Monday, April 2, 2018

Hệ thống tạo mưa lớn nhất thế giới của Trung Quốc

Hệ thống tạo mưa bằng buồng đốt nhiên liệu rắn trên cao nguyên Tây Tạng. Ảnh: SCMP.

Hệ thống tạo mưa bằng buồng đốt nhiên liệu rắn trên cao nguyên Tây Tạng. Ảnh: SCMP.

Trung Quốc đang phát triển hệ thống tạo mưa lớn nhất thế giới với diện tích 1,6 triệu km2, bằng ba lần kích thước của Tây Ban Nha, South China Morning Post hôm 27/3 đưa tin. Hệ thống gồm hàng chục nghìn buồng đốt nhiên liệu được lắp đặt trên cao nguyên Tây Tạng, có thể làm tăng lượng mưa trong khu vực lên tới 10 tỷ mét khối/năm, tương đương 7% tổng lượng nước tiêu thụ ở Trung Quốc.

Các buồng đốt nhiên liệu rắn được đặt trên đỉnh núi dốc, đón luồng gió mùa ẩm ướt từ Nam Á. Các nhà khoa học sử dụng chúng để tạo ra hạt bạc iotua, tác nhân tạo mây với cấu trúc tinh thể giống như đá. Gió mùa mang hơi ẩm sẽ kết hợp với hạt bạc iotua do buồng đốt tạo ra, hình thành nên đám mây để gây mưa và tuyết.

"Hiện tại, hơn 500 buồng đốt đã được triển khai trên đỉnh núi ở Tây Tạng, Tân Cương và một số khu vực khác để thử nghiệm. Dữ liệu thu thập được cho thấy kết quả rất khả quan", một nhà nghiên cứu của dự án chia sẻ.

Dự án hiện được phát triển bởi Tổng công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc. Các nhà khoa học đã thiết kế và chế tạo buồng đốt dựa trên công nghệ động cơ tên lửa tiên tiến, cho phép hệ thống có thể đốt hiệu quả nhiên liệu rắn trong môi trường thiếu oxy ở độ cao hơn 5.000 m so với mực nước biển. Sau nhiều cải tiến thiết kế, buồng đốt có thể hoạt động ở môi trường gần chân không trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm mà không cần bảo dưỡng.

Hệ thống tạo mưa bằng buồng đốt nhiên liệu rắn không phải là ý tưởng mới, một số quốc gia như Mỹ từng thử nghiệm trên quy mô nhỏ, nhưng Trung Quốc là nước đầu tiên ứng dụng công nghệ trên quy mô lớn như vậy.

Chi phí phát triển hệ thống tạo mưa dưới mặt đất tương đối rẻ so với phương pháp tạo mưa bằng máy bay. Chi phí chế tạo, lắp đặt và mỗi buồng đốt khoảng 8.000 USD, có thể thấp hơn nếu sản xuất hàng loạt. Trong khi đó, một máy bay tạo mưa có thể tiêu tốn hàng trăm nghìn USD và chỉ trên phạm vi nhỏ.

Tây Tạng được biết đến là khu vực dự trữ nước ngọt lớn nhất châu Á với các dòng sông băng khổng lồ và nguồn trữ nước ngọt trong lòng đất. Chúng là nguồn cung cấp nước chính cho những con sông lớn nhất châu lục như Hoàng Hà, Dương Tử, Salween và sông Brahmaputra.

Đoàn Dương

Let's block ads! (Why?)

Hệ thống tạo mưa lớn gấp ba lần một quốc gia của Trung Quốc

Hệ thống tạo mưa bằng buồng đốt nhiên liệu rắn trên cao nguyên Tây Tạng. Ảnh: SCMP.

Hệ thống tạo mưa bằng buồng đốt nhiên liệu rắn trên cao nguyên Tây Tạng. Ảnh: SCMP.

