Wednesday, August 2, 2017

Kim Lý tháp tùng Hồ Ngọc Hà đi sự kiện ở Thái Lan

Thứ tư, 2/8/2017 08:44 GMT+7

Hàn Quốc Việt   |  

Nam diễn viên bất ngờ có mặt tại sự kiện mà Hồ Ngọc Hà được mời dự ở Bangkok vào tối 1/8.

kim-ly-thap-tung-ho-ngoc-ha-di-su-kien-o-thai-lan

Chiều tối 1/8, Hồ Ngọc Hà dự sự kiện quốc tế mang chủ đề 'Khám phá hành trình tuyệt vời dành cho phái đẹp tại Thái Lan' do Tổng cục du lịch nước này tổ chức tại Bangkok. Hồ Ngọc Hà là ca sĩ Việt Nam duy nhất được mời dự sự kiện.

kim-ly-thap-tung-ho-ngoc-ha-di-su-kien-o-thai-lan-1

Điều bất ngờ là Kim Lý cũng có mặt để tháp tùng Hồ Ngọc Hà đến sự kiện. Trước đó, anh từ châu Âu bay sang.

kim-ly-thap-tung-ho-ngoc-ha-di-su-kien-o-thai-lan-2

Kim Lý như chàng vệ sĩ của Hồ Ngọc Hà khi luôn ý nhị đứng phía sau trong lúc cô trò chuyện với các quan khách.

kim-ly-thap-tung-ho-ngoc-ha-di-su-kien-o-thai-lan-3

Diễn viên 'Hương Ga' bảnh bao, lịch lãm trong trang phục áo sơ mi, quần Tây.

kim-ly-thap-tung-ho-ngoc-ha-di-su-kien-o-thai-lan-4

Kim Lý - Hồ Ngọc Hà bỗng dưng trở thành cặp đôi hot của showbiz Việt khi họ kết hợp trong MV 'Cả một trời thương nhớ'. Sự cộng hưởng của 'trai xinh, gái đẹp' đã giúp MV này lọt vào top đầu xu hướng tìm kiếm trên Youtube với lượt xem tăng chóng mặt. 

kim-ly-thap-tung-ho-ngoc-ha-di-su-kien-o-thai-lan-5

Trước nghi án 'phim giả tình thật', Hồ Ngọc Hà đã thẳng thắn chia sẻ với Ngoisao.net trong một bài phỏng vấn cách đây vài ngày. Nữ ca sĩ cho biết, giữa cô và Kim Lý có sự đồng cảm với nhau. Trước khi đóng MV chung, họ không quen nhau nhưng bây giờ đã là những người bạn, có thể tâm sự, chia sẻ nhiều điều. 

kim-ly-thap-tung-ho-ngoc-ha-di-su-kien-o-thai-lan-6

Tại sự kiện này, Hồ Ngọc Hà đẹp rực rỡ và rất gợi cảm trong một thiết kế của Lý Quí Khánh.

kim-ly-thap-tung-ho-ngoc-ha-di-su-kien-o-thai-lan-7

Giữa 300 khách mời đến từ 20 quốc gia, ca sĩ Việt Nam vẫn nổi bật và thu hút.

kim-ly-thap-tung-ho-ngoc-ha-di-su-kien-o-thai-lan-8
kim-ly-thap-tung-ho-ngoc-ha-di-su-kien-o-thai-lan-9

Thần thái sang trọng, quyến rũ và luôn xuất hiện với hình ảnh chỉn chu là điều khán giả trong nước thường thấy ở Hồ Ngọc Hà mỗi khi cô tham dự sự kiện mang tính quốc tế.

kim-ly-thap-tung-ho-ngoc-ha-di-su-kien-o-thai-lan-10

Hồ Ngọc Hà là 1 trong 4 người đẹp được phỏng vấn trong số hơn 20 người đẹp của các nước tham dự sự kiện. Cô trả lời bằng tiếng Anh rất trôi chảy và tự tin.

kim-ly-thap-tung-ho-ngoc-ha-di-su-kien-o-thai-lan-11

Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh cũng dự sự kiện này. Cô tươi tắn chụp ảnh cùng giọng ca 'Cả một trời thương nhớ'.

kim-ly-thap-tung-ho-ngoc-ha-di-su-kien-o-thai-lan-12

Hồ Ngọc Hà đọ sắc cùng Hoa hậu Hoàn vũ Thái Lan 2017.

kim-ly-thap-tung-ho-ngoc-ha-di-su-kien-o-thai-lan-13

Hà Hồ và Hoa hậu Hoàn vũ thế giới 2015 Pia người Philippines.

Ảnh: Đại Ngô

Tin liên quan

Let's block ads! (Why?)

Bố mẹ đuối sức khi dồn hết tiền cho con học trường sang

Gia đình hai chị vợ giàu có đều đã cho các con học trường quốc tế, vì thế cách đây một năm, khi con đến tuổi đi học, vợ chồng anh Lâm (Nhà Bè, TP HCM) nghĩ ngay đến việc xin cho con vào trường mầm non quốc tế. Tổng học phí và tiền ăn của con hết gần 20 triệu/tháng, vừa bằng tiền lương cố định của anh Lâm. Từ ngày con đi học, toàn bộ chi tiêu trong nhà trông chờ vào lương của chị, khoảng 25 triệu/tháng. Mỗi tháng, vợ chồng anh vẫn trả lương cho người giúp việc (theo giờ) khoảng 6 triệu, các hóa đơn điện, nước, internet khoảng 2 triệu, tiền gửi một ôtô, hai xe máy và phí dịch vụ, an ninh ở chung cư khoảng 2 triệu, tổng cộng hết khoảng 10 triệu. 

Chỉ còn 15 triệu cho ăn uống và các khoản chi tiêu không cố định khác, vợ anh ngay lập tức áp dụng các phương pháp tiết kiệm, trời thật nóng mới bật máy lạnh, hạn chế các món ăn yêu thích nhưng tốn tiền của chồng như thịt bò, hải sản... Chưa quen với việc phải thắt chặt chi tiêu, anh Lâm cảm thấy khó chịu. Còn vợ anh thì buồn bực vì thỉnh thoảng phải vay tiền các chị gái để tiêu. 

"Tôi đang nghĩ vài cách kiếm thêm tiền, nhiều lần hùn vốn với bạn bè kinh doanh thêm nhưng chưa thấy hiệu quả. Nếu thu nhập vẫn chỉ như hiện nay, có lẽ phải chuyển cho con học ở trường bình dân hơn. Mà như thế cũng thấy 'kém tắm' với đằng nhà vợ nên vẫn đang phải cố", anh Lâm phiền não.

bo-me-duoi-suc-khi-don-het-tien-cho-con-hoc-truong-sang

Ảnh minh họa: mathemagis.

Không tính kỹ khả năng tài chính của gia đình, vợ chồng chị Minh (quận 2, TP HCM) đã buộc phải cho con nghỉ học ở trường quốc tế giữa chừng. Năm 2013, khi con chuẩn bị vào lớp 1, chị đang làm cho một công ty của nước ngoài, hưởng lương sau thuế khoảng 60 triệu/tháng. Ngoài ra, chị có thêm một tháng lương thứ 13 trong năm. Chồng chị làm trong một Viện Nghiên cứu, lương chính khoảng 5 triệu nhưng anh có thể kiếm thêm bằng cách đi dạy ở các trường đại học, cộng tác với các dự án, thu nhập dao động khoảng 10-15 triệu. Anh chị đã có một miếng đất 80m2 ở quận 2 và một căn hộ 4 tỷ, mua theo dạng trả góp. 

Lúc đó, chị vừa bán cổ phiếu được hơn 300 triệu tiền mặt, rất tự tin cho con vào trường quốc tế. Chị lấy luôn số tiền này đóng học phí kỳ đầu tiên cho con (178 triệu) cộng thêm khoản tiền 30 triệu đăng ký nhập học. 

Mỗi tháng, sau khi trả nợ ngân hàng 30 triệu tiền mua căn hộ, chị gửi tiết kiệm trực tuyến 30 triệu để lo việc đóng tiền học cho con sắp tới. Thế nhưng mỗi khi bí tiền, chị lại rút tiết kiệm ra tiêu. Vì thế, đến mỗi kỳ đóng học cho con là người mẹ lại đau đầu. Nửa năm trôi qua rất nhanh. Khi con lên lớp ba thì chị sinh bé thứ hai. Mẹ nghỉ sinh đồng nghĩa không có tiền đóng học cho con kỳ tới. Đăng tin bán đất không được, chị phải đi vay nóng để có tiền đóng học cho con.

Cố cho bé học xong lớp ba, vợ chồng chị đành cho con về trường công học. Môi trường thay đổi, con chị sốc: Bé chê bữa ăn trưa ở trường công không ngon nên thường xuyên bỏ bữa, chê cơ sở vật chất nhà trường xấu nên không thích đến lớp, chê lớp đông nên không ai chơi với con. Ngày nào con đi học, bố mẹ cũng phải ra sức dỗ dành. 

Ông Bội Lê, chuyên viên hoạch định tài chính gia đình tại TP HCM, cho biết, muốn cho con học trường quốc tế, phương án an toàn nhất là cha mẹ để riêng ra một khoản lo đóng đủ học phí cho con tới hết phổ thông, dù trẻ mới học mầm non, tiểu học. Một số người thận trọng khác không dành riêng khoản này thì phải có tài sản dựa lưng để khi gặp khó khăn có thể lấy ra bán để dùng. Nếu không theo được những cách trên thì sẽ rất bấp bênh vì không thể đoán trước được các khó khăn kinh tế có thể xảy ra lúc nào và ảnh hưởng tới gia đình mình ra sao. Hiện nay, học phí trường tư và trường quốc tế khá nặng, một năm học là trên dưới 100 triệu đồng.  Khi bố mẹ bị giảm thu nhập một chút thì còn tạm thời cắt giảm các chi tiêu để duy trì việc học cho con, nhưng lỡ thâm hụt lớn thì rất khó duy trì.

Khi phụ huynh không kham nổi học phí trường quốc tế, chuyển về trường thường thì đứa trẻ gặp khó khăn về việc học. Kinh tế khó khăn mà phải nai lưng ra lo tiền học cho con thì bố mẹ cũng rất căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng tới bầu không khí chung của gia đình.

Kết quả điều tra với 3.200 hộ gia đình  có con đang học từ bậc tiểu học đến hết đại học ở 6 tỉnh thành (trong đó có HN và TP HCM) năm 2015 - 2016 của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia cho thấy mức chi tiêu của các hộ gia đình Việt Nam cho giáo dục ở mức tương đối cao: Bình quân mỗi hộ gia đình chi 2,53 triệu đồng cho mỗi con một tháng. Ở thành thị, con số này cao hơn, là 3,07 triệu đồng. Mức chi cho giáo dục cao nhất là ở nhóm hộ giàu (chiếm 43% ngân sách gia đình, trong khi ở nhóm hộ nghèo con số này là 16,5%.

