Friday, December 4, 2015

Kỳ nhông khổng lồ nằm chình ình trên tường nhà

ky-nhong-khong-lo-nam-chinh-inh-tren-tuong-nha

Con thằn lằn bò ngang qua tường nhà Holland. Ảnh: Eric Holland.

Theo The Sydney Morning Herald, Eric Holland, cư dân ở Albury, bang New South Wales, Australia, nhanh chóng chụp lại bức ảnh của con kỳ nhông hay còn gọi là thằn lằn leo cây lớn (lace monitor).

"Khi đang sửa chữa trong kho, tôi mở cửa và trông thấy con vật khổng lồ chạy trên nền đất và biến mất khỏi tầm mắt. Một lúc sau, tôi gặp nó trong sân sau và nghe thấy một tiếng động lớn phát ra từ hông nhà. Tôi ra ngoài kiểm tra và bắt gặp nó nằm trên tường và đập đuôi vào ống nước", Holland kể.

Holland đã sống tại khu vực suốt 18 năm nhưng chưa bao giờ bắt gặp con thằn lằn có kích thước tương tự. Con kỳ nhông nhanh chóng bò ra khỏi ngôi nhà của Holland và ông không còn thấy nó sau đó.

Cơ quan Môi trường và Di sản bang New South Wales cho biết thằn lằn leo cây lớn không thường xuyên xuất hiện ở quanh Albury. Loài này có thể dài tới hai mét và nặng 20 kg.

Phương Hoa

Phát hiện loài cua mới ở Bình Thuận

Giống và loài mới có tên khoa học Binhthuanomon vinhtan được phát hiện trong chuyến khảo sát từ năm 2011 tại khu vực Núi Chùa (xã Vĩnh Tân, Tuy Phong, Bình Thuận). Cua có kích thước trung bình, mai màu đỏ tới nâu đỏ, càng và chân đỏ tươi. Chúng sống trong các hang sâu dưới lòng đất khoảng 50-100 mm, gần nguồn nước. Giống mới thường hoạt động vào buổi chiều tối cho tới gần sáng, thức ăn chủ yếu là các loài côn trùng và thực vật quanh suối.

Cua

Giống cua Binhthuanomon vinhtan. Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.

Để có công bố này, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam mất khoảng 4 năm phân tích, tìm tòi với không ít khó khăn. Giữa năm 2011, trong một dự án điều tra khảo sát, các chuyên gia thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới đã tìm thấy mẫu cua trên. Tuy nhiên thời điểm đó chỉ thu được 2 cá thể, do mẫu vật ít cùng với điều kiện không cho phép, nghiên cứu phải tạm dừng.

Tháng 7/2014, nhà nghiên cứu Phan Doãn Đăng và Lê Văn Thọ quay lại tìm mẫu vật. "Địa hình dốc đứng nên đi lại rất khó khăn, chúng tôi phải thuê người địa phương dẫn đường đến đúng vị trí, rồi cắm trại để đến đêm đi tìm", anh Đăng kể.

Tập tính kiếm ăn ban đêm và chỉ xuất hiện nhiều khi trời mưa cùng địa hình gập ghềnh khiến việc tiếp cận mẫu vật của nhóm khó khăn. Anh Đăng và đồng nghiệp phải thức từ đêm đến sáng, sau rất nhiều lần đi lại cuối cùng nhóm cũng thu được 16 con cua và bắt đầu quá trình so sánh đối chiếu mẫu.

Khu vực tìm thấy cua là ở vùng núi đá có độ cao khoảng 800 m so với mực nước biển. Chúng phân bố dọc 2 bên bờ ở tận cùng của một dòng suối nhỏ, phạm vi phân bố rất hẹp, khoảng 80 m dọc theo bờ suối và chiều rộng khoảng 30 m từ lòng suối. Đoạn suối nơi cua cư ngụ tương đối bằng phẳng. Tận cùng của dòng suối có nhiều tảng đá lớn, hiểm trở.

Cua có kích thước trung bình, mai có màu đỏ tới nâu đỏ, càng và chân đỏ tươi. Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.

Cua có kích thước trung bình, mai có màu đỏ tới nâu đỏ, càng và chân đỏ tươi. Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.

Khi có mẫu vật, Viện Sinh học Nhiệt đới kết hợp với tiến sĩ Đỗ Văn Tứ ở Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật nghiên cứu. Đối chiếu với một số mẫu vật từ trước, với công bố nước ngoài cùng sự giúp đỡ về tư liệu của chuyên gia thế giới trong hơn một năm, cuối tháng 11/2015, nhóm đã công bố giống cua mới.

"Ban đầu chúng tôi chỉ nghĩ đó là loài mới, nhưng sau khi nghiên cứu kỹ xác định không chỉ là loài mới mà còn là giống mới cho khoa học. Chúng tôi càng vui mừng hơn khi nghiên cứu được chấp nhận đăng trên tạp chí quốc tế uy tín, bởi đối với nhà nghiên cứu trẻ thì việc này không dễ", tiến sĩ Đỗ Văn Tứ nói.

Theo tiến sĩ Tứ, nghiên cứu này góp phần tạo cơ sở cho công tác bảo tồn đa dạng cho cua nước ngọt nói riêng cũng như đa dạng thủy sinh vật Việt Nam nói chung. "Vẫn còn nhiều loài cua nước ngọt của Việt Nam chưa được giới khoa học biết tới. Chúng đang đối mặt với nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng do sự suy thoái và phá hủy môi trường sống", tiến sĩ Tứ nói.

Phạm Hương

Nước cổ đại 4,6 tỷ năm ẩn sâu hàng nghìn km dưới lòng đất

mau-nuoc-hon-4-5-ty-nam-truoc-sau-3000-km-duoi-long-dat

Đảo Baffin, nơi lấy mẫu dung nham nghiên cứu. Ảnh: Ansgar Walk

Theo Live Science, khoảng 4,6 tỷ năm trước, Trái Đất được hình thành từ vô số các va chạm của bụi và đá xung quanh Mặt Trời. Các nhà khoa học hành tinh tại trường Đại học Hawaii đặt ra giả thuyết rằng các khoáng chất cổ đại ẩn sâu dưới 2.900 km bề mặt Trái Đất, có thể chứa các phân tử nước đầu tiên. Họ đã tìm nghiên cứu một mẫu dung nham từ năm 1985, tại đảo Baffin ở vùng Bắc Cực Canada, ở đúng độ sâu đó để tìm câu trả lời.

Sau khi đã có được dung nham từ các lớp vỏ dưới sâu, họ bắt đầu tìm kiếm dấu vết của các phân tử nước không bị lẫn tạp chất trong bazan, loại đá hình thành khi dung nham nguội đi. 

Chìa khóa để tìm ra nguồn gốc của nước đến từ hydro, chính xác hơn là tỷ lệ hydro giữa hai loại đồng vị: một loại hạt nhân không có neutron, thường lấy tên là hydro, trong khi loại còn lại có một neutron, gọi là deuterium. Tỷ lệ này là duy nhất, đặc trưng cho mỗi hành tinh, thiên thạch và sao chổi trong hệ Mặt Trời. Thông thường, vật thể gần Mặt Trời hơn sẽ có nhiều hydro hơn trong phân tử nước, ngược lại, càng xa Mặt Trời càng có nhiều deuterium.

Các nghiên cứu trước đây về nước bề mặt Trái Đất chỉ ra rằng deuterium có tỷ lệ cao. Các kết quả này đưa tới các giả thuyết cho rằng nước trên Trái Đất có sau khi nó hình thành, từ các thiên thạch hoặc sao chổi có nhiều nước, từ bên ngoài hệ Mặt Trời bay vào.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới, các mẫu bụi ở sâu dưới bề mặt Trái Đất trong hàng tỷ năm cho thấy có nhiều hydro trong các phân tử nước hơn deuterium. Điều này có nghĩa là bụi bão hòa hơi nước đã trộn lẫn trong các khối đá hình thành nên Trái Đất.

Theo Lydia Hallis, tác giả chính của nghiên cứu này, thì độ sâu chính xác rất quan trọng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science hôm 12/11.

"Chúng tôi cần một mẫu vật không bị ảnh hưởng bởi sự hình thành của Trái Đất", bà cho biết. Bà là một nhà khoa học hành tinh thuộc trường Đại học Glasgow. Bề mặt Trái Đất có sự thay đổi rất lớn sau hàng tỷ năm, nhưng dung nham trong các lớp vỏ sâu vẫn giữ nguyên không thay đổi từ thời điểm Trái Đất hình thành. Dung nham ở gần bề mặt có thể đã bị phun trào và hòa lẫn với các chất có trên bề mặt.

Ngoài ra, trong quá trình tìm kiếm nước nguyên thủy, bà và các cộng sự phải chắc chắn rằng các khoáng chất được phân tích đúng là của Trái Đất khi vừa hình thành, không lẫn tạp chất từ các loại đá niên đại ít hơn. Đây thực sự là một thách thức.

"Hydro có mặt ở khắp nơi trên hành tinh này. Rất khó để nói rằng hydro bạn đang phân tích không phải là hydro từ tạp chất. Chúng tôi đã phải tốn nhiều năm để chắc chắn rằng mình không phân tích nước từ bề mặt Trái Đất", bà nói.

"Nghiên cứu này thay đổi tất cả", Steve Desch, nhà thiên văn kiêm giáo sư trường Đại học bang Arizona, Mỹ, bình luận về vấn đề này.

"Các cuộc thảo luận về nguồn gốc của nước trên Trái Đất trong hàng thập kỷ tới nay đều tập trung vào giả thuyết nước tới từ thiên thạch hoặc sao chổi. Nghiên cứu này chỉ ra bụi và khí quanh Mặt Trời cũng là một nguồn đóng góp quan trọng, cho thấy cần phải đánh giá lại các kết luận trước đó khi đã bỏ qua vai trò của đám vật chất được gọi với cái tên 'tinh vân Mặt Trời'".

Theo Desch, nghiên cứu này còn giúp giải mã quá trình hình thành và biến mất của nước theo thời gian trên các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, và có thể là cả các hành tinh thuộc các hệ sao xa xôi khác.

"Một chương mới trong hiểu biết về quá trình hình thành nước trên các hành tinh giống Trái Đất đã bắt đầu".

Nguyễn Thành Minh

Cá sấu khổng lồ quần nhau trên sân golf

Hôm 28/11, Lynn Sarels đang chơi golf ở sân Myakka Pines, Florida, Mỹ cùng bạn bè thì bắt gặp hai con cá sấu vật lộn cạnh một lỗ bóng gần đó. "Chúng cuộn tròn lấy nhau, cắn xé nhau, quất đuôi vào người nhau. Cảnh tượng rất thú vị", Sarels chia sẻ với WFLA-TV.

Con cá sấu dài 4 mét tên Goliath đuổi theo một con cá sấu nhỏ hơn dài ba mét và hai con vật lao vào trận chiến dữ dội ngay cạnh đường lạch. "Tôi hơi lo lắng vì chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng như vậy trước đây. Một con cố xoắn chặt trong khi con kia cố gắng thoát ra", Kathy Dee, một người chứng kiến sự việc, cho biết.

Sarel nhanh chóng lấy máy ảnh và ghi lại cảnh tượng. "Có một số người chơi đang chờ đánh bóng nhưng tất nhiên, họ phải đợi đến khi hai con vật chấm dứt cuộc chiến", Sarel kể lại.

