Showing posts with label kham-pha. Show all posts
Showing posts with label kham-pha. Show all posts

Saturday, July 28, 2018

Máy bay vũ trụ nhanh gấp đôi âm thanh phóng thử thành công

Máy bay vũ trụ nhanh gấp đôi âm thanh phóng thử thành công
 

Tên lửa Virgin Galactic đưa máy bay vũ trụ thương mại và hai phi công trên tàu lên độ cao hơn 48 km trong khí quyển bên trên sa mạc Mojave ở 2,5 lần vận tốc âm thanh, theo Newsweek. Lần phóng thứ ba của VSS Unity đánh dấu lần đầu tiên máy bay vũ trụ của Virgin Galactic tiến vào tầng trung lưu, lớp giữa của khí quyển Trái Đất cách mặt đất 48 - 80,5 km, độ cao quá lớn để máy bay thương mại và khí cầu thời tiết có thể lên tới.

Quản lý công ty hy vọng tour tham quan vũ trụ đầu tiên sẽ không còn xa sau lần bay thử thành công này. Chiếc máy bay vũ trụ được đẩy bởi tên lửa trong hơn 40 giây để đạt tốc độ Mach 2,47 (3.026 km/h) lên cao hơn 52.050 m trong khí quyển.

Theo các kỹ sư của công ty Virgin, bước tiếp theo là vượt qua ranh giới Kármán so với mực nước biển, được coi là điểm kết thúc của khí quyển Trái Đất và bắt đầu tiến vào không gian. Nhưng VSS Unity có thể đã bay tới sát mép không gian hơn so với tính toán trước đây. Nghiên cứu mới công bố hôm 25/7 chỉ ra ranh giới Kármán thực chất chỉ cách bề mặt Trái Đất 69 - 88 km.

Trong lần phóng hồi tháng 4 năm nay, VSS Unity đạt độ cao 25.600 m ở tốc độ Mach 1.87 (2.309 km/h). Đó là lần phóng đầu tiên của công ty trong bốn năm sau chuyến bay thất bại của tàu SpaceShipTwo vào tháng 10/2014. Chiếc tàu vỡ tan và đâm xuống đất sau khi cất cánh, khiến một phi công thiệt mạng và phi công khác bị thương.

Vào tháng 5, Richard Branson, nhà sáng lập Virgin Galactic cho biết tên lửa chỉ cần thực hiện thêm 2 - 3 lần bay thử nữa trước khi sử dụng trong các chuyến bay thương mại. Virgin Galactic đang cạnh tranh gay gắt với Blue Origin, công ty hàng không vũ trụ của tỷ phú Amazon Jeff Bezos. Khoang vũ trụ New Shepard của Blue Origin đã bay lướt qua rìa vũ trụ ở độ cao 106 km, hứa hẹn biến các tour tham quan vũ trụ thành hiện thực trong năm sau, theo Bezos.

Let's block ads! (Why?)

Airbus phát triển máy bay có thể bay liên tục 120 ngày

Tôm bác sĩ vệ sinh răng cho thợ lặn

So sánh kích thước của con người với vũ trụ

Linh dương bỏ dở trận kịch chiến khi thấy báo hoang

Linh dương đang giao chiến vội bỏ chạy khi gặp báo hoang

Khách tham quan chứng kiến cuộc đụng độ giữa báo hoa mai và linh dương impala trên một con đường đất trong công viên quốc gia Kruger, Nam Phi, hôm 18/7, Newsflare đưa tin. Impala là loài linh dương kích thước trung bình, sinh sống chủ yếu ở phía đông và nam châu Phi.

Trong video, hai con linh dương dùng sừng ra sức đẩy lùi đối phương. Khi chúng di chuyển ra giữa đường, báo hoa mai bất ngờ lao đến tấn công. Linh dương lập tức tách ra rồi bỏ chạy theo hai hướng ngược nhau, thoát khỏi móng vuốt của kẻ săn mồi. Báo hoa mai đứng lại giữa đường, có vẻ khá bối rối vì vuột mất miếng mồi ngon.

