Monday, July 30, 2018

Chuyên gia chỉ ra sai lầm nghiêm trọng khi sơ cứu khiến trẻ có thể tử vong

sơ cứu đúng cách cho trẻ bị đuối nước

Ảnh: Internet 

Hàng năm cứ vào mùa hè lại xảy ra nhiều vụ trẻ bị đuối nước khi đi tắm biển, ao, hồ. Rất nhiều điều đáng tiếc đã xảy ra vì khâu sơ cứu không đúng cách.   

Bác sĩ Phạm Ngọc Toàn, Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết: "Đuối nước là một dạng của ngạt do hít nước vào phổi hoặc tắc đường thở vì co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước. Khi ngạt nước, nạn nhân bị ngừng thở, tim đập chậm lại theo phản xạ. Tình trạng ngừng thở tiếp tục dẫn đến thiếu oxy máu, gây tăng nhịp tim, huyết áp. Hậu quả cuối cùng là nhịp tim chậm dần lại, rối loạn nhịp, ngừng tim và tử vong."

Những trường hợp trẻ đuối nước thương tâm 

Theo bác sĩ Toàn, hàng năm Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ bị đuối nước. Tuy nhiên, điều đáng buồn là có nhiều trẻ được đưa đến bệnh viện quá muộn hoặc người lớn sơ cứu không đúng cách. 

 sơ cứu đúng cách khi trẻ bị đuối nước

Bác sĩ Phạm Ngọc Toàn (Ảnh: Dương Dương) 

"Tình trạng thiếu ô xi đến phút thứ 4 sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Không ít trường hợp trẻ được cứu sống nhưng bị liệt một phần cơ thể hoặc sống thực vật chỉ vì không được sơ cứu đúng cách", bác sĩ Hòa cho biết. 

Chia sẻ về một số trường hợp trẻ đuối nước, bác sĩ Toàn nói: "Trường hợp gần đây nhất mà tôi tiếp nhận là một cháu bé 6 tuổi ở An Thượng, Hải Phòng bị ngã xuống ao gần nhà. Do ông của cháu không biết cách sơ cứu nên khi được đưa đến bệnh viện, cháu ở trong tình trạng hết sức nguy kịch. Chúng tôi đã rất cố gắng nhưng vì thiếu ô xi quá lâu, mạng sống được cứu nhưng cháu phải sống thực vật". 

Bác sĩ còn cho biết về trường hợp của hai anh em tắm ao mà không có người lớn đi cùng. Thấy em bị đuối nước, người anh 9 tuổi lao xuống cứu nhưng kết quả cả hai đều bị đuối nước. Khi được đưa đến bệnh viện thì chỉ có cậu bé lớn tuổi được cứu sống.

"Điều quan trọng nhất khi thấy người đuối nước là không được biến mình trở thành nạn nhân tiếp theo. Nếu không biết bơi, tuyệt đối không được xuống nước cứu nạn nhân", bác sĩ Toàn nhấn mạnh.

"5 phút vàng" quyết định sự sống còn của trẻ đuối nước

Bác sĩ Đỗ Mạnh Hùng (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: 5 phút đầu tiên sau khi vớt trẻ lên là rất quan trọng. Có thể nói đây là "5 phút vàng" quyết định đến sự sống còn của trẻ. Trong thời gian này nếu như được sơ cứu đúng cách thì khả năng trẻ được cứu sống là rất cao.

sơ cứu đúng cách cho trẻ bị đuối nước

 Mỗi mùa hè đến, trường hợp trẻ đuối nước lại tăng lên. Những con số thực sự đáng báo động và khiến các bậc phụ huynh lo ngại. Thế nhưng, điều đáng buồn là không có nhiều người biết sơ cứu đúng cách.

Nhiều người cho rằng khi trẻ bị đuối nước, cần vác ngược trẻ lên vai và chạy để nước trong phổi trào ra, giúp trẻ hô hấp trở lại. Đây là một cách nghĩ hoàn toàn sai lầm và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. 

Thực chất việc vác ngược trẻ lên vai có thể làm nước vào phổi sâu hơn. Chưa kể việc lồng ngực bị ép gây cản trở hô hấp, thậm chí ngừng thở. Nhiều trường hợp trẻ đã tử vong khi được sơ cứu theo cách này, nỗ lực của nhân viên y tế sau đó đều hoàn toàn vô ích. 

"Ở nước ngoài, trẻ em cấp 1 cũng được hướng dẫn cách sơ cứu người đuối nước, đó là một phần của chương trình học. Thế nhưng ở một quốc gia có tỉ lệ trẻ đuối nước cao như ở Việt Nam thì điều này lại chưa được quan tâm đúng mực. Tôi thấy rất buồn khi hàng ngày vẫn có nhiều trường hợp không thể qua khỏi chỉ vì sơ cứu theo cách vác ngược lên vai", bác sĩ Hùng nói. 

Những bước sơ cứu cơ bản khi trẻ đuối nước

Sau khi vớt trẻ lên cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu trước khi lực lượng y tế đến hỗ trợ. 

Bước 1: Cho trẻ nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm. Nếu trẻ có dấu hiệu bất tỉnh, đặt một tay lên trán để giữ đầu trẻ cố định đồng thời gọi trẻ để kiểm tra phản xạ. Kiểm tra nhịp thở bằng cách quan sát lồng ngực có còn chuyển động hay không.

sơ cứu đúng cách cho trẻ bị đuối nước

B.s Đỗ Mạnh Hùng thực hiện bước sơ cứu thứ nhất. Việc đặt cổ trẻ nằm ngay ngắn rất quan trọng để máu được lưu thông. (Ảnh: Dương Dương) 

Bước 2: Nếu trẻ không thể trả lời và có dấu hiệu ngừng thở thì nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo. Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ và nghiêng mình sang bên trái, dùng gạc hay khăn vải lau sạch dãi, chất thải hoặc dị vật ở miệng và mũi.

Tiếp đến, việc người cấp cứu cần thực hiện là hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân. Sau 5 lần hô hấp nhân tạo khi bắt mạch mà tim vẫn ngừng đập thì bước tiếp theo là phải ép tim ngoài lồng ngực.

sơ cứu đúng cách cho trẻ bị đuối nước

Hà hơi thổi ngạt cho trẻ

Ép tim lồng ngực đúng kỹ thuật phải dùng 2 tay đan vào nhau, để lên 1/3 dưới của xương ức hoặc giữa xương ức. Tay ép chạm vuông góc với thành ngực, dùng lực toàn thân chứ không riêng 2 cánh tay, đảm bảo độ lún phải đạt 5cm.

sơ cứu đúng cách cho trẻ bị đuối nước

Động tác phải dứt khoát và có lực tác dụng chính xác 

sơ cứu đúng cách cho trẻ bị đuối nước

Ngực trẻ phải xẹp xuống từ 1/2 cho đến 1/3 lồng ngực. Bác sĩ cho biết động tác này nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực hiện rất dễ sai.  

Lực tác dụng khi ép tim nếu như quá nhẹ sẽ không có tác dụng. Ngược lại, nếu quá mạnh có thể gây gãy xương của trẻ, khiến cho tình hình trở nên xấu hơn. 

Bước 3: Sau khi trẻ tỉnh lại sẽ nôn ra nhiều nước nên cần đặt ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để tránh bị ngạt thở. Sau sơ cứu ban đầu, trẻ đuối nước đã tỉnh lại, cần đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra, mục đích là để xem trẻ có bị phù phổi cấp không. Cần lau khô người cho trẻ, thay quần áo và ủ ấm, sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý các bước tiếp theo.

Để tránh điều đáng tiếc xảy ra, người lớn không nên để trẻ chơi một mình mà không giám sát. Cần đậy kín các chum vại nước xung quanh nhà, không cho trẻ chơi gần ao hồ, tốt nhất nên dạy cho trẻ tập bơi để tránh những tai nạn không mong muốn.

Let's block ads! (Why?)

Nghẹt mũi cả tháng dẫn đến điếc mũi điều trị thế nào?

Nghẹt mũi kéo dài là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm về mũi 

nghẹt mũi kéo dài, DS Lê Thị Phương, biến chứng nghẹt mũi kéo dài, điếc mũi, nguyên nhân nghẹt mũi kéo dài, bệnh hô hấp, viêm xoang. 