Việc bắt gặp cá sấu ở sân Myakka Pines không phải điều mới mẻ. Sân golf này được xây bên một đầm lầy hoang dã. Cuộc chiến kéo dài trong 10 phút và Goliath giành phần thắng. Nó thong thả bỏ đi trong khi con cá sấu nhỏ hơn đi khập khiễng về phía một cái ao.

Goliath là con cá sấu châu Mỹ đực khổng lồ khoảng 8 - 12 tuổi, sống tại sân golf Myakka Pines. Nó được phát hiện lần đầu hồi tháng 3/2015.

Goliath trở nên nổi tiếng sau những lần đi lại tự do trên sân golf. Có thể con cá sấu nhỏ đã xâm phạm lãnh thổ của Goliath và buộc phải trả giá.

Hoàng Linh/Ảnh: Lynn Sarels

Tại sao phải lên sống ở Sao Hỏa?

Thứ sáu, 4/12/2015 | 06:00 GMT+7

Thứ sáu, 4/12/2015 | 06:00 GMT+7

Tôi thấy trên mạng nhiều người bàn nhau chuyện lên sao Hỏa sống. Xin hỏi quả đất có vấn đề gì và tại sao phải lên sao Hỏa sống? (Phan Đình)

tai-sao-phai-len-song-o-sao-hoa

Minh họa cảnh tượng con người thám hiểm sao Hỏa. Ảnh: Astrobio.net

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Thursday, December 3, 2015

Những tổ ấm chẳng có người ở các thành phố Trung Quốc

Xa con nhiều năm, cụ ông 77 tuổi ở Trung Quốc đã đăng báo xin gia đình khác cho ở nhờ, cốt để có người nói chuyện cùng.

"Tứ đại đồng đường" (bốn thế hệ chung một nhà) là một thành ngữ nổi tiếng của Trung Quốc, ngầm chỉ một cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Hiện tại, việc có được hai thế hệ cùng chung sống cũng là một điều xa xỉ của ngày càng nhiều người Trung Quốc. Theo một số liệu chính thức mới được báo cáo gần đây, hơn 70% người cao tuổi ở Trung Quốc tại khu vực thành thị phải sống xa con cái.

Hai năm nay ông Xun Qi, 77 tuổi, sống ở Giang Tô (Trung Quốc) đã đăng lên báo một mẩu tin với hy vọng tìm kiếm một gia đình nào đó có thể chấp nhận nuôi ông. Suốt nhiều năm qua, ông phải sống đơn độc bằng tiền trợ cấp.

"Tôi không có ai để chuyện trò", ông Xun trả lời Tân Hoa Xã. "Tôi phải độc thoại mỗi ngày và ngày nào cũng bỏ ra một hai tiếng chỉ để lẩm nhẩm tâm sự với những bức ảnh cũ".

Ông Xun rất cô đơn nhưng lại không muốn làm gánh nặng cho gia đình mình ở nơi xa xôi vì theo lời ông "chúng không có điều kiện". Nếu gia đình nào chấp thuận, ông Xun sẽ chia sẻ phí sinh hoạt bằng lương hưu hàng tháng của mình, đồng thời cũng sẽ tự lo đám tang cho mình mà không phiền lụy ai.

Một lý do khiến ông đăng tin trên báo chính là cái chết đột ngột của người hàng xóm trong dịp Tết năm 2012. Người chăm sóc ông này nghỉ lễ và cái xác chỉ được phát hiện sau đó nhiều ngày.

Còn thê thảm hơn ông Xun, bà Li Wanyuan, 76 tuổi, sống ở Bắc Kinh chia sẻ trên một tờ báo của Singapore rằng,  mắc hai bệnh mãn tính và gặp khó khăn trong việc đi lại. Thậm chí, một bữa ăn thường ngày cơ bản cũng là một thử thách với bà. Trước đây bà Li thường tới một căng tin công cộng để tìm mua thức ăn. Sau này, khi căng tin đóng cửa, bà sống chủ yếu dựa vào những chiếc bánh bao hấp mà người con gái 53 tuổi mang đến hàng tuần.