Báo hoa mai là loài ăn thịt thuộc họ mèo với khả năng săn mồi và trèo cây thành thạo. Chúng thường sống và đi săn một mình. Con mồi của báo hoa mai rất đa dạng, trong đó có các loài linh dương, linh trưởng, hươu, lợn rừng, thỏ.

Let's block ads! (Why?)

Toàn cảnh nguyệt thực dài nhất thế kỷ trên thế giới

Bão cát cao 50 mét 'nuốt chửng' thành phố Trung Quốc

Việt Nam không quan sát được nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ

22h ngày 27/7, Câu lạc bộ thiên văn học Đà Nẵng đã lựa chọn xã Bình Đào (Thăng Bình, Quảng Nam) lắp đặt thiết bị sẵn sàng cho việc quan sát nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ. Đây là điểm được đánh giá là thuận lợi nhất cho việc quan sát nguyệt thực.

Let's block ads! (Why?)

Nguyệt thực dài nhất thế kỷ trên khắp thế giới

Nguyệt thực dài nhất thế kỷ diễn ra rạng sáng hôm nay, thu hút người yêu thiên văn trên khắp thế giới theo dõi, trong đó có Việt Nam. Thời gian diễn ra nguyệt thực là từ 00h14 đến 6h28. Nguyệt thực toàn phần bắt đầu từ 2h30 và kéo dài một tiếng 43 phút.

Trong ảnh, nguyệt thực diễn ra với Mặt Trăng nhuộm sắc đỏ trên bầu trời Brisbane, Australia.

Let's block ads! (Why?)

Tại sao công nghệ vẫn chưa giúp dự báo được lũ quét, lũ ống?

[unable to retrieve full-text content]


Mưa, bão có thể dự báo, nhưng vì sao hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ quét, lũ bùn đá vẫn chỉ mang tính cảnh báo? (Hóa).

Friday, July 27, 2018

Giun đông lạnh 42.000 năm dưới lòng đất hồi sinh

Đám giun tròn sau khi giã đông trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Siberian Times.

Đám giun tròn sau khi giã đông trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Siberian Times.

Vài con giun tròn khai quật dưới lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở đông bắc Siberia, Nga, ngọ nguậy bò xung quanh và kiếm ăn giống như giun tròn bình thường trong đĩa thí nghiệm ở Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Siberia Times hôm qua đưa tin. Đây là hoạt động đáng kinh ngạc đối với sinh vật nhỏ bé bị đóng băng từ thế Canh Tân.

Theo nhóm nghiên cứu đến từ Moskva và Princeton, đám giun tròn được tìm thấy trong mẫu vật lấy từ lõi sông băng ở độ sâu 30 mét bên dưới bề mặt lớp đất đóng băng vĩnh cửu gần bờ sông Kolyma. Kết quả xác định niên đại bằng phóng xạ carbon chỉ ra mẩu vụn thực vật và đất đá bên trong mẫu vật có niên đại 32.000 năm. Đám giun tròn thứ hai tách từ mẫu trầm tích ở độ sâu 3,5 mét gần sông Alazeya tồn tại từ cách đây 41.700 năm.

Giun đông lạnh 42.000 năm đông lạnh dưới lòng đất hồi sinh

Khu vực các nhà khoa học lấy mẫu vật chứa giun tròn. Video: YouTube. 

Đất ở khu vực này chỉ tan tới độ sâu khoảng 80 cm và không giã đông quá 1,5 mét trong 100.000 năm qua. Các nhà khoa học cho rằng sinh vật họ tìm thấy không phải giun tròn hiện đại bởi chúng chui qua nhiều tầng đất đóng băng vĩnh cửu lèn chặt lên nhau như vậy.