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Hốc mũi có chức năng lọc sạch, lưu thông không khí và làm ấm, ẩm không khí khi hít vào. Trong trường hợp hốc mũi bị tắc, không khí không thể đi qua mũi vào phổi mà phải thông qua đường miệng, lúc này không khí sẽ không được lọc sạch và làm ấm khi hít vào dẫn đến chứng viêm họng, viêm khí quản, viêm thanh quản và viêm phổi. Không chỉ vậy, ngạt mũi còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ cũng như hiệu suất làm việc, do đó bạn chớ nên xem thường.

Trao đổi với phóng viên, Dược sĩ Lê Thị Phương cho biết, nghẹt mũi kéo dài ít khi là do nguyên nhân cấp tính như cảm lạnh, nhiễm virus thông thường, đó thường là biểu hiện của một nguyên nhân tồn tại lâu dài chưa được xử trí như: Viêm nhiễm mãn tính của đường hô hấp trên, khối u, polyp nhỏ trong mũi, xoang làm cản trở đường lưu thông của dịch mũi.

Bên cạnh đó, nghẹt mũi kéo dài cũng có thể do cấu trúc bất thường vùng mũi, xoang như vẹo vách ngăn mũi, rối loạn cảm giác, khiến cho người bệnh luôn thấy nghẹt mũi dù thực tế không có sự tắc nghẽn đường thở.

Ngoài ra, những người tiếp xúc thường xuyên, liên tục với các tác nhân khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá,… hoặc việc rối loạn nội tiết ở phụ nữ mang thai cũng là nguyên nhân gây ra chứng  nghẹt mũi kéo dài.  

Những biến chứng thường gặp khi ngạt mũi kéo dài

nghẹt mũi kéo dài, DS Lê Thị Phương, biến chứng nghẹt mũi kéo dài, điếc mũi, nguyên nhân nghẹt mũi kéo dài, bệnh hô hấp, viêm xoang.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Trong trường hợp nghẹt mũi, nhất là nghẹt mũi mãn tính, người  bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà mà cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu không, sẽ dẫn đến nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng ta hại, nguy hiểm tới sức khoẻ. 

Biến chứng ở mắt

Nghẹt mũi nguyên nhân do viêm xoang mãn hoặc viêm mũi dị ứng lâu ngày gây ra mà không được hỗ trợ kịp thời, dễ dẫn đến viêm nhiễm. Từ đó, vi khuẩn sẽ lây lan sang những bộ phận khác dẫn đến viêm tuyến lệ, viêm kết mạc, viêm bờ mi…Nhất là với đối tượng trẻ nhỏ, nếu không được điều trị kịp thời có thể xảy ra biến chứng viêm thần kinh mắt, dẫn đến mù lòa. 

Biến chứng ở đường thở

Thông thường, nghẹt mũi sẽ khiến người  bệnh khó thở hơn và phải thở bằng miệng, từ đó dễ dẫn đến khô họng, vướng họng, cũng như không khí trong họng không được làm sạch gây viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản mãn tính…Đây cũng là một trong những lý do gây viêm tắc nghẽn đường hô hấp, dẫn đến tình trạng điếc mũi – mất khứu giác hay hen suyễn..

Biến chứng lên nội sọ

Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất đến tính mạng người bệnh. Tình trạng thường gặp nhất là: apxe não, viêm não, thiếu oxy lúc ngủ dẫn đến nhồi máu, viêm tắc tĩnh mạch xoang, thậm chí là đột tử.

Cách xử trí và phòng bệnh nghẹt mũi kéo dài

nghẹt mũi kéo dài, DS Lê Thị Phương, biến chứng nghẹt mũi kéo dài, điếc mũi, nguyên nhân nghẹt mũi kéo dài, bệnh hô hấp, viêm xoang.

Dược sĩ Lê Thị Phương (Nguồn: Internet)

Theo tư vấn của Dược sĩ Lê Thị Phương, để khắc phục nhanh tình trạng nghẹt mũi người bệnh nên rửa mũi ngày 2 lần bằng nước muối 0,9%, sau đó xịt mũi khoảng 3-4 lần bằng sản phẩm chứa 3 thành phần gồm: Xylomethazolin (giúp co mạch, hết ngạt mũi), Dexathethazone (giúp chống viêm, hết ngạt mũi, sổ mũi) và Neomycin sulfat (kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn tại chỗ).

