuất rượu, tránh thủ tục phiền hà và không hiệu quả về mặt quản lý.

N.Giang

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment