Saturday, October 31, 2015

Trai Việt đang bị 'dìm hàng' trước đàn ông Tây

Nhiều đàn ông Tây vô phép và không ít đàn ông Ta lịch thiệp, đáng mến và ngược lại.

Hiện nay, ở Việt Nam có xu hướng "dìm" đàn ông Việt quá nhiều, vẽ nên những bức tranh màu hồng về đàn ông nước ngoài, dễ dẫn đến những ảo tưởng không đáng có, thậm chí nguy hại.

Bản thân tôi là một người trung dung. Tôi đã có những trải nghiệm cả tốt lẫn xấu với cả đàn ông Việt Nam, đàn ông châu Á nói chung và Tây.

Trong 3 năm qua, tôi quen biết, kết bạn với khá nhiều đàn ông đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau do thường xuyên đi du lịch một mình (đồng nghĩa là đối tượng thường được/bị đàn ông chú ý) và làm việc trong lĩnh vực truyền thông.

Tôi từng gặp khá nhiều đàn ông Tây vô phép, thô bỉ, và không ít đàn ông ta lịch thiệp, đáng mến (và ngược lại). Phụ nữ Việt muốn lấy chồng Tây, tôi thấy cũng dễ hiểu và tốt, nhưng họ không nên ảo tưởng hay ngưỡng mộ quá mức. Tây hay Việt thì cũng là người, mà con người thì phần đông là vị kỷ và đầy rẫy thói xấu.

Nếu bạn gặp phải người xấu, nên coi đó là chuyện thường, chớ nên bi kịch hóa. Nếu bạn gặp được người tốt, đừng vội vàng kết luận là ai cũng vậy mà nên trân trọng, bởi người tốt, người tử tế dịu dàng - nghĩa là những "quý ông" - thực sự rất hiếm có khó tìm trong thời đại này. Xin tạm đơn giản hóa sự so sánh của tôi như sau:

1. Tư tưởng bình đẳng

Đàn ông nước ngoài thường được ca ngợi là những người chăm chỉ, chịu khó chia sẻ việc nhà với vợ. So với đàn ông Việt ở điểm này, đương nhiên đàn ông Tây nhìn chung là tốt hơn, nhưng cần nhớ họ làm như vậy là do họ đã có tư tưởng bình đẳng ăn sâu trong máu: độc lập và không dựa dẫm.

Họ rời khỏi ngôi nhà của bố mẹ để tự lập từ sớm nên những chuyện như lau nhà, rửa bát, nấu ăn đối với họ cũng bình thường và chia sẻ việc nhà với bạn đời là chuyện đương nhiên. Nhưng chính cái tư tưởng bình đẳng đó cũng dẫn đến những hệ lụy nhất định dưới đây.

2. Đàn ông Tây đôi khi quá bình đẳng

Tư tưởng bình đẳng của nhiều đàn ông Tây không chỉ bộc lộ ở nhà bếp mà còn được thể hiện ở nhà hàng. Nếu như ở nhiều nước châu Á, việc đàn ông trả tiền cho phụ nữ là điều hiển nhiên (với điều kiện chỉ là hai cốc cà phê, hai người gặp riêng nhau lần đầu, người nam chủ động rủ còn chuyện ăn trưa, ăn tối thì tôi không xét vì tùy trường hợp).

Tôi đã gặp những anh Tây không hề có ý định mở hầu bao trong cuộc gặp gỡ do họ chủ động đề xuất với lý do nhờ vả hoặc tìm hiểu tôi. Câu cửa miệng của họ với người phục vụ là: "Liệu chúng tôi có thể trả tiền riêng hay không?". Khi nghe câu nói đó, xảy ra không chỉ một lần, tôi thực chỉ muốn xỉu, trong đầu tự hỏi một câu hỏi to đùng: "Thật vậy chứ".

Tôi không sống trong thời cổ đại. Tôi là một người có tư tưởng tương đối bình đẳng. Với những bạn trai hoàn toàn trong sáng, tôi không bao giờ trông đợi hay cho rằng việc họ trả tiền cho tôi là điều hiển nhiên. Khi nhờ vả đàn ông việc gì đó, tôi còn đề nghị mời họ một ly cà phê.