Để điều trị khỏi bệnh, trước hết cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Nếu do viêm nhiễm, cần phải dùng thuốc kháng sinh. Tốt nhất, người bệnh nên đi khám bác chuyên khoa để phát hiện chính xác và điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh.

Bên cạnh đó, cần chú trọng phòng bệnh bằng những lưu ý sau:

- Đeo khẩu trang trước khi ra đường hoặc làm công việc gặp nhiều bụi, giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, khói thuốc lá...

- Tránh hít luồng không khí lạnh, khô. Không nên để mũi đối diện trực tiếp với luồng gió của máy lạnh hoặc máy quạt khi nằm ngủ, hoặc khi ngồi làm việc. Cần giữ ấm khi đi ngoài trời lạnh, trời mưa, đặc biệt với những ai phải làm việc quá khuya hoặc dậy quá sớm.

- Khi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài.

- Vệ sinh mũi thường xuyên với dung dịch nước muối biển.

- Tránh stress, bởi khi làm việc quá sức, lo lắng nhiều, hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu rất dễ bị nhiễm khuẩn, trong đó mũi xoang dễ bị nhiễm nhất vì là cơ quan lọc không khí trước khi đưa vào cơ thể

Let's block ads! (Why?)

Nêm bao nhiêu muối là vừa trong thức ăn của trẻ

Thiếu hay thừa muối có gây hại gì cho sức khoẻ của trẻ?

TS Phạm Diệp Thuỳ Dương, ăn dặm, nuôi con, nêm muối cho bé, cho bé ăn muối, nêm muối ăn dặm, trẻ ăn muối

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Trong thực phẩm tự nhiên mẹ bổ sung hàng ngày cho bé như: thịt, cá, rau, quả... dù không nêm cũng đã có một lượng natri (muối là NaCl). Lúc này, cơ thể bé tự khắc sẽ điều tiết theo hướng tiết kiệm natri, không cho thải ra nước tiểu nhiều.

Nhưng nếu bé ăn thừa muối, lượng dư sẽ được thải qua nước tiểu, đồng thời khiến thận làm việc nhiều, lâu dài dễ đưa đến cao huyết áp, tổn hại thận.

Trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, thận còn chưa hoàn thiện về mặt chức năng. Do đó, việc dùng mắm, muối có thể là gánh nặng cho thận, chưa kể thận chưa đủ khả năng xử lý được lượng muối lớn trong cơ thể, điều này có thể gây ứ đọng muối dẫn đến cao huyết áp, phù thũng, rối loạn nhịp tim,…

Trước những nguy cơ này, khi dùng bất cứ thực phẩm công nghiệp nào cho bé, cha mẹ cần đọc lượng muối ghi trên bao bì sản phẩm, để có sự gia giảm gia vị sao cho phù hợp nhưng vẫn luôn nhớ phải nhạt. Lưu ý, cho bé ăn mặn lâu ngày sẽ tạo thói quen không tốt.

Nêm bao nhiêu muối là vừa cho con?

TS Phạm Diệp Thuỳ Dương, ăn dặm, nuôi con, nêm muối cho bé, cho bé ăn muối, nêm muối ăn dặm, trẻ ăn muối

 TS. PS Phạm Diệp Thuỳ Dương (Nguồn: VTV)

Theo TS. PS Phạm Diệp Thuỳ Dương, trẻ nhỏ chỉ cần một lượng muối rất ít trong chế độ ăn uống. Không cho con ăn quá nhiều muối, chính là cách giúp bé quen với vị nhạt, hạn chế thói quen ăn mặn khi lớn lên. Cha mẹ cũng nên biết rằng, muối là một trong những thủ phạm gây ra nhiều loại bệnh như cao huyết áp, ung thư... không tốt cho sức khoẻ nếu ăn quá nhiều.

Theo đó, lượng muối được khuyến cáo mỗi ngày cho bé là:

- Dưới 1 tuổi – dưới 1g

- Từ 1 – 3 tuổi – 2g

- Từ 4 – 6 tuổi – 3g

-Từ 7 – 10 tuổi – 5g

- Sau 11 tuổi – 6g

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý, tuyệt đối không nêm thêm muối, nước mắm, … vào thức ăn cho bé dưới 1 tuổi vì thận của bé không thể “xử lý” được hết lượng muối này, hơn nữa muối đã có sẵn trong gạo, thịt, rau,... chưa chế biến đã đủ cho nhu cầu muối của bé. 