Theo tác giả nghiên cứu, thạc sĩ Nguyễn Thị Linh Hương, kết quả điều tra cho thấy giáo dục đóng vai trò quan trọng trong chi tiêu của hộ gia đình Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, với tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục trung bình chiếm tới hơn 30% tổng chi tiêu của hộ gia đình thì đây là một gánh nặng tương đối lớn đối với phần đông các gia đình hiện nay. 

Theo chuyên gia tâm lý giáo dục Lê Khanh (Bình Thạnh, TP HCM) đầu tư về giáo dục được xem là một sự đầu tư khôn ngoan nhất cho tương lai của con em mình, nhất là đối với các gia đình có điều kiện. Một trong những lựa chọn đó chính là cho con theo học các trường quốc tế, trường tư chất lượng cao. Ngoài những gia đình có thu nhập cao và ổn định để có thể cho con theo học các trường hoàn toàn theo chương trình đào tạo từ nước ngoài để sau đó đi du học, sẽ có một bộ phận không nhỏ chỉ có khả năng cho con theo học trường quốc tế, trường tư ở cấp mẫu giáo hay tiểu học, rồi vì nhiều lý do khác nhau phải chuyển sang học trường công lập ở các bậc học cao hơn. 

Khi phải chuyển từ một môi trường học tập khá "tự do" và không có nhiều áp lực sang một môi trường khác biệt về cách học và cách tương tác với giáo viên, đã có nhiều em không chịu nổi, trở nên căng thẳng, quậy phá hay trầm cảm, mất hứng thú học tập.

Ông Khanh cho biết, có trẻ vốn đãng trí, thiếu tập trung, khi học ở trường mầm non quốc tế thì không gặp vấn đề gì nhưng khi lên tiểu học vào trường công lập thì lập tức gặp khó. Trẻ bị giáo viên phàn nàn vì không nghe lời cô, hay rời bỏ chỗ ngồi trong giờ học và đánh bạn vì bạn không chịu chơi chung. 

Một trường hợp khác, trẻ vốn năng động và thông minh, thích phát biểu, hay đặt câu hỏi với giáo viên khi học ở trường quốc tế thì đây là những điều được khuyến khích và đáp ứng. Nhưng khi chuyển sang trường công lập thì chuyện hay thắc mắc, thích trả lời dù đúng hay sai của học sinh này lại bị các bạn trêu chọc, ganh tỵ và gây khó chịu cho giáo viên. Những phản ứng đó đã khiến em mất đi hứng thú học, thậm chí là không muốn đi học nữa.

"Đây là 2 trường hợp mà bố mẹ đã phải tìm đến nhà tâm lý nhờ hỗ trợ sau khi con chuyển từ trường quốc tế sang trường công, nhưng vấn đề không chỉ là khuyên bảo hay can thiệp lên các em mà còn phải thay đổi cách ứng xử của bố mẹ", ông Khanh nói.

Theo chuyên gia, việc chuyển con từ trường quốc tế sang trường công lập, dù với bất cứ lý do nào thì bố mẹ đều cần phải xem xét năng lực, tính cách của trẻ và có bước chuẩn bị trước. Hãy áp dụng một số cách nâng đỡ tinh thần, xây dựng ý thức kỷ luật cho con, giúp trẻ biết lắng nghe và tôn trọng thầy cô, bạn bè trước khi chuyển. 

"Các bậc cha mẹ cần biết rằng, không phải môi trường giáo dục quốc tế hay công lập quyết định năng lực học tập của con, mà chính cách ứng xử và những cách tác động ở gia đình mới là yếu tố quan trọng khiến trẻ trở nên tự tin, mạnh dạn dễ thích nghi hay sẽ trở nên nhút nhát, khó chịu hoặc quá lo lắng khiến cho việc học bị trở ngại", nhà tâm lý nói.

Theo ông, nếu gia đình không đủ điều kiện thì không nên dồn hết ngân sách cho việc học của con, để chính điều đó tạo áp lực không chỉ lên bố mẹ, mà còn lên cả con khi trẻ biết rằng vì nó mà cả nhà phải hết sức nỗ lực. Từ đó chính bản thân trẻ cũng tự buộc mình phải hết sức cố gắng để rồi luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng tới học tập.

Minh Thùy - Bích Thục

Let's block ads! (Why?)

Bố mẹ 'đuối' khi dồn hết tiền cho con học trường sang

Gia đình hai chị vợ giàu có đều đã cho các con học trường quốc tế, vì thế cách đây một năm, khi con đến tuổi đi học, vợ chồng anh Lâm (Nhà Bè, TP HCM) nghĩ ngay đến việc xin cho con vào trường mầm non quốc tế. Tổng học phí và tiền ăn của con hết gần 20 triệu/tháng, vừa bằng tiền lương cố định của anh Lâm. Từ ngày con đi học, toàn bộ chi tiêu trong nhà trông chờ vào lương của chị, khoảng 25 triệu/tháng. Mỗi tháng, vợ chồng anh vẫn trả lương cho người giúp việc (theo giờ) khoảng 6 triệu, các hóa đơn điện, nước, internet khoảng 2 triệu, tiền gửi một ôtô, hai xe máy và phí dịch vụ, an ninh ở chung cư khoảng 2 triệu, tổng cộng hết khoảng 10 triệu. 