Nhưng dù sao, tôi vẫn là một cô gái. Bởi vậy, tôi cho rằng, nếu người đàn ông thực sự là một quý ông, khi họ muốn nhờ vả hay có ý muốn tìm hiểu tôi (một cách lãng mạn), họ sẽ đề nghị thanh toán, ít nhất là cho cốc cà phê trong lần gặp riêng đầu tiên. Hành động đó không thể hiện là họ ở vị thế cao hơn tôi, càng không thể hiện là họ nghĩ tôi không có khả năng trả tiền, mà chỉ giống như một thông điệp: "Cảm ơn em vì đã mất công, mất sức, mất tiền đi lại để đến đây và dành thời gian cho anh". Vậy thôi.

Tất nhiên, đó chỉ là quan điểm của riêng tôi, nếu ai đó có quan điểm quá bình đẳng mà mất lòng thì tôi cũng đành chịu. Thêm nữa, cũng cần lưu ý rằng: không phải đàn ông Tây nào cũng sòng phẳng đến vậy. Cũng có những người hào phóng. Nhưng nếu bạn có gặp một người như vậy, xin đừng vội cho rằng anh ta sẽ luôn muốn hào phóng như vậy trong tương lai.

Dẫu sao, nếu cả hai đều đi làm và có thu nhập, để cho một người lúc nào cũng trả tiền như thể đó là điều đương nhiên, cho dù đang hẹn hò, thì không phải là công bằng cho lắm. Họ có thể rất hào phóng mời bạn ăn tối, nhưng bạn nên tỏ ý trân trọng điều đó bằng lời cảm ơn. Tốt hơn nữa, bạn có thể đề nghị làm gì đó cho họ để đáp trả nếu bạn có cảm tình với họ như mời cà phê, trả tiền vé thăm quan một địa điểm nào đó...

Về mặt này, phải nói là đàn ông ta hào phóng hơn nhiều. Tôi đã gặp những người đàn ông đi chơi với tôi, mà dù chúng tôi không phải là tình nhân gì cả, luôn chủ động trả tiền trong mọi trường hợp. Có một anh chàng, dù sống ở phương Tây từ nhỏ, nhưng vì gốc gác châu Á, nên tỏ ra hào hiệp đến mức không để tôi trả tiền bất cứ một khoản nào, dù chỉ là một chai nước mà tôi vì quá khát nên tạt vào mua tạm. Trong trường hợp này, tôi lại muốn trả tiền vì cảm thấy quá có lỗi khi để anh thanh toán liên tục cho mình.

3. Đàn ông Tây có thể bình đẳng đến mức lạnh lùng

Khi một người đàn ông châu Á "dụ dỗ" bạn, do tư tưởng phương Đông đã thấm sâu vào trong máu anh ta, anh ta thường sẽ cảm thấy mình phải có trách nhiệm với bạn. Bởi vì trong mắt anh ta, bạn đã "hy sinh", "dâng hiến" cho anh ta nên anh ta cảm thấy cần phải đền bù cho bạn.

Đàn ông phương Tây không vậy. Cho dù anh ta có qua đêm cùng một cô gái (trong khi hai người chưa phải người yêu chính thức), thì nếu không có tình cảm, anh ta sẽ chẳng có trách nhiệm gì. Trong mắt anh ta, hai người đều tận hưởng, chẳng ai nợ nần gì nhau. Vui vẻ xong thì tạm biệt. Không còn có ngày mai.

Tất nhiên, nếu anh ta yêu bạn thì lại là chuyện khác, anh ta sẽ tiếp tục ở bên bạn và có thể còn cư xử ngọt ngào hơn bội phần. Nhưng đó không phải vì anh ta cảm thấy có trách nhiệm, mà là vì anh ta thực lòng muốn thế.

Sự bình đẳng này, tùy con mắt mỗi người, mà có thể là tốt hay là xấu. Tôi xin miễn bình luận.

4. Đàn ông Tây không ngừng tìm kiếm cơ hội gần gũi phụ nữ ở mức sát nhất có thể của từ này

Đàn ông ta… cũng thế (họ là đàn ông mà) nhưng thường kiên nhẫn hơn.

Đây chính là điểm khiến tôi thường trở nên đề phòng với đàn ông Tây hơn hẳn. Tôi hiểu rất rõ ý nghĩa của những câu nói như "Tối nay, em có muốn qua nhà anh không", "Anh qua chỗ em chơi nhé", thậm chí "Hôm nào để anh nấu cho em một bữa nhé". Hẳn nhiên, tôi không còn sống trong thời trung cổ và cũng chẳng hề dị ứng chuyện đàn ông hay phụ nữ gần gũi nhau. Nhưng người đàn ông nào chỉ mới quen tôi mà đã đưa ra những đề nghị nói trên, thì có nghĩa là sẽ không có lần gặp hai.