Dù bạn thấy là rất nhạt nhẽo, và nghĩ “rất khó nuốt” cũng đừng nêm gì thêm, bé của bạn chưa từng biết vị “đậm đà” của muối, của đường nên sẽ chấp nhận và làm quen với bột dành cho bé. 

Vị chuyên gia cũng lưu ý thêm, khi con từ chối ăn bạn thường quy ngay là do bé không thích thức ăn không nêm nếm, nhưng trên thực tế không điều đó không hoàn toàn đúng, có thể do những nguyên nhân bệnh lý khác cần đến sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.  

Ngoài ra, rất nhiều loại thực phẩm cho trẻ em có rất nhiều muối như: Snack, chip chip, … vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra thông tin dinh dưỡng trước khi mua. Bạn có thể tính ra lượng muối trong thực phẩm bằng cách nhân lượng natri với 2,5. Ví dụ, 1g natri trên 100g  tương đương với 2.5g muối trên 100g.

Let's block ads! (Why?)

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt điều chế dược chất phóng xạ

Sản phẩm là đồng vị phóng xạ sử dụng trong y học, trong đó phần lớn là I-131, P-32, máy phát Tc-99m, Sm -153, Lu -177, Cr-51, Co-60, Ir-192...

Let's block ads! (Why?)

Xử lý biến chứng chảy máu sau khi cắt amidan

Chảy máu sau khi cắt amidan có thể dẫn đến tử vong

cắt amidan, biến chứng sau cắt amidan, xuất huyết sau cắt amidan, chảy máu sau cắt amidan, viêm họng, biến chứng phẫu thuật

 Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet) 

Cắt amidan là một phẫu thuật đơn giản, dễ thực hiện và khá an toàn. Tuy nhiên điều này chỉ được đảm bảo khi người bệnh thực hiện phẫu thuật tại những cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín cũng như chuyên khoa phụ trợ như phòng mổ, phòng hồi sức cấp cứu.

Mặc dù an toàn nhưng cắt amidan vẫn có thể gây nên nhiều biến chứng, thậm chí tử vong do nguyên nhân xuất huyết. Thông thường, nguyên nhân của tình trạng xuất huyết có thể xảy ra khi nhân viên y tế thực hiện không đúng kỹ thuật, vô tình cắt chạm mạch máu gây chảy máu ngay khi phẫu thuật hoặc 24 giờ sau phẫu thuật, thậm chí có thể sau 24 giờ cho đến 10 ngày sau phẫu thuật.  

Xử trí ra sao khi bị chảy máu sau cắt amidan? 

Trao đổi với phóng viên Stylenews, Bác sĩ. Thầy thuốc ưu tú Dương Văn Tiến, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết, cắt amidan là phương pháp điều trị được áp dụng với trường hợp viêm amidan tái phát nhiều lần, viêm amidan gây viêm xoang, viêm tai giữa… Phẫu thuật cũng có những nguy cơ, biến chứng nhất định mà người bệnh nhận biết để ngăn chặn ngay từ sớm. 

Trong đó biến chứng thường gặp nhất trong phẫu thuật cắt amidan chính là chảy máu. Nguyên nhân của biến chứng này có thể là do kỹ thuật cắt amidan không diễn ra chính xác, gặp phải rối loạn đông máu, chăm sóc sau phẫu thuật không đúng cách.

Để ngăn chặn biến chứng này, bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở điều trị uy tín. Hiện nay cắt amidan bằng plasma đang là phương pháp hiện đại, ít chảy máu, ít đau và hạn chế tối đa các biến chứng sau phẫu thuật. Bạn có thể tham khảo để cắt amian diễn ra an toàn nhất. Ngoài ra, trước phẫu thuật, bạn cũng cần làm đầy đủ các xét nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Sau cắt amidan, nên kiêng nói ít nhất 1 ngày, không khạc đờm, la hét lớn…

Lời khuyên hữu ích tránh biến chứng chảy máu sau cắt amidan 

cắt amidan, biến chứng sau cắt amidan, xuất huyết sau cắt amidan, chảy máu sau cắt amidan, viêm họng, biến chứng phẫu thuật

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Để hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm này, trong 4 giờ đầu sau khi cắt amidan, người bệnh tốt nhất không nên vận động mạnh và phải nằm nghiêng sang một bên không gối đầu.  Điều này có tác dụng tránh làm tổn thương vết cắt, gây chảy máu. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần được theo dõi trong ngày đầu tiên sau khi cắt để tránh nguy cơ xuất huyết sau phẫu thuật. Trong trường hợp bị xuất huyết quá nhiều, cần đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt. 

