Tuesday, December 6, 2016

Giống lúa như phép màu cứu sống hàng triệu người

giong-lua-nhu-phep-mau-cuu-song-hang-trieu-nguoi

Anh nông dân Subba Rao trên cánh đồng IR8 đang thu hoạch. Ảnh: IRRI

"Đó là một sự thay đổi lớn. Nông dân trên khắp các bang của Ấn Độ đều rất hạnh phúc", lão nông Nekkanti Subba Rao, người phổ biến giống lúa IR8 từ năm 29 tuổi, nay đã 80 tuổi, phát biểu nhân lễ kỷ niệm 50 năm phát hiện giống lúa.

Theo BBC, ông được coi là người khởi xướng "Cách mạng Xanh" – cuộc cách mạng nông nghiệp đã cứu sống hàng triệu người và thay đổi cuộc đời của hàng trăm triệu người.

Vào những năm 1950, châu Á, châu lục chiếm một nửa dân số thế giới, đối mặt với nguy cơ khủng hoảng lương thực. Gạo là lương thực phổ biến ở đây, chiếm khoảng 80% lượng calo tiêu thụ trong khu vực.

Do đó, vào năm 1960, hai tổ chức từ thiện của Mỹ là Ford và Rockefeller Foundations đã cùng nhau thành lập Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) tại Philippines. Họ đã lai tạo hơn 10.000 giống lúa khác nhau. Công việc tiến triển rất chậm, theo nhà nông học và di truyền học, tiến sĩ Gurdev Singh Khush, người tham gia nhóm phát triển IR8 vào năm 1967.

"Thông thường chúng tôi chỉ tăng được 1-2% năng suất mỗi năm", ông cho biết.

IR8 là sự lai tạo giữa giống lúa năng suất cao của Indonesia (PETA) với giống lúa lùn Trung Quốc (DGWG). Nó đã tạo ra bất ngờ. Khi được trồng thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1966 ở Philippines, từ 88 kg hạt giống ban đầu, các nhà nghiên cứu đã thu hoạch được tới 71 tấn lúa.

Subba Rao chính là người nông dân đầu tiên gieo trồng và phổ biến rộng rãi giống lúa IR8 ở Ấn Độ vào năm 1967. Đến năm sau, IR8 được trồng trên 1.600 hecta tại làng của ông, sau đó được phổ biến ra khắp đất nước, khiến Subba Rao được gọi là "Ông IR8".

giong-lua-nhu-phep-mau-cuu-song-hang-trieu-nguoi-1

Lão nông Subba Rao giờ đã 80 tuổi. Ảnh: IRRI

"Trước đó chưa từng có bất kỳ trường hợp nào trong lịch sử mà năng suất lúa tăng gấp đôi như thế", Khush nhớ như in cảm giác kinh ngạc bởi thành quả mà nhóm của ông đạt được.

Theo Morell, "phép lạ" ở đây có được do IR8 là giống ngắn ngày.

"Nhiều năng lượng từ Mặt Trời được hấp thụ để tạo ra hạt hơn, do đó số lượng hạt trên một cây lúa tăng lên và nó còn không tăng trưởng chiều cao (do ngắn ngày) nên khó bị gãy đổ khi được bón phân", ông nói.

IR8 sau đó được trồng phổ biến ở khắp châu Á. Nó giúp sản lượng gạo tăng vọt, ngăn chặn nạn đói. Hầu hết nông dân đều được hưởng lợi từ việc tăng năng suất. Giá gạo sau đó được đẩy xuống thấp cũng giúp người tiêu dùng hưởng lợi.

Trong điều kiện tối ưu, IR8 có thể cho năng suất gấp 10 lần các giống lúa truyền thống khi đó.

"Di truyền học thật tuyệt vời khi làm được điều này", giám đốc IRRI Matthew Morell nhận xét.

Ban đầu IR8 vẫn còn một số nhược điểm, như có nhiều cám và cứng hơn sau khi nấu. Việc trồng đại trà một giống lúa ở nhiều nơi cũng làm giảm tính đa dạng sinh học, tăng nguy cơ mất mùa diện rộng nếu gặp sâu bệnh hay dịch bệnh. Nhóm nghiên cứu IR8 đã phải dành thêm hai thập kỷ để nâng cao chất lượng hạt gạo, tăng khả năng kháng sâu bệnh và giảm thời gian tăng trưởng.

giong-lua-nhu-phep-mau-cuu-song-hang-trieu-nguoi-2

Giống "gạo vàng" do các nhà khoa học IRRI lai tạo. Ảnh: IRRI

IRRI đang phát triển các giống lúa mới để đối phó với những mối đe dọa mới mà thế giới phải đối mặt, như các giống lúa chịu được biến đổi khí hậu, đất nhiễm mặn và nhiệt độ toàn cầu tăng cao hoặc vấn đề suy dinh dưỡng. 

Một trong những giống lúa quan trọng mà IRRI phát triển là giống lúa biến đổi gene thường được gọi với cái tên "gạo vàng", được tạo ra để giải quyết tình trạng thiếu vitamin A, ước tính gây ra cái chết của khoảng 67.000 trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm. IRRI cũng đang phát triển một giống lúa khác có chỉ số đường huyết thấp để giải quyết nạn tiểu đường ở châu Á. 

Tuy nhiên, IR8 vẫn là một thành công lớn đối với các nhà khoa học ở IRRI. 

"Dân số châu Á khoảng 4,5 tỷ người, tất cả đều ăn gạo", tiến sỹ Kush nói. ""Giá gạo hiện nay chỉ bằng một nửa thời điểm trước Cách mạng Xanh. Vào những năm 1980, hơn 50% dân số châu Á thiếu ăn, con số này hiện chỉ còn 12%".

Xem thêm:

Nguyễn Thành Minh

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment