Gorgonopsian là loài động vật có vú sống trong khoảng 270-253 triệu năm trước đây. Ảnh minh họa: Nobu Tamura/ Wikipedia Commons. |
Nhóm nghiên cứu tới từ Đại học Washington, Mỹ phát hiện khối u trong hàm một cá thể loài động vật có vú 255 triệu năm tuổi mang tên gorgonopsian, hay còn gọi là gorgon, Nature World News hôm 11/12 đưa tin. Đây có thể là con vật bị ung thư lâu đời nhất từng được phát hiện.
Gorgon là loài động vật ăn thịt cổ đại sống cách đây 253-270 triệu năm, trước khi khủng long xuất hiện trên Trái Đất. Chúng biến mất vào cuối kỷ Permian (252-289 triệu năm trước).
Hóa thạch con gorgon được khai quật ở thung lũng Ruhuhu, Tanzania. Khi rạch hàm nó, các nhà khoa học tìm thấy khối u nằm ở chân hàm, gần bộ phận giống răng.
"Hàm con gorgon trước khi rạch trông hoàn toàn bình thường, không có dấu hiệu của khối u. Phát hiện này là một may mắn đối với chúng tôi", nhà cổ sinh vật học Megan Whitney trả lời Reuters.
Kết quả nghiên cứu cho thấy con gorgon có u răng đa hợp. Dấu hiệu của nó được thể hiện ở hàm răng nhỏ nằm lệch vị trí, điều cũng xuất hiện trên bộ xương hóa thạch. U răng thường được tìm thấy ở động vật có vú, rất nguy hiểm và cần phẫu thuật loại bỏ.
"Chúng tôi cho rằng đây là trường hợp u răng đa hợp lâu đời nhất từng được biết đến", giáo sư Christian Sidor, trường Đại học Washington, cho biết.
Phát hiện này cho thấy các khối u đã xuất hiện ở tổ tiên của động vật có vú cổ đại, từ đó mở đường cho việc tìm hiểu nguyên nhân và sự phát triển của căn bệnh.
Xem thêm:
Hiền Anh
No comments:
Post a Comment