"Dữ liệu của chúng tôi chứng minh khả năng sống sót hàng chục nghìn năm của những tổ chức đa bào trong điều kiện bảo quản đông lạnh tự nhiên", nhóm nghiên cứu viết trên tạp chí Doklady Biological Sciences. Rõ ràng khả năng này chứng tỏ giun tròn ở thế Canh Tân có cơ chế thích nghi, có ý nghĩa quan trọng lớn đối với những lĩnh vực liên quan như y học đông lạnh, sinh học đông lạnh và sinh vật học vũ trụ".

Những nghiên cứu trước đây chỉ ra giun tròn, ngành động vật đa dạng bao gồm hơn 25.000 loài, có thể chịu đựng nhiều điều kiện cực hạn. Họ cố gắng xác định cách vài loài giun bản địa ở Bắc cực và Nam Cực có thể sống sót qua các chu kỳ đóng băng và tan băng. Họ nhận thấy những con giun chuyển sang thích nghi với khí hậu lạnh bằng cách bài tiết nước trong tế bào khi nhiệt độ tiến dần tới mức đóng băng.

Quá trình này mang tên cryoprotective dehydration, giúp các mô khỏi bị phá hủy khi phân tử nước trong tế bào giãn ra do quá trình tinh thể hóa và làm vỡ thành tế bào. Thí nghiệm trong phòng lab cũng chứng minh giun tròn có thể hồi phục sau thời kỳ đóng băng lên tới 39 năm. Nhưng trước đây, chưa có nghiên cứu nào tách mẫu vật cổ đại và hồi sinh chúng.

Sau khi lấy những con giun ra khỏi mẫu vật, nhóm nghiên cứu đưa chúng về viện và đặt trong môi trường 20°C với thạch trắng và vi khuẩn E.coli dùng làm thức ăn. "Sau khi thoát khỏi tình trạng đông lạnh, đám giun tròn có dấu hiệu hồi sinh. Chúng bắt đầu cử động và ăn thức ăn", nhóm nghiên cứu cho biết. Các kiểm tra sau đó hé lộ giun tròn ở Kolyma thuộc nòi Panagrolaimus trong khi giun tròn ở Alazeya thuộc nòi Plectus và tất cả đều là con cái.

Let's block ads! (Why?)

Việt Nam khó quan sát nguyệt thực dài nhất thế kỷ

Nguyệt thực kéo dài từ 00h14 đến 6h28 ngày 28/7, trong đó nguyệt thực toàn phần bắt đầu từ 2h30 đến 4h13. Ở pha này, Mặt Trăng sẽ bị che khuất hoàn toàn và chuyển sang màu đỏ tối. Đây là sự kiện được giới thiên văn đánh giá là "không thể bỏ lỡ" trong năm 2018.

Tuy nhiên, Trung tâm dự báo khí tượng và thủy văn quốc gia dự báo, lúc diễn ra nguyệt thực cả nước hầu như có mưa. Hà Nội nằm trong vùng có mưa lớn nên không thể quan sát được hiện tượng thiên văn kỳ thú. Khu vực từ Đà Nẵng trở vào lúc rạng sáng mây giảm nên thuận lợi hơn để chiêm ngưỡng hiện tượng. 

Nguyệt thực được ghi nhận ở Italy năm 2015. ẢNh: Giuseppe Petricca

Nguyệt thực được ghi nhận ở Italy năm 2015. Ảnh: Giuseppe Petricca

Dù đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị phục vụ buổi quan sát, nhưng chiều nay Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội (HAS) đã thông báo hoãn. "Thời tiết hôm nay còn xấu hơn hôm qua", Vũ Thế Hoàng, Chủ nhiệm HAS tiếc nuối.

Ở TP HCM giới trẻ yêu thiên văn cũng hủy bỏ kế hoạch quan sát do điểm nhìn không thuận lợi. Riêng câu lạc bộ thiên văn Đà Nẵng tiếp tục kế hoạch và kêu gọi mọi người cùng tham gia. 

Anh Trần Công Viện, Chủ nhiệm câu lạc bộ Thiên văn học Đà Nẵng cho biết, các bạn trẻ trong câu lạc bộ đang dựng trại tại xã Bình Đào (Thăng Bình, Quảng Nam), sẵn sàng cho việc quan sát nguyệt thực. Các thiết bị quan sát cũng đang được di chuyển tới địa điểm này.