Đàn ông Tây nếu yêu bạn thì vẫn ở bên bạn không chỉ vì lý do "nhu cầu" và đàn ông Tây tinh tế, thực sự quan tâm đến bạn cũng sẽ tỏ ra cẩn trọng trong vấn đề này hơn.

5. Đàn ông Tây thẳng thắn, trung thực hơn đàn ông ta, nhiều khi trung thực đến phát sợ

Đàn ông Tây chỉ quen con gái cho vui, thường lộ bản chất khá sớm. Nhiều khi họ thậm chí còn cố tình bộc lộ bản chất. Họ mời bạn chung vui cùng họ, nhưng họ cũng thể hiện rõ ràng: "Chúng mình chỉ vui vẻ hôm nay thôi nhé". Nếu bạn đang tìm kiếm một mối quan hệ nghiêm túc, xin đừng trông đợi gì ở họ.

Đàn ông ta không thế. Họ có thể không yêu bạn mà chỉ muốn dụ dỗ bạn thôi, họ vẫn tỏ ra ngọt ngào, chiều chuộng như thể họ có thể bay lên mặt trăng mang thỏ ngọc về tặng bạn. Hiển nhiên, một vài người trong số họ, chính vì cái tư tưởng "nạn nhân" mà tôi đã nói ở trên, sẽ cảm thấy cần phải chịu trách nhiệm với bạn. Nhưng sự thực vẫn không hề thay đổi: họ chỉ muốn lừa dối bạn, họ không hề yêu bạn. Bạn có thể là người chia tay, nhưng đó chỉ là vì họ không có can đảm làm điều đó (bởi họ không muốn bạn nhận ra mình đã bị lừa dối).

Kết luận cuối cùng là gì? Đàn ông Tây hay Việt đều có người tốt và có (nhiều) người rất xấu. Đừng dễ dàng tin họ, đừng dễ dàng yêu họ, càng không nên sùng bái họ, dù họ đến từ đâu.

dan-ong-viet-dang-bi-dim-hang-truoc-trai-tay

Khảo sát mới đây trên hơn 1.400 bạn đọc VnExpress cho thấy, 36% cho rằng đàn ông Việt có nhiều điểm xấu hơn đàn ông Tây, trong khi chỉ có 3% cho ý kiến ngược lại. 

Minh Thi 
Nhà báo, đang du học truyền thông tại Anh

Bé trai kẹt đầu 'chuồng cọp' chung cư khi ở nhà một mình

Cậu bé bị kẹt đầu vào hai song sắt của "chuồng cọp" căn hộ chung cư, khi ra đó ngóng mẹ đi chợ về.

Sự việc xảy ra sáng 29/10 tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

be-trai-ket-dau-chuong-cop-chung-cu-khi-o-nha-mot-minh

Hàng xóm phải đỡ bé trai để tránh cho em khỏi bị nghẹt thở. Ảnh: News Sina.

Theo cơ quan chức năng, bé trai này ở nhà một mình và đã ra khu vực "chuồng cọp" được cơi nới để nhìn ra ngoài. Không may, em thụt chân xuống khe hở giữa hai song sắt. Cả phần thân lọt xuống, riêng đầu bị kẹt lại khiến cơ thể bé bị treo lơ lửng. 

be-trai-ket-dau-chuong-cop-chung-cu-khi-o-nha-mot-minh-1

Cứu hộ phải dùng kìm chuyên dụng cắt song sắt để đưa bé trai xuống. Ảnh: News Sina.

Hàng xóm nhìn thấy cảnh tượng trên và vội vàng chạy tới, bắc thang để đỡ người em, tránh cho bé bị nghẹt vùng cổ dẫn tới ngạt thở, trong thời gian chờ cứu hộ tới. Tới nơi, lực lượng cứu hộ đã phải cắt song sắt để giải thoát cho cậu bé.

Khi được cứu xuống, bé trai vẫn còn hoảng hồn, còn người mẹ cũng có được một bài học đắt giá.

be-trai-ket-dau-chuong-cop-chung-cu-khi-o-nha-mot-minh-2

Em bé được hàng xóm đỡ xuống sau khi lực lượng cứu hỗ giải thoát được phần đầu bị kẹt. Ảnh: News Sina.

Theo các chuyên gia về tâm lý trẻ em, ngoài việc đảm bảo không gian sống của gia đình an toàn cho trẻ, phụ huynh không nên cho con dưới 8 tuổi ở nhà một mình. 