Trung Quốc đang phát triển một hệ thống tạo mưa lớn nhất thế giới với diện tích lên tới 1,6 triệu km2, bằng ba lần kích thước của Tây Ban Nha, South China Morning Post hôm 27/3 đưa tin.  Hệ thống bao gồm hàng chục nghìn buồng đốt nhiên liệu được lắp đặt trên cao nguyên Tây Tạng, có thể làm tăng lượng mưa trong khu vực lên tới 10 tỷ mét khối/năm, tương đương khoảng 7% tổng nước tiêu thụ ở Trung Quốc

Các buồng đốt nhiên liệu rắn được đặt trên các đỉnh núi dốc, đón các luồng gió mùa ẩm ướt từ khu vực Nam Á. Các nhà khoa học sử dụng chúng để tạo ra các hạt bạc iotua, tác nhân tạo mây với cấu trúc tinh thể giống như đá. Gió mùa mang hơi ẩm sẽ kết hợp với các hạt bạc iotua do buồng đốt tạo ra, hình thành nên các đám mây để gây mưa và tuyết.

"Hiện tại, hơn 500 buồng đốt đã được triển khai trên các đỉnh núi ở Tây Tạng, Tân Cương và một số khu vưc khác để thử nghiệm. Dữ liệu thu thập được cho thấy kết quả rất khả quan", một nhà nghiên cứu của dự án chia sẻ.

Dự án hiện được phát triển bởi Tổng công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc. Các nhà khoa học đã thiết kế và chế tạo các buồng đốt dựa trên công nghệ động cơ tên lửa tiên tiến, cho phép hệ thống có thể đốt hiệu quả nhiên liệu rắn trong một môi trường thiếu oxy ở độ cao hơn 5.000 m so với mực nước biển. Sau nhiều cải tiến trong thiết kế, các buồng có thể hoạt động ở môi trường gần chân không trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm mà không cần bảo dưỡng.

Hệ thống tạo mưa bằng các buồng đốt nhiên liệu rắn không phải là một ý tưởng mới, một số quốc gia khác như Mỹ cũng từng tiến hành các thử nghiệm tương tự trên quy mô nhỏ, nhưng Trung Quốc là nước đầu tiên ứng dụng công nghệ trên quy mô lớn như vậy.

Chi phí phát triển hệ thống tạo mưa dưới mặt đất là tương đối rẻ so với phương pháp tạo mưa bằng máy bay. Chi phí chế tạo và lắp đặt và mỗi buồng đốt vào khoảng 8.000 USD, và có thể thấp hơn nếu sản xuất hàng loạt. Trong khi đó, một máy bay tạo mưa có thể tiêu tốn hàng trăm nghìn USD và tạo mưa trên phạm vi nhỏ hơn.

Tây Tạng được biết đến là khu vực dự trữ nước ngọt lớn nhất châu Á với các dòng sông băng khổng lồ và các nguồn trữ nước ngọt trong lòng đất. Chúng là nguồn cung cấp nước chính cho những con sông lớn nhất châu lục như sông Hoàng Hà, sông Dương Tử, sông Salween và sông Brahmaputra.

Đoàn Dương

Let's block ads! (Why?)

Những thành tựu của trạm vũ trụ Trung Quốc rơi xuống Trái Đất

Trạm Thiên Cung 1 mang lại nhiều thành tựu đáng nhớ cho Trung Quốc. Ảnh: Space.

Trạm Thiên Cung 1 mang lại nhiều thành tựu cho Trung Quốc trong lĩnh vực không gian. Ảnh: Space.

Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 nặng 8,5 tấn của Trung Quốc rơi trở lại Trái Đất và bốc cháy trong khí quyển ở khu vực nam Thái Bình Dương vào sáng nay, Space đưa tin. Đây là trạm vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc hoạt động trên quỹ đạo Trái Đất.

Thiên Cung 1 được chế tạo với mục đích chính là giúp Trung Quốc hoàn thiện kỹ thuật ghép nối và tiến hành các thử nghiệm cần thiết khác để xây dựng một trạm vũ trụ lớn hơn trong những năm 2020. Trạm cũng có các thiết bị khoa học như thiết bị quan sát Trái Đất và máy thăm dò môi trường không gian.

Thiên Cung 1 đã mang lại nhiều ứng dụng và dữ liệu khoa học có giá trị trong việc khảo sát tài nguyên khoáng sản, nghiên cứu rừng và biển, giám sát môi trường sinh thái và thủy văn, việc sử dụng đất, giám sát môi trường nhiệt đô thị và kiểm soát các thiên tai khẩn cấp, theo Cơ quan Công trình Thám hiểm Không gian có người lái Trung Quốc.

Những thành tựu khoa học của trạm vũ trụ rơi xuống Trái Đất 

Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 được phóng lên không gian năm 2011. Video: YouTube. 