Chuyên gia thiên văn khuyên người xem có thể dùng mắt thường, nhưng sẽ thú vị hơn khi sử dụng ống nhòm và kính thiên văn vì sẽ nhìn rõ được bề mặt và màu đỏ khi vào pha toàn phần của Mặt Trăng.

Nguyệt thực toàn phần2

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối (Umbra) của Trái Đất và bị che khuất hoàn toàn. Lúc này ánh sáng đỏ từ Mặt Trời đi xuyên qua bầu khí quyển ở vùng rìa Trái Đất đến Mặt Trăng khiến Mặt Trăng phản xạ lại gây ra hiện tượng Mặt Trăng có màu đỏ tối, nhiều người hay gọi là "trăng máu".

Ba hiện tượng thiên văn trong một đêm

Không chỉ nguyệt thực toàn phần, đêm 27, rạng sáng 28/7 cũng là lúc Mặt Trăng ở xa Trái Đất nhất trong năm, thường gọi là Minimoon (Trăng siêu nhỏ), ngược với Supermoon (Siêu trăng).

Mưa sao băng Delta Aquarids chỉ với 20 vệt mỗi giờ cũng xuất hiện trong thời gian này. 

Đêm 27/8, sao Hỏa cũng sẽ đạt vị trí trực đối. Hành tinh đỏ sẽ nằm gần Trái Đất và tỏa sáng nhất trong suốt 15 năm qua. Trong suốt đêm diễn ra nguyệt thực, Sao Hỏa nằm ngay bên dưới Mặt Trăng.

Let's block ads! (Why?)

Phát hiện 504 đồng tiền cổ hình chiếc thuổng ở Trung Quốc

Xác ướp thiếu nữ Inca mặc quần áo tẩm chu sa độc ở Chile

Xác ướp hơn 500 năm của thiếu nữ Inca bị hiến tế ở Cerro Esmeralda. Ảnh: Science Alert.

Xác ướp hơn 500 năm của thiếu nữ Inca bị hiến tế ở Cerro Esmeralda. Ảnh: Science Alert.

Hai thiếu nữ trong độ tuổi 9 - 18 được chôn theo nghi thức tôn quý nhất của người Inca ở phía bắc Chile cách đây khoảng 500 - 600 năm, theo Science Alert. Ngôi mộ của họ chứa đầy của cải nhưng quần áo họ mặc được nhuộm màu đỏ sẫm bôi bột chu sa độc. Đây là lần đầu tiên hợp chất màu đỏ rực tạo từ thủy ngân sunfit này xuất hiện ở một ngôi mộ trong vùng.

Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1976 ở Cerro Esmeralda, hai xác ướp thiếu nữ và cách chôn cất khác thường trong mộ họ đã trở thành chủ đề của nhiều nghiên cứu trong những năm qua. Nghiên cứu trước đây xác định hai thiếu nữ sống vào khoảng năm 1399 - 1475 là nạn nhân của capacocha hay Qhapaq Hucha, một nghi thức hiến tế. Tập tục này phát sinh ở Cusco, thủ đô của đế quốc Inca, cách nơi tìm thấy xác ướp hai thiếu nữ 1.200 km, thường tiến hành với trẻ em, để kỷ niệm những sự kiện quan trọng trong đời của vua Inca, để ngăn chặn thảm họa tự nhiên hoặc nghi thức tôn giáo.

Dựa vào sự dồi dào và chất lượng của đồ mai táng chôn cùng hai thiếu nữ, các nhà nghiên cứu cho rằng hiến tế có ý nghĩa quan trọng. Theo Jorge Checura, nhà nghiên cứu đầu tiên mô tả ngôi mộ, hai thiếu nữ được đưa từ Cusco tới đây và chuyến đi kéo dài vài tháng.