Chỉ còn 15 triệu cho ăn uống và các khoản chi tiêu không cố định khác, vợ anh ngay lập tức áp dụng các phương pháp tiết kiệm, trời thật nóng mới bật máy lạnh, hạn chế các món ăn yêu thích nhưng tốn tiền của chồng như thịt bò, hải sản... Chưa quen với việc phải thắt chặt chi tiêu, anh Lâm cảm thấy khó chịu. Còn vợ anh thì buồn bực vì thỉnh thoảng phải vay tiền các chị gái để tiêu. 

"Tôi đang nghĩ vài cách kiếm thêm tiền, nhiều lần hùn vốn với bạn bè kinh doanh thêm nhưng chưa thấy hiệu quả. Nếu thu nhập vẫn chỉ như hiện nay, có lẽ phải chuyển cho con học ở trường bình dân hơn. Mà như thế cũng thấy 'kém tắm' với đằng nhà vợ nên vẫn đang phải cố", anh Lâm phiền não.

bo-me-duoi-khi-don-het-tien-cho-con-hoc-truong-sang

Ảnh minh họa: mathemagis.

Không tính kỹ khả năng tài chính của gia đình, vợ chồng chị Minh (quận 2, TP HCM) đã buộc phải cho con nghỉ học ở trường quốc tế giữa chừng. Năm 2013, khi con chuẩn bị vào lớp 1, chị đang làm cho một công ty của nước ngoài, hưởng lương sau thuế khoảng 60 triệu/tháng. Ngoài ra, chị có thêm một tháng lương thứ 13 trong năm. Chồng chị làm trong một Viện Nghiên cứu, lương chính khoảng 5 triệu nhưng anh có thể kiếm thêm bằng cách đi dạy ở các trường đại học, cộng tác với các dự án, thu nhập dao động khoảng 10-15 triệu. Anh chị đã có một miếng đất 80m2 ở quận 2 và một căn hộ 4 tỷ, mua theo dạng trả góp. 

Lúc đó, chị vừa bán cổ phiếu được hơn 300 triệu tiền mặt, rất tự tin cho con vào trường quốc tế. Chị lấy luôn số tiền này đóng học phí kỳ đầu tiên cho con (178 triệu) cộng thêm khoản tiền 30 triệu đăng ký nhập học. 

Mỗi tháng, sau khi trả nợ ngân hàng 30 triệu tiền mua căn hộ, chị gửi tiết kiệm trực tuyến 30 triệu để lo việc đóng tiền học cho con sắp tới. Thế nhưng mỗi khi bí tiền, chị lại rút tiết kiệm ra tiêu. Vì thế, đến mỗi kỳ đóng học cho con là người mẹ lại đau đầu. Nửa năm trôi qua rất nhanh. Khi con lên lớp ba thì chị sinh bé thứ hai. Mẹ nghỉ sinh đồng nghĩa không có tiền đóng học cho con kỳ tới. Đăng tin bán đất không được, chị phải đi vay nóng để có tiền đóng học cho con.

Cố cho bé học xong lớp ba, vợ chồng chị đành cho con về trường công học. Môi trường thay đổi, con chị sốc: Bé chê bữa ăn trưa ở trường công không ngon nên thường xuyên bỏ bữa, chê cơ sở vật chất nhà trường xấu nên không thích đến lớp, chê lớp đông nên không ai chơi với con. Ngày nào con đi học, bố mẹ cũng phải ra sức dỗ dành. 

Ông Bội Lê, chuyên viên hoạch định tài chính gia đình tại TP HCM, cho biết, muốn cho con học trường quốc tế, phương án an toàn nhất là cha mẹ để riêng ra một khoản lo đóng đủ học phí cho con tới hết phổ thông, dù trẻ mới học mầm non, tiểu học. Một số người thận trọng khác không dành riêng khoản này thì phải có tài sản dựa lưng để khi gặp khó khăn có thể lấy ra bán để dùng. Nếu không theo được những cách trên thì sẽ rất bấp bênh vì không thể đoán trước được các khó khăn kinh tế có thể xảy ra lúc nào và ảnh hưởng tới gia đình mình ra sao. Hiện nay, học phí trường tư và trường quốc tế khá nặng, một năm học là trên dưới 100 triệu đồng.  Khi bố mẹ bị giảm thu nhập một chút thì còn tạm thời cắt giảm các chi tiêu để duy trì việc học cho con, nhưng lỡ thâm hụt lớn thì rất khó duy trì.

Khi phụ huynh không kham nổi học phí trường quốc tế, chuyển về trường thường thì đứa trẻ gặp khó khăn về việc học. Kinh tế khó khăn mà phải nai lưng ra lo tiền học cho con thì bố mẹ cũng rất căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng tới bầu không khí chung của gia đình.

Kết quả điều tra với 3.200 hộ gia đình  có con đang học từ bậc tiểu học đến hết đại học ở 6 tỉnh thành (trong đó có HN và TP HCM) năm 2015 - 2016 của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia cho thấy mức chi tiêu của các hộ gia đình Việt Nam cho giáo dục ở mức tương đối cao: Bình quân mỗi hộ gia đình chi 2,53 triệu đồng cho mỗi con một tháng. Ở thành thị, con số này cao hơn, là 3,07 triệu đồng. Mức chi cho giáo dục cao nhất là ở nhóm hộ giàu (chiếm 43% ngân sách gia đình, trong khi ở nhóm hộ nghèo con số này là 16,5%.