Thân của trạm vũ trụ gồm hai khoang chính là khoang thí nghiệm và khoang tài nguyên. Mỗi đầu trạm cũng được thiết kế phù hợp với việc thực hiện các nhiệm vụ ghép nối. Trạm Thiên Cung 1 được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 2F từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền ngày 29/9/2011. 

Tháng 11/2011, trạm ghép nối thành công với tàu vũ trụ không người lái Thần Châu 8. Tháng 6/2012, tàu vũ trụ Thần Châu 9 đưa ba phi hành gia Jing Haipeng, Liu Wang và Liu Yang, nữ phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc, lên Thiên Cung 1. Họ làm việc tại đây trong 10 ngày để đánh giá các kỹ thuật ghép nối bằng tay và tự động giữa Thần Châu với trạm vũ trụ.

Tàu Thần Châu 10 (trái) ghép nối với trạm Thiên Cung 1 (phải). Ảnh: Asian Scientist.

Tàu Thần Châu 10 (trái) ghép nối với trạm Thiên Cung 1 (phải). Ảnh: Asian Scientist.

Tàu vũ trụ Thần Châu 10 đưa ba phi hành gia gồm Nie Haisheng, Zhang Xiaoguang và Wang Yaping lên trạm vũ trụ vào tháng 6/2013. Các phi hành gia tiến hành nhiều thí nghiệm khoa học trong nhiệm vụ kéo dài 15 ngày trên trạm vũ trụ. Wang còn thực hiện một bài giảng vật lý cho các học sinh Trung Quốc và truyền hình trực tiếp.

Ngoài ra, Thiên Cung 1 cũng cung cấp những hình ảnh kịp thời về trận lụt tại Dư Diêu năm 2013 và dữ liệu hình ảnh trong một thảm họa cháy rừng ở Australia, các nhà chức trách Trung Quốc cho biết. 

Các nhà khoa học ban đầu dự tính Trạm Thiên Cung 1 sẽ ngừng hoạt động năm 2013 nhưng thời gian tồn tại của trạm được kéo dài thêm. Tháng 3/2016, các nhà chức trách Trung Quốc thông báo trạm Thiên Cung 1 đã ngừng trao đổi thông tin với Trái Đất, chính thức dừng hoạt động.

Thu Thảo

Let's block ads! (Why?)

Vết nứt gây lo ngại châu Phi sắp tách đôi

Vết nứt gây lo ngại châu Phi sắp tách đôi

 Vết nứt ở tây nam Kenya. Video: BBC.

Các nhà nghiên cứu phát hiện vết nứt lớn xuất hiện hôm 19/3 ở Thung lũng Tách giãn Đông Phi phía tây nam Kenya, có bề rộng hơn 15 m, theo Live Science. Vết nứt này xuất hiện sau những cơn mưa nặng hạt và hoạt động địa chấn trong khu vực, làm sụp một phần đường cao tốc Nairobi-Narok.

Thạch quyển của Trái Đất (gồm lớp vỏ và phần trên cùng của lớp phủ) chia thành nhiều mảng kiến tạo. Những mảng này không ổn định mà di chuyển tương đối với nhau ở tốc độ khác nhau, "trượt" trên quyển mềm. Cơ chế chính xác phía sau chuyển động của chúng vẫn là chủ đề gây tranh cãi, nhưng chắc chắn có liên quan đến những dòng đối lưu bên trong quyển mềm và lực sinh ra ở ranh giới giữa các mảng.

Những lực trên không chỉ đẩy mảng kiến tạo dịch chuyển mà còn khiến chúng đứt gãy, hình thành tách giãn và dẫn tới sự ra đời của những ranh giới mới giữa các mảng. Hệ thống Tách giãn Đông Phi là một ví dụ về quá trình này.

Thung lũng Tách giãn Đông Phi trải dài hơn 3.000 km từ vịnh Aden ở phía bắc đến Zimbabwe ở phía nam, chia mảng kiến tạo châu Phi thành hai phần không bằng nhau là mảng Somali và mảng Nubia. Hoạt động địa chất dọc theo nhánh phía đông của thung lũng tách giãn, chạy dọc Ethiopia, Kenya và Tanzania trở nên rõ ràng khi vết nứt lớn đột ngột xuất hiện.