Tuyệt đối không nên cho người bệnh ăn thức ăn cứng, vì điều này sẽ gây tổn thương dẫn đến hiện tượng chảy máu. Ngoài ra, người bệnh cần kiêng nói chuyện to, ho, khạc nhổ từ 2 -3 ngày. Chỉ nên tập phát âm bằng cách nói nhẹ nhàng. 

Theo dõi sau 1 tuần, khi vết thương dần hồi phục nhưng amidan vẫn chảy máu cần đến bệnh viện điều trị, tránh tình trạng nhiễm khuẩn. Bởi các loại vi khuẩn sẽ có khả năng tấn công vùng họng dễ dàng hơn khi amidan bị tổn thương. 

Luôn giữ ấm cho cơ thể và nhất là vùng họng, tránh ăn uống đồ lạnh và cứng để cổ họng có thời gian được phục hồi cũng như có sức đề kháng tốt nhất. 

Let's block ads! (Why?)

U50 “ngụy trang” để ngoại tình nơi công sở: Màn thưa khéo che mắt thánh?

Theo quan sát “ngầm” của đồng nghiệp tại cơ quan, chuyện cặp kè của cặp đôi này bắt đầu từ những điều nho nhỏ như: Anh H. cứ thỉnh thoảng nhắc nhở chị T. chuyện ăn mặc sao cho đẹp, thắt cái khăn sao cho đúng kiểu cách, hay chụp ảnh thì tạo dáng như thế nào…Từ những cử chỉ “tỉ tỉ mẩn mẩn” đó của một người đàn ông cùng cơ quan, chị T. đã xiêu lòng, rồi mê nhau đến mức cứ hai người cứ quấn vào nhau khi có cơ hội.

Cái kim trong bọc lâu ngày còn lộ ra, huống hồ hai con người xem việc cặp kè là một “ưu ái của tự nhiên”, mặc nhiên bỏ ngoài tai những lời bàn tán của đồng nghiệp. Việc của họ là liên tục tạo ra những không gian riêng, ngay tại công sở, để “hợp lý hóa” các cấp độ khác nhau của việc ngoại tình. 

U50 ngoại tình công sở

Ảnh minh họa (Nguồn: internet)

4h30 pm: “Khung giờ vàng” cho việc ngoại tình

Thường thì, những phụ nữ bận bịu với một gia đình, tầm 4h30 chiều là tắt máy tính, bước ra khỏi phòng, tất tả xuống cầu thang, phóng xe cho kịp giờ đón con tan trường. Những phụ nữ như thế, không mảy may màng đến thú vui khác, mà hoàn toàn là “cá chuối đắm đuối vì con”.

Còn U50 kia, khi đã sa vào lưới tình với đồng nghiệp nam tại công sở, quãng thời gian thoải mái nhất để hai người tâm sự, gần gũi nhau là khi công sở đã vắng người vào chiều cuối ngày.

Không vướng bận việc đón con (vì con đã đi du học), không có sự kiểm soát nào từ chồng (vì chồng bỏ lửng U50), U50 thoải mái sắp xếp những cuộc hẹn hò với người tình, với vỏ bọc là câu nói với các “cháu” đồng nghiệp cùng phòng vào lúc 4h30 phút mỗi chiều: “Ừ, về trước đi, cô ở lại làm muộn chút vì văn bản cần xử lý còn nhiều”.

Thực ra, “cô” nói vậy thì “cháu” nghe, nhưng không phải là “cháu” tin là “cô” ở lại là làm việc vì cơ quan. Khi các “cháu” ra về hết, thì phòng làm việc trở thành chốn riêng tư của cặp tình nhân, bắt đầu từ động thái nam U50 lẻn vào, rất nhẹ nhàng và đúng giờ. Và, khi ấy, chỉ có trời mới biết được họ đã làm gì trong căn phòng ấy với nhau!