Theo tác giả nghiên cứu, thạc sĩ Nguyễn Thị Linh Hương, kết quả điều tra cho thấy giáo dục đóng vai trò quan trọng trong chi tiêu của hộ gia đình Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, với tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục trung bình chiếm tới hơn 30% tổng chi tiêu của hộ gia đình thì đây là một gánh nặng tương đối lớn đối với phần đông các gia đình hiện nay. 

Theo chuyên gia tâm lý giáo dục Lê Khanh (Bình Thạnh, TP HCM) đầu tư về giáo dục được xem là một sự đầu tư khôn ngoan nhất cho tương lai của con em mình, nhất là đối với các gia đình có điều kiện. Một trong những lựa chọn đó chính là cho con theo học các trường quốc tế, trường tư chất lượng cao. Ngoài những gia đình có thu nhập cao và ổn định để có thể cho con theo học các trường hoàn toàn theo chương trình đào tạo từ nước ngoài để sau đó đi du học, sẽ có một bộ phận không nhỏ chỉ có khả năng cho con theo học trường quốc tế, trường tư ở cấp mẫu giáo hay tiểu học, rồi vì nhiều lý do khác nhau phải chuyển sang học trường công lập ở các bậc học cao hơn. 

Khi phải chuyển từ một môi trường học tập khá "tự do" và không có nhiều áp lực sang một môi trường khác biệt về cách học và cách tương tác với giáo viên, đã có nhiều em không chịu nổi, trở nên căng thẳng, quậy phá hay trầm cảm, mất hứng thú học tập.

Ông Khanh cho biết, có trẻ vốn đãng trí, thiếu tập trung, khi học ở trường mầm non quốc tế thì không gặp vấn đề gì nhưng khi lên tiểu học vào trường công lập thì lập tức gặp khó. Trẻ bị giáo viên phàn nàn vì không nghe lời cô, hay rời bỏ chỗ ngồi trong giờ học và đánh bạn vì bạn không chịu chơi chung. 

Một trường hợp khác, trẻ vốn năng động và thông minh, thích phát biểu, hay đặt câu hỏi với giáo viên khi học ở trường quốc tế thì đây là những điều được khuyến khích và đáp ứng. Nhưng khi chuyển sang trường công lập thì chuyện hay thắc mắc, thích trả lời dù đúng hay sai của học sinh này lại bị các bạn trêu chọc, ganh tỵ và gây khó chịu cho giáo viên. Những phản ứng đó đã khiến em mất đi hứng thú học, thậm chí là không muốn đi học nữa.

"Đây là 2 trường hợp mà bố mẹ đã phải tìm đến nhà tâm lý nhờ hỗ trợ sau khi con chuyển từ trường quốc tế sang trường công, nhưng vấn đề không chỉ là khuyên bảo hay can thiệp lên các em mà còn phải thay đổi cách ứng xử của bố mẹ", ông Khanh nói.

Theo chuyên gia, việc chuyển con từ trường quốc tế sang trường công lập, dù với bất cứ lý do nào thì bố mẹ đều cần phải xem xét năng lực, tính cách của trẻ và có bước chuẩn bị trước. Hãy áp dụng một số cách nâng đỡ tinh thần, xây dựng ý thức kỷ luật cho con, giúp trẻ biết lắng nghe và tôn trọng thầy cô, bạn bè trước khi chuyển. 

"Các bậc cha mẹ cần biết rằng, không phải môi trường giáo dục quốc tế hay công lập quyết định năng lực học tập của con, mà chính cách ứng xử và những cách tác động ở gia đình mới là yếu tố quan trọng khiến trẻ trở nên tự tin, mạnh dạn dễ thích nghi hay sẽ trở nên nhút nhát, khó chịu hoặc quá lo lắng khiến cho việc học bị trở ngại", nhà tâm lý nói.

Theo ông, nếu gia đình không đủ điều kiện thì không nên dồn hết ngân sách cho việc học của con, để chính điều đó tạo áp lực không chỉ lên bố mẹ, mà còn lên cả con khi trẻ biết rằng vì nó mà cả nhà phải hết sức nỗ lực. Từ đó chính bản thân trẻ cũng tự buộc mình phải hết sức cố gắng để rồi luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng tới học tập.

Minh Thùy - Bích Thục

Let's block ads! (Why?)

Ga hàng không làm thủ tục tự động ở Singapore

Thứ tư, 2/8/2017 | 08:00 GMT+7

|

Thứ tư, 2/8/2017 | 08:00 GMT+7

Nhà ga T4 của sân bay Changi mở cửa từ tháng 8 với hệ thống làm thủ tục tự động từ khâu gửi hành lý tới kiểm soát an ninh.

Nhà ga T4 của sân bay Changi có diện tích sàn 225.000m2, gồm nhà ga hai tầng, các bãi đỗ xe và sân đỗ taxi. Dự án này đã hoàn thành sau ba năm xây dựng, có vị trí gần trung tâm thành phố hơn nhà ga T3. Mặc dù quy mô chỉ bằng một nửa so với nhà ga T3, các nhà hoạch định thiết kế nhà ga T4 có thể đón tiếp 16 triệu lượt khách mỗi năm, bằng 2/3 sức chứa của nhà ga T3. Sau khi nhà ga này hoạt động, công suất sân bay Changi sẽ được tăng lên 82 triệu hành khách mỗi năm.