Sự hiện diện của chu sa là một điều kỳ lạ khác. Checura cũng từng ghi chú có chất bột màu đỏ tươi trên quần áo của thiếu nữ và nhận định đó là chu sa. Tuy nhiên, ở miền bắc Chile, người dân chuộng sử dụng quặng sắt đỏ hơn bởi màu sắc và độ đục của nó.

Nghiên cứu mới do Đại học Tarapacá ở Chile tiến hành là phân tích hóa học và hiển vo đầu tiên về chu sa trong mộ. "Kết quả phân tích hóa học của chúng tôi chỉ ra chu sa có trong quần áo của xác ướp ở Cerro Esmeralda. Chất độc này là đồ mai táng đặc biệt và khá xa lạ ở miền bắc Chile", nhóm tác giả viết trong báo cáo đăng trên tạp chí Archaeometry số tháng 5.

Các nhà nghiên cứu chưa rõ lý do người Inca bôi chu sa lên quần áo của hai thiếu nữ. Ở các xã hội khác như như Rome và Ethiopia cổ đại, chất này được dùng để bôi lên mặt và cơ thể. Tuy nhiên, da của hai thiếu nữ không dính màu. Theo giả thuyết của nhóm nghiên cứu, nếu người Inca biết độc tính của hợp chất này, nó có thể được tưới lên quần áo nhằm ngăn những kẻ trộm mộ, bởi hít bụi chu sa cũng gây nhiễm độc thủy ngân.

Let's block ads! (Why?)

Cá sấu mõm ngắn quăng quật đồng loại trên mặt nước

Cá sấu mõm ngắn quăng quật đồng loại trên mặt nước

Một người dân ghi lại cuộc vật lộn giữa hai con cá sấu mõm ngắn trong vùng nước nông ven hồ Apopka, bang Florida, Mỹ, hôm 20/7, theo Newsflare. Cá sấu lớn ngoạm chặt con nhỏ hơn và nhiều lần đập mạnh cơ thể nó xuống. Những cú quăng quật làm nước bắn lên xung quanh.

"Chúng tôi lái xe qua khu bảo tồn thiên nhiên hồ Apopka với hy vọng được nhìn thoáng qua cá sấu mõm ngắn trồi lên khỏi mặt nước. Tuy nhiên, những gì chúng tôi chứng kiến còn vượt mức mong đợi", người quay phim chia sẻ.

Cá sấu mõm ngắn là loài bò sát ăn thịt. Con mồi của chúng rất đa dạng như cá, chuột xạ hương, hươu, chim và động vật bò sát. Ăn thịt đồng loại là hành vi không quá hiếm gặp ở cá sấu mõm ngắn, các nhà nghiên cứu cho biết. Đây có thể là một cách giúp chúng kiểm soát số lượng cá thể.

Let's block ads! (Why?)

Trữ nước quanh năm, sếu đầu đỏ về Tràm Chim giảm 100 lần

Hệ sinh thái của khu ramsar Tràm Chim ở Đồng Tháp đang đứng trước nhiều nguy cơ khi trữ nước ngập gần như quanh năm để phòng cháy rừng khiến hệ sinh thái bị đảo lộn, không theo quy luật một mùa khô và một mùa nước. Lượng sếu đầu đỏ, vốn là biểu tượng của Tràm Chim cũng giảm ở mức báo động.

"Nếu như năm 1980 ghi nhận ở Tràm Chim có hơn 1.000 cá thể sếu đầu đỏ thì đến năm 2018 chỉ còn 11", ông Nguyễn Đức Tú, Điều phối viên chương trình nước và đất ngập nước của Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) nói.

Theo ông Tú, nguyên nhân sếu không về là mất sinh cảnh trong toàn bộ vùng phân bố của các quần thể. Vùng sinh cảnh thay đổi khiến nguồn thức ăn của sếu không phát triển... "Sự mất mát này không thể khôi phục được", ông Tú nói.

Sếu đầu đỏ không quay về Vườn quốc gia Tràm Chim vì thiếu thức ăn. 

Sếu đầu đỏ không quay về Vườn quốc gia Tràm Chim vì thiếu thức ăn. 

