Không khí lạnh chính là tác nhân trực tiếp khiến bệnh nhân hen phế quản khó kiểm soát cơn hen, nhất là với cơn hen cấp. Để tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng trên, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ Chu Hòa Sơn, Giảng viên trường cao đẳng Y Dược Pasteur để biết được nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý khi bị lên cơn hen cấp.
bệnh nhân hen phế quản dễ lên cơn vào mùa lạnh |
Hỏi: Thưa bác sĩ, làm thế nào để nhận biết các triệu chứng thường gặp của bệnh hen phế quản?
Trả lời:
Khi bạn có các yếu tố sau sẽ gợi ý chẩn đoán bạn bị hen phế quản:
- Khó thở, khò khè, thở rít đặc biệt là thở ra.
- Tiền sử có cơn khó thở kiểu hen: Ho khạc đờm, khó thở, cò cử, nặng ngực, nghe phổi có ran rít, ran ngáy.
- Tiền sử mắc các bệnh dị ứng: Viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, dị ứng thuốc, thức ăn.
- Tiền sử mắc hen và các bệnh dị ứng của các thành viên trong gia đình.
- Cách xuất hiện cơn khó thở: Về đêm, theo mùa, sau một kích thích (cảm cúm, gắng sức, thay đổi thời tiết…)
- Test hồi phục phế quản dương tính.
- Tăng tính phản ứng đường thở với methacholin, histamin, hoặc gắng sức. Test đo tính phản ứng với các yếu tố chỉ thực hiện trong các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ hen nhưng các thông số chức năng hô hấp bình thường.
- Loại trừ các nguyên nhân khác gây triệu chứng giống hen có vai trò quan trọng trong chẩn đoán hen lâm sàng.
- Đáp ứng với các thuốc chống hen được thử nghiệm lâm sàng trong trường hợp các biện pháp trên không đủ chẩn đoán.
- Ở trẻ em dưới 5 tuổi không thực hiện được các thăm dò chức năng phổi. Chẩn đoán xác định hen khi có ít nhất 3 đợt khò khè thở rít, loại trừ các nguyên nhân khác và có đáp ứng với thuốc chống hen.
Hỏi: Bác sĩ có thể cho biết bệnh nhân bị hen phế quản cần làm gì để kiểm soát cơn hen và hạn chế nhu cầu dùng thuốc?
Trả lời:
Tránh tối đa việc dùng rượu bia và các yếu tố có cồn, không hút thuốc lá, tránh những nơi môi trường ô nhiễm, khói bụi, mùi thơm, tránh lao động gắng sức, tránh dùng các thực phẩm chứa các chất phụ gia có gốc sulfite, tránh xúc dộng mạnh…
Một số loại thuốc cần sử dụng thận trọng với người bị hen: Aspirin và các thuốc chống viêm không steroit, thuốc chẹn beeta giao cảm.. Kiến thức này cũng đã được các giảng viên ngành Dược tại trường cao đẳng Y Dược Pasteur truyền đạt tới sinh viên của mình.
Bọ nhà: Bạn nên giặt là chăn ga gối đệm và phơi nắng hàng tuần. Thường xuyên thay thảm trải nhà, dùng chất diệt bọ nhà, không dùng các vật dụng trong nhà có khả năng bắt bụi cao như thảm, rèm treo, loại bỏ các vật dụng không cần thiết trong nhà.
Biểu bì, lông súc vật: Dùng máy lọc không khí.
Gián: Vệ sinh nhà thường xuyên, dùng thuốc diệt côn trùng.
Phấn hoa: Bạn nên đóng cửa sổ và ở trong nhà khi nồng độ phấn hoa cao trong không khí, nên mang khẩu trang khi ra ngoài.
Nấm mốc: Bạn giảm độ ẩm, vệ sinh nhà thường xuyên, lau sạch các vùng ẩm thấp.
Hỏi: Thưa Bác sĩ Chu Hòa Sơn, ông có thể hướng dẫn bệnh nhân nên xử lý như thế nào khi xuất hiện cơn hen cấp?
Trả lời:
Thứ nhất khi bạn xuất hiện các dấu hiệu sau tức là bạn đang lên cơn hen cấp:
+ Ho nhiều;
+ Khò khè;
+ Nặng ngực;
+ Thức giấc ban đêm.
Khi xuất hiện các triệu chứng trên bạn cần:
+ Tránh xa những yếu tố có thể kịch phát cơn hen;
+ Dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh;
+ Nghỉ ở nhà một giờ nếu đỡ khó thở;
+ Gọi cấp cứu hoặc gọi bác sĩ giúp đỡ nếu tình trạng khó thở không được cải thiện.
Bên cạnh đó bác sĩ Chu Hòa Sơn cũng nhấn mạnh thêm bạn cần đi cấp cứu ngay nếu thấy bất kỳ một trong các dấu hiệu sau:
- Thuốc giãn phế quản ít tác dụng hoặc hết tác dụng. Thở vẫn nhanh và khó.
- Nói khó.
- Môi và đầu chi tím.
- Cánh mũi phập phồng khi người bệnh thở.
- Co kéo cơ liên sườn và hõm ức khi bệnh nhân thở.
- Mạch nhanh.
- Đi lại khó khăn.
No comments:
Post a Comment