Khi thạch quyển trở thành đối tượng chịu tác động của lực kéo căng theo chiều ngang, nó sẽ giãn ra và trở nên mỏng hơn. Cuối cùng, nó sẽ nứt gãy, kéo theo sự hình thành của một thung lũng tách giãn. Biểu hiện trên mặt đất của quá trình này là hoạt động núi lửa và địa chấn dọc thung lũng. Tách giãn là bước đầu của sự nứt vỡ lục địa và nếu thành công, nó sẽ dẫn tới sự ra đời của một bồn trũng đại dương mới. Một nơi trên Trái Đất từng trải qua quá trình tương tự là Nam Đại Tây Dương, kết quả sự phân tách từ Nam Mỹ và châu Phi cách đây khoảng 138 triệu năm.

Quá trình tách giãn lục địa đòi hỏi lực giãn đủ lớn để làm vỡ thạch quyển. Thung lũng Tách giãn Đông Phi được mô tả là rất dễ tách giãn do áp lực phân bố theo vòng tròn ở lớp phủ bên dưới. Bên dưới đường nứt gãy, sự dâng lên của chùm manti khiến thạch quyển phồng lên và yếu đi.

Các vết nứt không hình thành cùng lúc mà theo trình tự bắt đầu từ vùng Afar ở phía bắc Ethiopia khoảng 30 năm trước và lan rộng theo hướng nam về phía Zimbabwe với tốc độ 2,5 - 5 cm mỗi năm. Dù phần lớn quá trình tách giãn rất khó nhận thấy với tất cả chúng ta, sự hình thành của những vết nứt mới hoặc dịch chuyển quanh vết nứt cũ khi mảng Somali và Nubia tiếp tục tách rời có thể tạo ra động đất.

Phương Hoa 

Let's block ads! (Why?)

Mặc đụng hàng áo đồ hiệu với Diệp Lâm Anh, Kỳ Duyên nhận được chú ý hơn vì điều này.

Mới đây, Hoa hậu Kỳ Duyên đã đăng tải những hình ảnh khoe street style cực ấn tượng với áo phông và quần short. Nhiều người đã nhanh chóng "soi" ra chiếc áo mà Kỳ Duyên đang mặc đến từ thương hiệu Givenchy và có giá lên tới hơn 12 triệu đồng một chiếc. Việc khoe hàng hiệu với Kỳ Duyên giờ đây đã trở nên quá bình thường và chiếc áo này cũng là một trong số đó.

Nhưng có hai điểm khiến cho bộ trang phục tưởng chừng như rất đơn giản của Kỳ Duyên lại nhận được sự chú ý rất lớn.

Thứ nhất đó chính là Kỳ Duyên đụng hàng với Diệp Lâm Anh, cô bạn thân ngoài đời của mình. Chiếc áo phông màu đen tối giản này đã từng được Diệp Lâm Anh diện trước đó, nhưng theo một phong cách khác. Nữ diễn viên, người mẫu lựa chọn kết hợp đồ theo kiểu dấu quần, kết hợp với boot cao màu ánh bạc để tạo điểm nhấn cho bộ trang phục.

Diệp Lâm Anh lựa chọn phong cách quyến rũ

Kỳ Duyên lại lựa chọn phong cách năng động

Diệp Lâm Anh và Kỳ Duyên ở hai phong cách khác nhau dù mặc cùng một chiếc áo.

Con với Kỳ Duyên, vốn đã theo đuổi phong cách menswear  cá tính và năng động. Hoa hậu Việt Nam 2014 kết hợp chiếc áo này với quần short tạo nguyên một cây đen huyền bí. Đặc biệt, Kỳ Duyên đã biến tấu chiếc áo bằng cách cắt những lỗ hở nhỏ để trông thêm bắt mắt hơn.

Thứ hai, chính là dáng ngồi của Kỳ Duyên khi diện bộ trang phục này. Trong  tạo dáng ngồi khá mạnh mẽ, Kỳ Duyên khiến nhiều người nghĩ rằng cô không mặc quần ra đường. Mặc dù diên nguyên cây đồ hiều nhưng người đẹp này lại mất điểm vì dáng ngồi kém duyên. 

Let's block ads! (Why?)