TS Dương Văn Ni (Đại học Cần Thơ) cho rằng khi nước tù đọng, các loài ngoại lai như ốc bươu vàng, cá lau kính, lục bình phát triển tràn lan tại vườn quốc gia Tràm Chim, trong khi những đồng cỏ năng đặc thù nhất lại suy thoái, loài quý hiếm như sếu đầu đỏ giảm nghiêm trọng.

Năm 2018 có 11 cá thể trở về Tràm Chim; trong đó có cụ sếu được gắn vòng đeo chân 20 năm trước quay về và qua đời tại đây. Ảnh: Nguyễn Nga

Một con sếu đầu đỏ quý hiếm được gắn vòng đeo chân từ 20 năm trước, quay về và chết tại Vườn quốc gia Tràm Chim hồi tháng 4. Ảnh: Nguyễn Nga.

Quan tâm đến vấn đề này, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái vùng Me Kong cho rằng đang có sự chồng chéo giữa các văn bản về luật bảo vệ rừng và luật bảo tồn đa dạng sinh học. Một vùng bảo tồn sinh thái đất ngập nước lại bị đưa vào hệ thống rừng đặc dụng thành ra được quản lý bởi luật bảo vệ rừng. 

"Việc một vùng đất ngập nước rất đặc thù ở chung nhà với rừng đặc dụng vô cùng kẹt cho công tác bảo tồn. Những người quản lý ở đây tìm mọi cách bảo vệ rừng tràm khỏi cháy bởi đó là kỷ luật", ông Thiện nói và lo ngại việc "sợ lửa" dẫn đến hệ lụy lớn là Tràm Chim đang "chết ngộp".

Theo ông Thiện, hoàn toàn sai lầm khi nghĩ xảy ra cháy là chết hết, bởi trên thế giới đã công nhận lửa cũng là một phần của hệ sinh thái. Cháy sẽ làm mỏng lớp thực bì và thúc đẩy sự tái sinh tươi mới hơn.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó giám đốc Sở Khoa học Công nghệ (nguyên Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim) cho rằng để cháy thiêu rụi hết thì không tốt, còn cháy vừa phải lại rất tốt. Nghĩa là cần đốt rừng chủ động, đốt da beo. Khi đó những sinh vật ở khu vực đang đốt có thể di chuyển sang vùng lân cận và chỉ vài ngày sau, cỏ mới sinh sôi, chim, chuột, rắn rùa về rất nhiều.

Các chuyên gia cho rằng, việc trữ nước quanh năm khiến hệ sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim bị xáo trộn. Ảnh: Cửu Long

Các chuyên gia khảo sát hệ sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Cửu Long.

Ông Hùng đề xuất tỉnh Đồng Tháp có cơ chế đặc thù cho vườn quốc gia Tràm Chim để chủ động đốt cỏ cũng như quy định lại mức ngập nước, nhằm tạo điều kiện cho hệ sinh thái khôi phục.

Là khu ramsar đầu tiên ở miền Tây, có vai trò quan trọng trong bản đồ đa dạng sinh học thế giới, Vườn quốc gia Tràm Chim rộng 7.313 ha, nằm lọt thỏm giữa vùng đất trũng ngập nước Đồng Tháp Mười. Đây là nơi cư trú của hơn 231 loài chim, đặc biệt là sếu đầu đỏ quý hiếm và hơn 100 loài cá cùng nhiều loài động vật khác.

Cửu Long

Let's block ads! (Why?)

Sư tử đột biến lông trắng ở sở thú Peru

Sư tử đột biến gene với màu lông trắng ở sở thú Peru

Cặp sư tử trắng nô đùa ở sở thú Huachipa. Video: Reuter

Hai con sư tử đột biến gene với màu lông trắng cực hiếm hôm qua lần đầu tiên được ra mắt tại sở thú Huachipa ở thủ đô Lima của Peru, theo AFP. Chúng được đưa về từ Mexico nhằm mục đích bảo tồn và nghiên cứu khoa học.

