Jack Chako và hai người chồng, Michael Hwita (trái) và Lifford Chimoto (phải). Ảnh: NAN |
Jack Chako là một phụ nữ châu Phi 38 tuổi. Hơn 10 năm qua, chị đã sống chung với hai ông chồng tại làng Bolo ở Raffingora, Zimbabwe. Tâm sự với báo Zimbabwe Daily, Chako cho biết cuộc sống của mình giống như một vườn hoa hồng.
Trong gia đình của Chako, anh Lifford Chimoto là chồng cả còn Michael Hwita là chồng hai. Chako cho biết cả ba người đang sống cùng nhau và họ đều yêu thương lẫn nhau. Hai người chồng của chị cũng là những người bạn tốt của nhau và họ luôn ở bên cạnh nhau. Lý do khiến Chako cưới thêm người chồng thứ hai là do người chồng thứ nhất đã già và bắt đầu trở nên yếu khi ở trên giường.
Mỗi người chồng có một vai trò khác nhau trong gia đình. Chồng cả Chimoto có thể kiếm được rất nhiều củi và dọn dẹp nhà rất giỏi, nhưng anh lại để chị "đói" chăn gối và cũng kém cỏi trong việc quyết định các vấn đề trong nhà. Hwita là một người giỏi về kỹ thuật. Anh có thể sửa chữa nhiều đồ đạc bị hỏng hóc, từ điện thoại đến giày và mang một chút tiền về nhà. Anh cũng rất khỏe mạnh.
"Trong chuyện vợ chồng, tôi thích Hwita. Đôi khi tôi cảm thấy thương hại Chimoto, thỉnh thoảng tôi cũng gặp gỡ Chimoto và anh ấy rất cảm kích về việc đó. Quy tắc là không ai được ra khỏi phòng. Bất cứ ai không có nhiệm vụ thì chỉ việc ngồi ở trong phòng", Chako cho biết.
Chako cho rằng chị có trách nhiệm lo lắng cho cả hai người chồng và hiện giờ họ vẫn ngủ chung trên một giường. Họ không thấy phiền lòng. Chako đã có năm đứa con, ba đứa sinh ra khi chị chỉ có Chimoto và hai đứa sinh ra khi chị sống với hai người chồng.
Chako cũng tiết lộ mình có sử dụng một loại thuốc pha chế để làm yên lòng các ông chồng. Chị còn bán thuốc này cho các phụ nữ khác để thu phục các ông chồng của họ.
"Không ai trong số hai người chồng muốn rời bỏ tôi. Ban đầu tôi chỉ có Chimoto, nhưng khi tôi rời bỏ anh ấy về nhà bố mẹ đẻ vì anh ấy không giúp tôi thỏa mãn, anh ấy đã đi theo tôi. Anh cầu xin cho đến khi cha mẹ tôi bắt tôi phải đưa anh ấy trở về nhà", Chako nhớ lại.
Sau đó, chị ra điều kiện sẽ lấy một người đàn ông khác để giúp Chimoto những việc trên giường và anh đã đồng ý. Kể từ đó, cuộc sống của chị rất hạnh phúc, dù mọi người xung quanh có vẻ không thích điều đó. Tuy nhiên, cả Hwita và Chimoto đều nói rằng họ không thấy phiền lòng khi chung một bà vợ.
Chimoto nói: "Tôi biết sự thất bại của mình. Tôi tôn trọng quyết định của cô ấy, chúng tôi mỗi người làm nhiệm vụ của mình trong gia đình và cuộc sống cứ thế tiếp diễn".
Hwita thì cho biết: "Tôi không thấy vấn đề gì cả. Cô ấy yêu cả hai chúng tôi và chúng tôi hiểu hoàn cảnh của mình. Tôi tôn trọng Chimoto như là người chồng cả vì anh ấy đã ở đó trước tôi".
Câu chuyện của Chako không phải là chuyện hiếm ở Zimbabwe, khi quốc gia có tỷ lệ nam nữ là 48% -52% này vẫn chấp nhận chế độ đa phu (một phụ nữ kết hôn với nhiều chồng).
Theo How Stuff World, ngày nay trên thế giới, hôn nhân đa phu vẫn tồn tại ở một số địa phương, như ở Tây Tạng, Nepal, một số nơi thuộc châu Phi... chủ yếu ở những vùng sâu, vùng xa. Mục đích đa phu thường để tăng nguồn nhân lực cho lao động sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, phong tục của người Toda ở miền Nam Ấn Độ, một người phụ nữ sẽ kết hôn với tất cả các anh em ruột của một gia đình. Ước tính, hiện tại có khoảng 30 đến 50 nghìn phụ nữ trên thế giới đang sống đồng thời với nhiều chồng.
Hoàng Anh
No comments:
Post a Comment