Đại sảnh trung tâm nhà ga T4 dài 300 m, cao 23 m, phân cách khu vực công cộng với khu vực quá cảnh. Điểm nhấn của nội thất là thiết kế cánh hoa lan, loài hoa truyền thống của đảo quốc Singapore. 

Điểm đặc biệt của nhà ga T4 là hành khách có thể làm thủ tục hàng không tự động, gửi hàng lý và qua cửa an ninh tự động qua hệ thống nhận diện khuôn mặt. Hành khách không phải đợi quầy dịch vụ mở cửa. Về lâu dài, hệ thống này giúp tiết kiệm khoảng 20% nhân lực. 

Vietnam Airlines sẽ mở quầy làm thủ tục hàng không tại nhà ga T4 từ tháng 10. Trước mắt, hành khách Việt Nam sẽ vẫn làm thủ tục hàng không truyền thống,sau đó có thể tự làm thủ tục trên hệ thống tự động. 

Với các hệ cửa trời và tường kính đón nhận ánh sáng tự nhiên, T4 đem lại cho hành khách một trải nghiệm không gian ban ngày tự nhiên. Khu tiểu cảnh rộng 2.000 m2 với 186 cây cỡ lớn. Dọc theo hành lang lên máy bay cũng có 160 cây xanh. 

Nhiều tiểu cảnh được bố trí sinh động tại nhiều khu vực nhà ga tạo cảm giác thân thiện với du khách. 

"Ý tưởng Nhà ga T4 được đưa ra với tầm nhìn thay đổi quan niệm đi lại. Thông qua các ý tưởng cách tân về thiết kế nhà ga và điều hành, chúng tôi muốn giải quyết các yêu cầu về sức chứa cũng như cải thiện hiệu quả và hiệu suất nhân lực", bà Poh Li San, phó chủ tịch Tập đoàn Cảng hàng không Changi (CAG), cho biết.

Các hãng hàng không sẽ hoạt động tại T4 bao gồm Air Asia Group, Cathay Pacific, Cebu Pacific, Korean Air, Spring Airlines và Vietnam Airlines. Dự tính các hãng bay này phục vụ tổng cộng 8 triệu hành khách tại sân bay Changi mỗi năm. 

Hành khách qua nhà ga T4 sẽ được trải nghiệm nhiều khung cảnh khác nhau với các màn hình số LED 3 chiều. 

Thiết kế nhà ga T4 hiện đại, đảm bảo cải thiện chất lượng dịch vụ như rút ngắn khoảng cách thời gian di chuyển cho khách trong nội bộ nhà ga trong quá trình thực hiện các thủ tục tại sân bay. 

Bộ sưu tập nghệ thuật tại T4 thể hiện sự phối hợp đa dạng giữa nghệ thuật đương đại của các họa sĩ trong nước và nước ngoài. 

Đoàn Loan   |  

  • 1h trước

  • 12h trước

  • 7h trước

  • 8h trước

  • 14h trước

  • 1h trước

  • 3h trước

  • 13h trước

  • 8h trước

  • 8h trước

  • 8h trước

  • 8h trước

  • 58p trước

  • 2h trước

  • 1h trước

  • 7h trước

  • 2h trước

  • 8h trước

  • 1h trước

  • 16h trước

  • 12h trước

  • 13h trước

  • 12h trước

  • 16h trước

  • 14h trước

  • 3.990.000 đ (-11%)

  • 729.000 đ (-8%)

  • 459.000 đ (-29%)

  • 208.000 đ

  • 359.000 đ

  • 1.389.000 đ

  • 2.399.000 đ (-14%)

  • 85.000 đ (-11%)

  • 350.000 đ

  • 790.000 đ (-7%)

  • 89.000 đ (-10%)

  • 1.190.000 đ (-46%)

  • 980.000 đ

  • 255.000 đ (-11%)

  • 760.000 đ

  • 295.000 đ

  • 260.000 đ

  • 1.190.000 đ

  • 15.490.000 đ (-5%)

  • 180.000 đ

  • 219.000 đ (-56%)

  • 269.000 đ (-16%)

  • 379.000 đ (-44%)

  • 1.390.000 đ (-23%)

  • 159.000 đ (-20%)

  • 600.000 đ (-8%)

  • 299.000 đ (-19%)

  • 3.029.000 đ (-5%)

  • 1.015.000 đ (-5%)

  • 1.093.000 đ (-5%)

  • 01/08/2017 - 08/08/2017

  • 01/08/2017 - 15/08/2017

  • 31/07/2017 - 06/08/2017

  • 25/07/2017 - 24/08/2017

  • 26/07/2017 - 31/08/2017

  • 26/07/2017 - 10/08/2017

  • 1.800.000.000 đ

  • 11.353.500 đ

  • Thỏa thuận

  • Thỏa thuận

  • Thỏa thuận

  • Thỏa thuận

  • 4.000.000.000 đ

  • Thỏa thuận

  • Thỏa thuận

  • Thỏa thuận

  • Thỏa thuận

  • Thỏa thuận

  • 8.400.000 đ

  • Thỏa thuận

  • 200.000 đ

  • 6.800.000.000 đ

  • 1.650.000 đ

  • 1.950.000 đ

  • 3.000.000.000 đ

  • 4.000.000.000 đ

Let's block ads! (Why?)