Vương Linh (Theo News Sina)

Những phòng tắm đánh tan mệt mỏi của bạn

Phòng tắm có sự giao hòa với bên ngoài nhờ khung cửa sổ lớn nhìn ra vườn. Bên trong có bố trí đèn vàng ấm áp và có thể thắp thêm nến thơm.

Phòng tắm tối giản làm nổi bật các điểm nhấn là bồn tắm hình oval và đèn chùm, đôn để đồ có ánh vàng đồng.

Trong không gian đơn giản, từng chi tiết càng được chú ý hơn để phòng tắm được tinh tế, trang nhã.

Tông xanh cổ điển kết hợp với họa tiết đem tới nét đẹp bền lâu.

Góc nhìn tuyệt đẹp ra biển sẽ giúp chủ nhà có được những phút bình yên.

Với các ngôi nhà diện tích rộng, phần phòng tắm được tách biệt hẳn khỏi khu WC.

Phòng tắm rộng không kém các phòng chức năng khác trong nhà.

Không chỉ có góc nhìn ra bên ngoài, thông tầng mà trong phòng tắm này còn bố trí nhiều cây, hoa.

Khi ngôi nhà có sự riêng tư, tách biệt với không gian bên ngoài, phòng tắm có thể làm cửa sổ lớn tạo sự giao hòa với thiên nhiên.

Mang phong cách đồng quê, không gian nghỉ ngơi này đem tới sự thoải mái, tiện nghi.

Với chủ nhà này, bồn tắm trở thành một phần của phòng khách, tạo nên sự thi vị, lãng mạn cho cuộc sống.

Lam Huyền (Theo Home Designing)

* Chia sẻ căn nhà hoặc vườn đẹp của bạn bằng cách gửi mail về giadinh@vnexpress.net.

Những ban công nhiều hoa lá dù chỉ có 5 m2

Thứ bảy, 31/10/2015 | 10:46 GMT+7

Thứ bảy, 31/10/2015 | 10:46 GMT+7

Hầu hết các chung cư hiện nay đều làm ban công nhỏ nhưng bạn vẫn có nhiều cách để làm đẹp cho không gian này.

nhung-ban-cong-nhieu-hoa-la-du-chi-co-5-m2

Trong diện tích hạn chế, bạn hãy lựa chọn những món đồ thiết yếu nhất như bàn ghế ngồi uống trà và tận dụng không gian thẳng đứng bằng cách sử dụng kệ nhiều tầng.

nhung-ban-cong-nhieu-hoa-la-du-chi-co-5-m2-1

Những chiếc bàn gập, thiết kế đơn giản sẽ khiến ban công gọn gàng khi bạn không sử dụng chúng.

nhung-ban-cong-nhieu-hoa-la-du-chi-co-5-m2-2

Vườn cây thẳng đứng là lựa chọn thú vị làm xanh ban công. Bạn cũng có thể chọn đệm ngồi trực tiếp trên mặt sàn.

nhung-ban-cong-nhieu-hoa-la-du-chi-co-5-m2-3

Chủ nhà sử dụng cửa lớn để liên thông phòng với ban công.

nhung-ban-cong-nhieu-hoa-la-du-chi-co-5-m2-4

Chỉ cần vài bình hoa hồng là đủ khiến không gian đẹp và lãng mạn.

nhung-ban-cong-nhieu-hoa-la-du-chi-co-5-m2-5

Chủ nhà đầu tư cho góc nhỏ với tông màu vàng, đen cá tính và hiện đại.

nhung-ban-cong-nhieu-hoa-la-du-chi-co-5-m2-6

Các giỏ hoa được treo khắp thành ban công giúp tiết kiệm diện tích mặt sàn.

nhung-ban-cong-nhieu-hoa-la-du-chi-co-5-m2-7

Chỉ thêm một băng ghế dài giúp chủ nhà có thể vừa ngắm hoa vừa hít thở không khí trong lành.

nhung-ban-cong-nhieu-hoa-la-du-chi-co-5-m2-8

Màu xanh cùng chất liệu gỗ mộc, mây... giúp cho góc nhỏ gần gũi với thiên nhiên dù làm kính bảo vệ kín.

nhung-ban-cong-nhieu-hoa-la-du-chi-co-5-m2-9

Bàn ghế xếp, chất liệu gỗ chịu thời tiết luôn là lựa chọn ưu tiên với khu vực ngoài trời.

nhung-ban-cong-nhieu-hoa-la-du-chi-co-5-m2-10

Sử dụng giàn dây leo, trồng cây dọc lan can giúp chủ nhà như ngồi giữa khu vườn nhỏ.