Sau ồn ào tình cảm với Bùi Tiến Dũng, Bảo Anh đăng status tâm trạng "Không cần đúng người chỉ cần đúng thời điểm"

Trong khi chuyện tình tay ba giữa "Trường Giang - Nam Em - Nhã Phương" chưa nguội thì showbiz Việt lại có dịp chao đảo trước những thông tin Bùi Tiến Dũng và Bảo Anh đang hẹn hò. Hai  người tưởng chừng như chẳng quen biết nhau vậy mà lại có những mối "lương duyên" không tưởng. Những hình ảnh trùng hợp được quản lý của Bùi Tiến Dũng đăng tải, hay những hình ảnh mặc đồ đôi giữa Bảo Anh và Bùi Tiến Dũng không khỏi khiến công chúng hoài nghi.

Bảo Anh và Bùi Tiến Dũng là "cặp đôi tin đồn" mới nhất của showbiz Việt.

Mặc dù đã lên tiếng phủ nhận chuyện yêu đương, nhưng cả hai vẫn liên tiếp để lộ những "chi tiết" trùng hợp bất thường. Từ việc Bảo Anh là sao nữ duy nhất Bùi Tiến Dũng theo dõi trên trang cá nhân, đến việc Bảo Anh chia sẻ những dòng trạng thái đầy ẩn ý về mối quan hệ tình cảm hiện tại. 

Mới đây, "bạn gái tin đồn" của Bùi Tiến Dũng đã đăng tải dòng trạng thái đầy tâm trạng lên trang cá nhân. Cô cho hay quan niệm tình cảm của bạn thân chỉ cần đúng thời điểm, còn việc đúng người hay không không quan trọng.

Chia sẻ mới nhất của Bảo Anh giữa "tâm bão" hẹn hò với Bùi Tiến Dũng:"Bỏ bớt cái nào phải ép mình chịu đựng cho đỡ nhọc ....Cứ phải vui vẻ trẻ khoẻ .Và hãy nhớ 3 quy tắc trong cuộc sống:Tin tưởng ,Cam kết ,Yêu thương .Và quan trọng hơn nữa là làm cái gì cũng phải đúng thời điểm"

Những lời chia sẻ đầy tính triết lí của Bảo Anh khiến nhiều người suy đoán rằng cô đang ám chỉ mối quan hệ với thủ môn điển trai gốc Thanh Hóa. Có lẽ việc Bảo Anh gặp Bùi Tiến Dũng là đúng người, nhưng ở thời điểm này chưa phù hợp để tính chuyện yêu đương.

Ở phần bình luận, người bạn thân của Bảo Anh và ca sĩ Thiều Bảo Trâm đã chia sẻ suy nghĩ khác khiến cả hai diễn ra cuộc "tranh cãi". Thiều Bảo Trâm cho rằng trong mọi mối quan hệ đều cần "đúng người và đúng thời điểm", còn Bảo Anh thì vẫn giữ suy nghĩ không cần đúng người mà chỉ cần đúng thời điểm là được.

Nếu Bảo Anh và Bùi Tiến Dũng thực sự đang hẹn hò thì đây sẽ là cặp đôi hot nhất thời điểm hiện tại. Rất nhiều người không ủng hộ cho mối quan hệ "chị em" này, nhưng cũng có những ý kiến ủng hộ và mong muốn họ trở thành cặp đôi "Vic - Beck" mới của Việt Nam.

Let's block ads! (Why?)

Cuộc sống khi về già của những người không có khoản tiết kiệm

Roberta Gordon chưa bao giờ nghĩ mình có thể sống tới 76 tuổi. Bà chắc chắn cũng không hề tưởng tượng tới tuổi đó mình vẫn làm việc. Nhưng mỗi thứ 7, để kiếm được 50 đôla, bà lại phải tới cửa hàng tạp hóa địa phương để giao hàng. "Tôi vẫn phải lao động", bà kể với phóng viên Theatlantic trong phòng cộng đồng của khu chung cư nơi mình sống tại California.

Trong suốt đời mình, Gordon đã làm hàng tá việc - từ lau dọn đến chăm sóc sức khỏe tại nhà, tiếp thị qua điện thoại, thủ thư, nhân viên gây quỹ - nhưng nhiều thời điểm, bà không có công việc ổn định để đóng bảo hiểm xã hội. Bà không có lương hưu và cũng chẳng có khoản dành dụm đủ để dưỡng già.