Khủng hoảng nhan sắc sau sinh, mẹ bỉm sữa ngoạn mục "lột xác" nhờ "tiên dược"!

Khủng hoảng trầm trọng vì nhan sắc sau sinh

Tốt nghiệp Đại học Văn hóa Hà Nội và bén duyên với lĩnh vực nghệ thuật quần chúng, ‘phù thủy thiên nhiên cho da” Đinh Thùy Trang luôn coi trọng và giữ gìn hình thức bên ngoài.

Khi còn trẻ vốn có làn da sáng và cơ thể săn chắc, thậm chí không hề có dấu hiệu “xuống cấp” ngay cả khi đã sinh bé đầu tiên, nên chị Trang luôn tự tin và không mấy khi phải sử dụng tới các liệu trình thẩm mỹ hay trang điểm. 

Thế nhưng khi vừa sinh bé thứ hai và bước qua tuổi 30, cơ thể và bề ngoài của chị bỗng “xuống dốc không phanh”: hai má xuất hiện nhiều vết nám, mắt có bọng và quầng sâu, mí sụp… Thời gian này chị lâm vào khủng hoảng trầm trọng đến mức “điên cuồng” tìm mua các loại mỹ phẩm được giới thiệu là tốt nhất với giá cắt cổ, thâm chí có ý định tìm tới các phương pháp can thiệp dao kéo. Tâm lý ảnh hưởng đến giao tiếp cũng khiến công việc chị gặp nhiều khó khăn và phải dừng lại

Chị Đinh Thùy Trang cách đây 2 năm

Trở thành chuyên gia về mỹ phẩm hữu cơ

Trong thời gian tạm ngừng công việc, thời gian rỗi chị Thùy Trang bỗng nảy sinh sự hứng thú với nước hoa và tinh dầu, mục đích đầu tiên chỉ nhằm tiêu khiển thời gian và thỏa mãn sở thích cá nhân. Nhưng chính trong thời gian này, cơ duyên đưa chị gặp gỡ cặp vợ chồng anh Yan, người Đức đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam. Anh Yan là một người nghiên cứu lâu năm trong lĩnh vực về da liễu và cũng là một “người thuần hữu cơ”. Người bạn này đã giới thiệu cho chị những nguồn nguyên liệu bio (tự nhiên) uy tín nhất ở Châu  u như:  Gustav Heess Gmbh - CHLB Đức , Nature Base - Bungaria. Lozano - Tây Ban Nha , và Stephenson – Anh.
 

Sau khi sinh, bà mẹ bỉm sữa Đinh Thiên Trang dành nhiều thời gian để tìm hiểu về mỹ phẩm hữu cơ ở các nước phát triển.

Say mê tìm hiểu về lĩnh vực này, chị đã tự mình tìm mua và trải nghiệm những sản phẩm thiên nhiên chăm sóc da “vạn người mê” này. Và hiệu quả trên làn da của chị khiến không ít người và chính bản thân chị ngạc nhiên: vùng sụp da trên mí mắt gần như không còn, làn da lấy được cấu trúc trở nên căng sáng, ám ảnh dao kéo không còn nữa cùng với việc từ bỏ từ bỏ mọi mỹ phẩm trang điểm. 

Chị Trang đang tư vấn về da cho chuyên gia trang điểm Thái Anh

Thành công gắn liền với biệt danh "phù thủy thiên nhiên cho da"

Từ những trải nghiệm bản thân mình, chị Thùy Trang luôn ấp ủ và mong muốn đưa thương hiệu và dòng sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên về đên Việt Nam. Sau 2 năm miệt mài nghiên cứu và tìm hiểu sâu các nguồn cung cấp nguyên liệu bio uy tín nhất và được yêu thích nhất ở Châu  Âu để chuyển giao về Việt Nam, thương hiệu Or Garden Vietnam ra đời.

Dòng sản phẩm Or Garden Vietnam của chị Trang.

Or Garden nổi danh trong việc điều trị tận gốc rễ các vấn đề về da như nám, khô, dầu và phục hồi da sau tác hại của hóa mỹ phẩm. Và biệt hiệu “Phù thủy thiên nhiên cho da” cũng bắt đầu gắn liền với tên tuổi chị Thùy Trang từ đây.

Sau 2 năm miệt mài nghiên cứu và tìm hiểu sâu các nguồn cung cấp nguyên liệu bio uy tín nhất và được yêu thích nhất ở Châu  Âu để chuyển giao về Việt Nam, thương hiệu Or Garden Vietnam ra đời.

Một số dòng sản phẩm của Or Garden đặc biệt được ưa chuộng như: nước hoa hồng bulgarie, serum cân bằng, dầu tẩy trang… Rất nhiều người nổi tiếng cũng sử dụng sản phẩm Or Garden Vietnam của chị Trang như: MC “Chúng Tôi Là Chiến Sỹ”- Vũ Trang, NSUT Hồng Liên, Hoàng tử Ballet Đàm Hàn Giang, hot boy Phạm Thế Thịnh...

Khi được hỏi về định hướng tương lai, “Phù thủy thiên nhiên cho da” Đinh  Thùy Trang ấp ủ sẽ mở rộng Or Garden ra toàn quốc và khu vực Đông Nam Á, để càng ngày càng có nhiều phụ nữ biết đén và tìm ra được cách thoát khỏi “ám ảnh tuổi 30” từ chính những nguyên liệu có trong thiên nhiên, trở nên rạng ngời tự tin và thành công hơn.