U50 ngoại tình công sở 3

Thích đi chơi riêng là dấu hiệu của một cặp ngoại tình? (Nguồn: internet)

Du lịch với tập thể, nhưng cặp đôi ngoại tình “quả lẻ” liên tiếp

Một cặp tình nhân mà quyết định đi du lịch cùng nhau thì cũng chứng tỏ: Họ rất sẵn sàng “phiêu” trong việc ngoại tình! Ít nhất, họ tự tin vào cơ trí sắp xếp mọi việc để qua mắt sự để ý của người thân trong gia đình, cũng như của đồng nghiệp.

Với cặp ngoại tình công sở của hai U50 trên, họ không bỏ sót một kỳ nghỉ mát nào của cơ quan trong mỗi năm. Trước gia đình, người thân, họ có lí do chính đáng là: Đi nghỉ mát với cơ quan. Nhưng, hơn cả cái lí do danh chính ngôn thuận ấy là một cuộc sắp xếp mà họ sẽ cho ra kết quả là: Những ngày ngọt ngào nhất của cặp tình nhân khi cùng trải nghiệm du lịch.

Trên bản đăng kí phòng lưu trú tại khách sạn của cơ quan, họ vẫn đăng kí với người khác, nhưng thực chất, họ “thực nghiệm hiện trường” bằng “quả lẻ”. Cái tài của họ là biến người đăng kí phòng lưu trú trên văn bản của cơ quan thành “không tai, không mắt”, tức là trở thành “người bao che” cho các cuộc hẹn hò riêng của hai người. Cho nên, mới có câu rằng: Phía sau một cặp ngoại tình thành công ở công sở là cần một “tấm màn che”.

Những cuộc du lịch, checkin với cùng cả đoàn đồng nghiệp, thì làm sao ai dám nói đây là cuộc du hí của riêng hai người? Nói một cách thẳng thắn, họ khéo “lợi dụng” chuyến đi của tập thể để vun thêm các cấp độ trải nghiệm của việc ngoại tình công sở.

U50 ngoại tình công sở2

Ngoại tình nơi công sở không phải là việc "hiếm có khó tìm". (Nguồn: internet)

“Bạn thân” là từ quen thuộc khi giới thiệu nhau của cặp đôi ngoại tình

Rất nhiều lần, với người ngoài, cặp đôi ngoại tình nơi công sở, đáng tuổi bậc cha chú này, đã dùng từ “bạn thân” của nhau để mở lời giới thiệu về mối quan hệ này.

Ban đầu, từ “bạn thân” rất hiệu quả, trong việc gây dựng lòng tin ở người mới quen. Người ngoài cơ quan cứ chắc mẩm rằng: Hai người khác giới này chắc thân thiết nhau lắm, thân như anh em, một mối thân tình có được qua quá trình công tác gần 40 năm.

Nhưng, với người ngoài cơ quan thôi, còn với “nội tình” công sở thì biết rõ: Đó là chỉ “màn thưa” để che vội “mắt thánh”.

Cặp đôi vẫn tiếp diễn ngoại tình với nhau. Họ chưa có đủ lí do để rời nhau, vì cả hai là “gừng càng già càng cay” chăng? Hay cụ thể hơn, U50 kia vẫn “còn ngon” trong mắt người đàn ông có vợ đảm con khôn, đã lần lượt đón các cháu nội và ngoại?

Let's block ads! (Why?)

Mang thai 4 tháng, nhà chồng huỷ hôn vì nghe lời thầy bói

huỷ hôn, mang thai, xem bói huỷ đám cưới, chuyện mỗi nhà, phụ nữ, tâm sự,

 Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Tuyết quen Lâm trong sinh nhật một người bạn, lần ấy Lâm đã không thể cưỡng lại lòng mình trước vẻ đẹp mong manh, hút hồn của Tuyết, còn cô nàng cũng sớm cảm nắng vẻ điển trai, thư sinh của Lâm. Nhờ bạn bè mai mối, Lâm làm quen và chính thức hẹn hò cùng Tuyết. 