Nhưng bà Li vẫn cảm thấy rất tội lỗi. "Con gái tôi năm nay đã 53 tuổi và cũng ốm yếu luôn. Nó cũng có gia đình riêng cần phải chăm sóc", bà nói. Để giảm bớt gánh nặng cho con gái, bà Li cố gắng uống ít nước, ăn ít thức ăn hơn. Bà cũng tránh tắm rửa càng nhiều càng tốt vì sợ trượt ngã trong nhà vệ sinh rồi càng làm khổ con cháu phải thuốc thang chạy chữa hơn. Cuộc sống của bà bây giờ chỉ xoay quanh mấy thứ này: "uống ít, ăn ít và tắm ít".

cha-gia-dang-bao-xin-o-nho-nha-khac-vi-qua-co-don

Khoảng 70% người cao tuổi các thành phố Trung Quốc sẽ phải sống cô đơn một mình. Ảnh: Theepochtimes.

Theo một nghiên cứu của Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Trung Quốc, từ năm 2015 đến 2035 sẽ có thêm 10 triệu người già mỗi năm. Tỷ lệ người cao tuổi sống một mình ở những thành phố vừa và lớn sẽ chạm mức 70%, mang đến những mối lo lớn cho công tác chăm sóc y tế và an sinh xã hội.

Chính sách một con bắt đầu được áp dụng rộng rãi vào năm 1979 đã cấm các cặp vợ chồng sinh nhiều hơn một đứa trẻ. Đó thực sự là một cuộc cách mạng về dân số kế hoạch hóa, đi ngược lại truyền thống thích "con đàn, cháu đống" của người Trung Quốc.

Thông thường, để giữ ổn định dân số, mức sinh phải bằng hoặc cao hơn 2,1 trẻ trên một phụ nữ. Nhưng ở Trung Quốc, con số này chỉ là 1,5 trẻ. Trong khi tổng dân số sẽ không giảm đáng kể trong tương lai gần thì lúc này số lượng người già đã trở nên lớn hơn bao giờ hết.

Li Jianxi, giáo sư Xã hội học tại Đại học Bắc Kinh cho biết, những tác động của chính sách một con dẫn đến việc ngày càng có nhiều gia đình theo mô hình "4-2-1". Trong đó, đứa con duy nhất phải đối mặt với áp lực chăm sóc cho tận 4 người: cha mẹ và ông bà mình. Đồng thời, hàng triệu gia đình đã mất đi con trai hay con gái duy nhất cũng sẽ lâm vào cảnh không nơi nương tựa.

"Rủi ro lớn nhất mà Trung Quốc phải đối mặt về dân số lúc này không phải là tổng số dân mà chính là sự lão hóa", ông Li nói.

Vào năm 2013, người ta ước tính rằng ở Trung Quốc có khoảng hơn 100 triệu "tổ ấm thiếu hơi người". Con số này sẽ còn đáng sợ hơn vào năm 2030 khi lên tới 200 triệu gia đình. Và đến năm 2035, tổng số người già ở Trung Quốc sẽ vượt mốc 400 triệu người.

Một khảo sát trên tờ Nhân dân nhật báo năm 2013 cũng cho ra một kết quả giật mình. Khoảng 90% những người sinh sau năm 1980 cho biết họ không tin rằng mình có đủ khả năng chăm sóc cha mẹ. Có 74% đồng ý rằng áp lực công việc, cuộc sống khiến họ không thể dành nhiều thời gian cho các thế hệ trước. Một nửa số người được khảo sát cho biết đã sống xa cha mẹ và sẽ không đủ điều kiện để sống cùng và chăm sóc họ.

Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc từng làm phóng sự về một bà lão tên là Chen ở Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, miền nam Trung Quốc. Con trai duy nhất của bà làm việc ở Bắc Kinh và chỉ quay về nhà mỗi năm một lần vào dịp Tết. Bà nói rằng cuộc sống xa con rất bất tiện khi không có ai để giúp sử dụng máy tính hoặc thậm chí chỉ là thay bóng đèn cháy.

Năm 2009, một ông lão 81 tuổi đã cố gắng tự tử nhưng may mắn được cứu sống. Ông nói với mọi người rằng cuộc sống cô đơn và khó khăn đã khiến ông chán chường. Còn ở An Huy, vào năm 2014, một ông lão cũng đã chết trong cảnh cô độc ngay tại nhà mình. Vài ngày sau, người ta tìm thấy thi thể của ông bị đàn chó nhà cắn.

Minh Phương (Theo Theepochtimes)

'Thiên đường và địa ngục' khi có một đứa trẻ trong nhà

Thứ năm, 3/12/2015 | 21:00 GMT+7

Thứ năm, 3/12/2015 | 21:00 GMT+7

Một trang Facebook đã tiết lộ sự thật không tô vẽ về cuộc sống trong những gia đình có con nhỏ.

thien-duong-va-dia-nguc-khi-co-mot-dua-tre-trong-nha

Đây có lẽ là hình ảnh phổ biến nhất của các gia đình có con cái. Không chỉ ôm vai, bá cổ, giật tóc... ngay cả lúc ngủ, những thiên thần nhỏ vẫn có thể "hành hạ" được bố mẹ.

thien-duong-va-dia-nguc-khi-co-mot-dua-tre-trong-nha-1

Ông bố không được yên thân trước những trò siêu quậy của hai cậu quý tử.

thien-duong-va-dia-nguc-khi-co-mot-dua-tre-trong-nha-2

Trong tình huống này, bà mẹ ăn mặc sành điệu chắc sẽ phải đau khổ trước màn nôn trớ của con.

thien-duong-va-dia-nguc-khi-co-mot-dua-tre-trong-nha-3

Đôi mắt tròn xoe như vô tội của trẻ khi vừa sáng tạo ra một trò nghịch ngợm mới.

thien-duong-va-dia-nguc-khi-co-mot-dua-tre-trong-nha-4

Chiếc ti vi đắt tiền khó mà sử dụng lại khi được cậu bé mang ra tô vẽ.

thien-duong-va-dia-nguc-khi-co-mot-dua-tre-trong-nha-5

Bà mẹ chỉ đi ra ngoài một lúc thì ngôi nhà đã bị biến thành một bãi chiến trường. Chiếcgối kê bị lôi sạch bông từ ý tưởng của hai chị em.

thien-duong-va-dia-nguc-khi-co-mot-dua-tre-trong-nha-6

Từ nhà vệ sinh, TV, ghế sofa và ngay chính bản thân bạn... không có gì là an toàn trước những trò quậy phá của trẻ.

thien-duong-va-dia-nguc-khi-co-mot-dua-tre-trong-nha-7

Những bức ảnh này được chính các bậc cha mẹ chia sẻ trên trang Doctorasky. Chỉ trong một thời gian ngắn đã có hơn 362.000 chia sẻ và 15.000 bình luận.

thien-duong-va-dia-nguc-khi-co-mot-dua-tre-trong-nha-8

Nhiều bậc cha mẹ đã thấy sự tương đồng đáng chú ý khi nuôi một đứa trẻ.

thien-duong-va-dia-nguc-khi-co-mot-dua-tre-trong-nha-9

Rơi vào tình huống này có thể khiến các bạn nổi giận, mắng mỏ con con cái nhưng thực sự khi nhìn lại chúng ta sẽ thấy những đứa trẻ đáng yêu biết nhường nào.

Bảo Nhiên