Lam Huyền (Theo Design Bump)

* Chia sẻ căn nhà hoặc vườn đẹp của bạn bằng cách gửi mail về giadinh@vnexpress.net.

Lỗi sử dụng dễ làm hỏng ấm siêu tốc

Đun nước liên tục, để nước lâu trong ấm, đổ quá lượng nước khuyến cáo của nhà sản xuất... chính là bạn đang dần phá hỏng nó.

loi-su-dung-de-lam-hong-am-sieu-toc

Ảnh: etsystatic

Ngoài yếu tố chất lượng sản phẩm, tuổi thọ của một chiếc ấm siêu tốc còn phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng của bạn. Dưới đây là những lỗi nhiều người mắc phải, khiến ấm siêu tốc chóng hỏng:

1. Nấu nước liên tục

Nhiều người đã sai lầm khi cho rằng nấu nước liên tục sẽ tiết kiệm được nhiên liệu khi ấm đang nóng sẵn. Nấu nước liên tục khiến cho mâm nhiệt của ấm quá nóng, dẫn đến bị cháy rất nhanh. Tốt nhất, hãy để ấm có một khoảng thời gian nghỉ giữa các lần đun để mâm nhiệt bên dưới nguội bớt. 

Nhiều trường hợp đun nước trong một thời gian dài, rơle nhiệt sẽ tự động ngắt mạch điện làm ấm đun ngừng hoạt động, dù có cắm phích điện vào nguồn nhưng không thấy đèn báo sáng. Bạn cần phải chờ một khoảng thời gian để ấm nguội lại thì mới sử dụng tiếp được. 

2. Đổ cạn nước khỏi ấm ngay sau khi nước sôi

Thực tế sau khi nước đạt tới 100 độ C, công tắc điện đã ngắt, nước vẫn sôi tiếp do mâm nhiệt của ấm vẫn tỏa nhiệt. Nếu ngay lập tức bạn trút hết nước ra khỏi ấm có thể khiến mâm nhiệt dễ hư hỏng. Nếu rót nước vào phích, bạn nên để lại khoảng 15ml nước. Chờ khi mâm nhiệt nguội hẳn hãy làm cạn nước trong ấm.

3. Đổ lượng nước không theo khuyến cáo của nhà sản xuất

Hầu hết các ấm siêu tốc đều có vạch Max, Min (quy định lượng nước tối đa và tối thiểu) trên thân ấm, có thể quan sát từ bên ngoài. Lượng nước bạn đổ vào đun nếu trên Max và dưới Min đều gây tổn hại thiết bị.

Dưới mức tối thiểu, nước sẽ bị cạn và đóng cặn khi sôi, dẫn đến ấm bị nóng và nhanh hỏng.

Ngược lại, lượng nước quá nhiều khi sôi sẽ bị trào ra, chảy xuống dưới mâm nhiệt, dễ gây chập điện.

4. Dùng ấm siêu tốc để nấu thức ăn

Ấm siêu tốc chỉ có chức năng duy nhất là đun nước. Nếu bạn nấu canh, luộc trứng, đun sữa bằng ấm sẽ khiến cặn đóng vào thành ấm và ấm chóng hỏng. Các nhà sản xuất đều khuyến cáo tuyệt đối không dùng ấm để nấu thức ăn.

5. Đậy nắp không kín khi đun nước

Hành động cẩu thả này không chỉ khiến bạn tốn điện, mất nhiều thời gian hơn để làm sôi nước, mà đậy nắp không kín sẽ khiến điện không tự ngắt khi nước sôi. Ấm đun nước siêu tốc được thiết kế rơ le tự động ngắt nguồn điện, nhưng bộ phận này chỉ hoạt động với điều kiện nắp ấm đã đóng kín. Nếu cứ đun nước đến cạn, nguy cơ cháy hỏng ấm là rất cao.

6. Thường xuyên để dư nước trong ấm

Thường xuyên để dư nước trong ấm sẽ khiến các thiết bị của ấm bị ẩm và nhanh hỏng.

7.  Để ấm đóng cặn

Để ấm đóng cặn không chỉ làm giảm khả năng trao đổi nhiệt, khiến ấm chậm sôi hơn mà cặn bẩn bám dày dưới đáy bình khiến cho rơle đo nhiệt độ bị hỏng, khiến nhiều trường hợp ấm đun nước tự ngắt khi nước chưa sôi. Vì thế cần vệ sinh thường xuyên đáy ấm, tẩy các vết bẩn bám lâu ngày.