Suốt hơn 2 năm, chuyện cặp đôi yêu nhau cả hai gia đình đều biết và ủng hộ. Dù vậy, hai bên vẫn chưa tính đến chuyện kết hôn về sau. Bất ngờ, Tuyết mang thai, dù việc nằm ngoài dự kiến nhưng cả hai đều rất mong mỏi và hạnh phúc. Vậy là một đám cưới sẽ được diễn ra trong thời gian sớm hơn dự kiến. 

Để chuẩn bị cho việc đại sự cũng như dưỡng thai tốt hơn, Lâm đã nhanh chóng đưa Tuyết về nhà mẹ đẻ, rồi vội vã ra về lo chuyện bên nhà. Thấy Lâm tất tưởi cho đám cưới, Tuyết mừng ra mặt vì nghĩ mình may mắn lấy được người chồng có trách nhiệm và yêu thương vợ con. 

Nhưng mọi chuyện đã không đơn giản như thế. Suốt 4 ngày trôi qua, mọi chuyện như có sự thay đổi khiến Tuyết có linh cảm không lành. Bên nhà chồng bỗng nhiên có thái độ vô tâm, hời hợt và nhất là Lâm, luôn tỏ ra cáu gắt khiến những cuộc cãi vã của cả hai trở nên thường xuyên hơn. 

Ngẫm lại, Tuyết tự trấn an mình rằng chắc do Lâm quá áp lực chuyện cưới xin nên mới căng thẳng, cáu gắt, nếu không yêu, anh đã không muốn cưới cô làm vợ.

Nhưng mọi thứ không như là mơ. Đỉnh điểm trước đám cưới 7 ngày, khi mọi thứ đã chuẩn bị tươm tất, tất cả khách mời đến bàn tiệc đều đã được đặt, đồ thuê cưới đều đã chu toàn, bỗng cả hai xảy ra chuyện cãi vã kịch liệt, xoay quanh vấn đề đám cưới. 

Nghĩ cũng như mọi khi, cãi nhau rồi làm lành nên Tuyết im lặng để nguôi giận rồi nói chuyện sau. Nhưng ngay đêm hôm đó, Lâm cùng gia đình đã bỏ đi vào Sài Gòn, điều này được chính những người thân bên nhà Lâm thông báo cho Tuyết, và khi đó cô đang mang bầu tháng thứ 5. 

Tuyết như hoảng loạn, hoang mang tột độ. Dù cách nhà Lâm tới hơn 10km nhưng chiều nào cô cũng đòi đến, hỏi thăm hàng xóm, bạn bè về tin tức của họ, và chỉ nhận được những cái lắc đầu. Tuyết tuyệt vọng, buồn đến cùng cực, không ăn uống khiến cơ thể trở nên tiều tuỵ. 

huỷ hôn, mang thai, xem bói huỷ đám cưới, chuyện mỗi nhà, phụ nữ, tâm sự,

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Hai ngày, sau khi bỏ đi gia đình Tuyết nhận được cuộc gọi của thông gia, họ chửi rủa gia đình Tuyết, trách Tuyết là nguyên nhân khiến Lâm phải bỏ đi, thậm chí còn xúc phạm và cho rằng Tuyết và Lâm không hợp tuổi nên Lâm mới ra nông nỗi này, nếu lấy Tuyết về có khi anh còn bị hại chết.  

Nghe xong câu chuyện, Tuyết vừa đau khổ vừa không hiểu điều gì đang diễn ra mà chỉ biết khóc lên khóc xuống cả tuần. Tìm hiểu xung quanh nhà Lâm mới biết, mẹ Lâm đi xem bói, thầy phán nếu hai đứa lấy nhau không hợp tuổi, Tuyết sẽ hại chết Lâm, vì không muốn mất con trai nên mẹ anh đã lên kế hoạch cho chuyện này. 

Cái thai ngày một lớn dần, nhưng từ ngày bỏ đi, gia đình Lâm và chính anh cũng không một lời hỏi thăm đến giọt máu của mình, khiến Tuyết vô cùng đau đớn.

Nhưng dần dần, Tuyết nhận ra cô cần phải mạnh mẽ để sống, để sinh con và nuôi con thành người, cô phải mạnh mẽ bước tiếp để không ai có thể cười khinh mình. Hơn thế, để gia đình Lâm nhận ra chuyện hối hận nhất của họ đó là đã bỏ rơi hai mẹ con cô. 

Let's block ads! (Why?)