Cặp sư tử con, gồm một con đực 5 tháng tuổi và một con cái 4 tháng tuổi, đang có tình trạng sức khỏe rất tốt. Chúng nặng khoảng 50 kg, ăn 5 kg thịt mỗi ngày và sớm bộc lộ bản chất hoang dã ngay từ khi còn nhỏ.

Theo bác sĩ thú y Celia Diaz, màu lông trắng khác thường của cặp sư tử này không phải là kết quả của bệnh bạch tạng, mà do một biến thể gene cũng được tìm thấy ở những con hổ trắng gây ra. Màu lông nổi bật khiến chúng khó ngụy trang khi săn mồi và dễ gây chú ý tới thợ săn, vì vậy rất khó sinh tồn ngoài tự nhiên. "Sư tử trắng rất hiếm và đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng", Celia nhấn mạnh.

Sở thú Huachipa đã đổi một số con chim cánh cụt Humboldt để đưa cặp sư tử về từ Mexico. Ngoài mục đích nghiên cứu và bảo tồn, sự xuất hiện của sư tử trắng tại sở thú sẽ giúp nâng cao nhận thức của khách tham quan về việc bảo vệ các loài động vật hoang dã quý hiếm.

Let's block ads! (Why?)

Xe điện ba bánh giống chiếc ôtô xẻ đôi

76 vịt con xếp hàng dài bơi theo mẹ gây sốt

Đàn vịt cát gần 80 con bơi trên mặt hồ. Ảnh: Brent Cizek.

Đàn vịt cát gần 80 con bơi trên mặt hồ. Ảnh: Brent Cizek.

Nhiếp ảnh gia nghiệp dư Brent Cizek chụp ảnh vịt cái dẫn theo 76 vịt con trên hồ Bemidji, cách thành phố Duluth, bang Minnesota khoảng 240 km về phía tây bắc, Fox News hôm qua đưa tin. "Bức ảnh khiến bạn thắc mắc, làm sao điều này lại có thể xảy ra? Nó diễn ra như thế nào? Sao vịt mẹ có thể trông nom nhiều vịt con đến vậy", Cizek chia sẻ.

Cizek cho biết anh trông thấy đàn vịt đông đúc hôm 27/6 khi ghé qua hồ nước. Anh đếm được ít nhất 56 vịt con vào ngày hôm đó, và trở lại sau đó vài tuần để xem liệu có thể trông thấy chúng nữa không. Khi Cizek gặp vịt mẹ thuộc loài vịt cát và đàn con của nó, anh phát hiện thêm hơn 20 con non nữa bơi theo sau nó. 

Bức ảnh 76 vịt con xếp hàng dài bơi theo mẹ gây sốt

Đàn vịt con lớn bơi theo sau vịt mẹ không phải cảnh tượng hiếm gặp. Một con vịt có thể có 20 - 30 con non bơi theo. Vịt cũng thường đẻ trứng trong tổ của đồng loại để tăng khả năng sống sót cho vịt con, theo tổ chức National Audubon Society.

Tuy nhiên, vịt cát thường chỉ ấp nở 20 quả trứng, khiến phát hiện của Cizek trở nên đặc biệt, theo nhà điểu học ở Đại học Yale, Richard O. Prum. Các nhà khoa học cho rằng vịt mẹ gom vài con vịt non khác bị tách khỏi mẹ ruột của chúng và sắm vai trò giống như bảo mẫu giàu kinh nghiệm. Nó chắc chắn sẽ tiếp tục chăm sóc lũ vịt con đến khi chúng đủ lớn để tự kiếm ăn.

"Điều này thật là khó tin, nhiều người sẽ phải công nhận nó là 'bà mẹ của năm'", nhà nhiếp ảnh nói. Cizek đăng bức ảnh trên mạng xã hội, thu hút hàng nghìn lượt thích, chia sẻ và bình luận. 

Let's block ads! (Why?)

10 sinh vật có thể phát sáng trong tự nhiên