Bạn đọc có những câu chuyện, hình ảnh ý nghĩa phù hợp với chuyên mục Sống Trẻ, Guu của thegioitre.vn muốn chia sẻ tới cộng đồng, có thể gửi về hòm thư: dongvu@infonet.vn hoặc điện thoại 097.4569.097.

Let's block ads! (Why?)

Những sát thủ cá mập nguy hiểm nhất dưới lòng đại dương

nhung-sat-thu-ca-map-nguy-hiem-nhat-duoi-long-dai-duong

Cá mập là một trong những loài động vật nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: Eric Hanauer.

Cá mập trắng lớn

Cá mập trắng lớn là loài cá mập nổi tiếng và nguy hiểm nhất, theo International Business Times. Chúng có thể phát triển chiều dài cơ thể lên tới 6,5 - 8 m, tốc độ bơi rất nhanh khoảng 0,9 m/s. Hàm răng hình răng cưa ở hai hàm của loài động vật này đặc biệt ấn tượng.

nhung-sat-thu-ca-map-nguy-hiem-nhat-duoi-long-dai-duong-1

Thợ lặn được bảo vệ trong lồng sắt khi tiếp cận với cá mập trắng ở ngoài khơi Mexico. Ảnh: Stephen Frink.

Cá mập trắng lớn sống ở các vùng nước ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chúng thường bơi vào các vịnh cạn ở ven biển, thậm chí tới cả khu vực con người lướt sóng.

Cá mập trắng là những con vật rất cẩn thận, đặc biệt khi đến tuổi trưởng thành. Điều này giải thích lý do tại sao chúng ít bị ngư dân đánh bắt hơn các loài cá mập khác. Cá mập trắng thường tò mò và khám phá vật thể lạ bằng răng.

Những người bơi lội, người lướt sóng và thợ lặn có thể bị cá mập trắng tấn công. Đây là loài cá mập có nhiều nạn nhân nhất trên thế giới. Chúng không thích mùi vị của con người, mà thường cắn sau đó thả nạn nhân.

Cá mập bò (Bull shark)

Cá mập bò có kích thước lớn và khá hung dữ với hàm răng to. Chúng có thể đạt chiều dài cơ thể 3,5 m và bơi rất nhanh. Cá mập bò thường sống ở vùng nước nông ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, tại độ sâu nhỏ hơn 30 m.

nhung-sat-thu-ca-map-nguy-hiem-nhat-duoi-long-dai-duong-2

Cá mập bò là một trong những loài cá mập nguy hiểm nhất. Ảnh: Wikimedia.

Cá mập bò cắn nhiều lần để loại bỏ các mô trên cơ thể nạn nhân, gây ra vết thương nặng hơn nhiều so với cá mập trắng. Những vết thương này thường nhiễm trùng và rất đau đớn.

Cá mập hổ

nhung-sat-thu-ca-map-nguy-hiem-nhat-duoi-long-dai-duong-3

Số lượng nạn nhân của cá mập hổ chỉ xếp sau cá mập trắng. Ảnh: Reuters.

Cá mập hổ thường có chiều dài từ 3,4 - 4,3 m với hàm răng to lớn, sắc như lưỡi dao xếp chéo nhau. Đây là loài động vật sống tại vùng nước nhiệt đới ấm áp. Cá mập hổ khá nguy hiểm, số lượng nạn nhân của chúng chỉ xếp sau cá mập trắng. Cá mập hổ chịu trách nhiệm cho phần lớn các cuộc tấn công con người ở Hawaii, Mỹ, và Australia.

Cá mập chanh

nhung-sat-thu-ca-map-nguy-hiem-nhat-duoi-long-dai-duong-4

Cá mập chanh sẽ tấn công người nếu cảm thấy bị đe dọa. Ảnh: Wikimedia.

Cá mập chanh là loài cá mập sống về đêm có chiều dài cơ thể gần ba mét. Chúng sống gần bờ biển ở phía tây và phía đông bắc Đại Tây Dương cũng như phía đông Thái Bình Dương. Cá mập chanh liên quan đến một số vụ tấn công thợ lặn và thường hành động chúng cảm thấy bị đe dọa.

Lê Hùng

Let's block ads! (Why?)

Ngôi nhà có mặt tiền bị 'xé toạc'

Tòa nhà ở London (Anh) là khu văn phòng được xây dựng cách đây nhiều năm. Gần đây, nghệ sĩ Alex Chinneck tiến hành cải tạo mặt tiền khiến công trình trở thành điểm thu hút bắt mắt trên phố.

Ở khu vực này từng có một nhà xuất bản và Chinneck dựa vào đây để đưa ra ý tưởng của mình. Mảng tường ở mặt tiền được thiết kế giống một trang bị xé khỏi cuốn sách.

Bức tường này cao tới 12m với tổng cộng 4.000 viên gạch, nặng 10 tấn.

Gạch được ghép thành từng mảng trên những khung thép lớn. Sau đó, xe cẩu sẽ đưa chúng lên cao, gắn vào tường.

Những viên gạch làm kiểu thủ công có màu sắc không đồng đều và mang chất xưa cũ.

Các công trình của Chinneck đều gây chú ý bởi quy mô lớn và sự ứng dụng khác lạ của điêu khắc vào kiến trúc.

An Yên
Ảnh: Dezeen

Chia sẻ khó khăn khi xây nhà của bạn tại đây.

Xem thêm:

Let's block ads! (Why?)