Ngoài ra, di chuyển ấm khi đang đun nước, đun nước ngoài trời, đun nước gần chỗ ẩm đều là những hành động rất nguy hiểm, dễ gây chập điện, không chỉ làm hỏng ấm mà còn đe dọa sự an toàn của bạn.

Hoàng Anh

Tốn bao tiền để nâng cấp nhà cấp bốn thành 2 tầng

Tôi có căn nhà diện tích 38 m2, muốn làm thêm một tầng với 2 phòng ngủ.

Tôi đang ở căn nhà cấp bốn, kích thước 3,8x10m. Nhà có gác xép đã đổ bê tông, diện tích 3x4m, cầu thang di dọc nhà, từ ngoài nhìn vào là phía bên phải.

Tôi muốn sửa thành nhà 2 tầng gồm 2 phòng ngủ ở tầng trên. Xin cho tôi tư vấn về thiết kế và kinh phí.

Khải

Chia sẻ thắc mắc về việc xây dựng, sửa chữa nhà cửa (kèm hình mặt bằng) của bạn tại đây hoặc gửi về giadinh@vnexpress.net.

Cậu bé 7 tuổi một mình kiếm sống nuôi bố bại liệt

Thứ bảy, 31/10/2015 | 10:47 GMT+7

Thứ bảy, 31/10/2015 | 10:47 GMT+7

Hai năm nay, cậu bé vừa phải lo việc học, vừa kiếm tiền và chăm sóc bố bị bệnh.

cau-be-7-tuoi-mot-minh-kiem-song-nuoi-bo-bai-liet

Tuổi thơ của cậu bé Ou Yanglin, ở Quý Châu (Trung Quốc) trở nên bi thảm từ mùa hè năm 2013, khi em mới 5 tuổi. Một bất cẩn khiến bố em, anh Ou Tongming bị ngã từ tầng hai ngôi nhà của họ trong khi đang xây dựng. Anh Tongming bị chấn thương tủy sống và liệt từ thắt lưng trở xuống. Những phương pháp điều trị đã ngốn hết tiền tích lũy bao năm của gia đình.

cau-be-7-tuoi-mot-minh-kiem-song-nuoi-bo-bai-liet-1

Không chịu đựng được tình trạng này, mẹ của Yanglin cùng em gái hơn 3 tuổi đã bỏ nhà đi. Kể từ đó, cậu bé Ou Yanglin đã tự chăm sóc người cha bị bệnh, song song với việc học tập.

cau-be-7-tuoi-mot-minh-kiem-song-nuoi-bo-bai-liet-2

Một ngày của Yanglin bắt đầu từ 6 giờ sáng. Em phải làm mọi việc nhanh chóng, đảm bảo chuẩn bị thức ăn và cho bố ăn trước khi đến trường. Sau giờ học buổi sáng, Yanglin lại vội vã về nhà cho bố ăn. 

cau-be-7-tuoi-mot-minh-kiem-song-nuoi-bo-bai-liet-3

Không giống như các trẻ em cùng tuổi khác, Ou không hề có thời gian để chơi bời. Buổi chiều, em đi xung quanh trường và nơi mình sinh sống để nhặt phế liệu kiếm tiền. "Bố cần phải uống thuốc nhưng em không có tiền", cậu bé nói trên tờ China Youth Daily.

cau-be-7-tuoi-mot-minh-kiem-song-nuoi-bo-bai-liet-4

Với số tiền ít ỏi kiếm được, cậu bé mua thuốc để xoa lưng và mông cho cha. Trên người anh Ou Tongming hiện giờ có nhiều mảng thịt thậm chí đã bị hoại tử do nằm lâu và không được chữa trị, khiến anh đau đớn và Yanglin thì vất vả chăm sóc hơn. Nhiều khi, anh Tongming dằn vặt bản thân và nghĩ đến cái chết để giải thoát cho hai cha con. Nhưng nghĩ đến cảnh để lại con trai một mình trên đời, anh lại không nỡ.

cau-be-7-tuoi-mot-minh-kiem-song-nuoi-bo-bai-liet-5

"Cháu không thể sống mà không có bố mình" Ou Yanglin khóc nói. Vì lẽ đó, hai bố con Yanglin vẫn tiếp tục đồng hành cùng nhau dù phía trước còn nhiều chông gai và khó nhọc.

Bảo Nhiên