Vì vậy, ở tuổi 76, mỗi tháng, bà nhận 915 đôla từ quỹ an sinh xã hội và phụ cấp tuổi già của chính phủ. Trong khi đó, tiền thuê nhà - khoản một mình bà phải trang trải sau khi bạn cùng phòng qua đời từ tháng 8 năm ngoái, đã tốn 1.040 đôla/tháng. Bà phải nợ thẻ tín dụng để trả nốt phần còn lại và thanh toán các hóa đơn điện nước, mua thực phẩm và các thứ cần thiết khác. Bà thường xuyên đến nhà thờ xin đồ ăn từ thiện.

Ngày càng nhiều người già rơi vào tình cảnh như bà Gordon khi thế hệ Baby Bombers (nhóm sinh ra trong những năm 1946-1964) đến tuổi về hưu nhưng không có đủ tiền tiết kiệm để trang trải chi phí sinh hoạt và y tế đắt đỏ. Chẳng hạn, một phụ nữ ở độ tuổi 80 trung bình phải trả 8.400 đôla chi phí y tế mỗi năm, kể cả khi có bảo hiểm. Nhiều người già không có lương hưu vẫn phải làm việc và thường không có đủ tiền tiết kiệm đóng vào Quỹ hưu trí tư nhân để duy trì cuộc sống.

Một phụ nữ ở California vẫn phải tự mưu sinh khi tuổi đã già. Ảnh: The Atlantic.

Một phụ nữ ở California vẫn phải tự mưu sinh khi tuổi đã già. Ảnh: The Atlantic.

Theo Viện bảo hiểm xã hội quốc gia, khoản tiết kiệm trung bình đóng cho quỹ hưu trí tư nhân với người ở độ tuổi 55-64 hiện chỉ 15.000 đôlaĐiều đó có nghĩa là khi đến giữa tuổi 60, họ hoặc phải thắt lưng buộc bụng, hoặc tiếp tục đi làm để duy trì cuộc sống. "Đây là lần đầu tiên chúng ta thấy có nhiều người càng già càng nghèo đi", Diane Oakley, giám đốc điều hành Viện bảo hiểm xã hội quốc gia, nói. "Họ sẽ đi từ chỗ cận nghèo tới nghèo".

Vấn đề càng phức tạp hơn khi ngày càng nhiều người thuộc thế hệ Baby Boomers tới tuổi nghỉ hưu - khoảng 8.000 tới 10.000 người Mỹ bước sang tuổi 65 mỗi ngày, theo Kevin Prindiville, giám đốc điều hành của Justice of Aging, tổ chức phi chính phủ giải quyết đói nghèo ở người cao tuổi.

Theo số liệu từ Cục thống kê dân số Mỹ, người già là nhóm duy nhất có tỷ lệ đói nghèo tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2015-2016. Trong khi tỷ lệ nghèo giảm ở các độ tuổi dưới 18 và 18-64 thì lại tăng tới 14,5% ở nhóm trên 65 tuổi.

Tình trạng này là một mối lo ngại khi hàng triệu nhân công sẽ nghỉ hưu vào vài thập kỷ tới. Nếu người già ngày nay đang phải vật lộn với các khoản tiết kiệm nghỉ hưu, điều gì sẽ xảy ra với lực lượng lao động hiện tại, khi nhiều người trong số đó có công việc bấp bênh, thu nhập manh mún nên chẳng có mấy tiền dành dụm? Làn sóng nghèo đói ở người già hiện nay có thể chỉ mới bắt đầu.

Các nhà nghiên cứu của Cục thống kê dân số cho biết, 2/3 người dân không để dành chút nào vào Quỹ hưu trí hay các khoản tiết kiệm cho việc nghỉ hưu khác. Và điều này có thể có mối liên quan lớn hơn tới nền kinh tế. Nếu các hộ trung lưu hiện nay hạn chế chi tiêu khi họ về hưu, toàn nền kinh tế cũng gánh hậu quả.

Hệ thống tiết kiệm hưu trí tại Mỹ có ba nhánh: Bảo hiểm xã hội, trợ cấp từ chủ doanh nghiệp hay các quỹ tiết kiệm hưu trí và các khoản tiết kiệm cá nhân. Nhưng với sự gia tăng các công việc ít ổn định và thiếu lương hưu, ngày càng nhiều người già phụ thuộc vào bảo hiểm xã hội mà không có hai "chân chống" còn lại để đảm bảo tài chính cho bản thân. Điều này có nghĩa là họ có ít tiền hơn so với lúc còn đi làm: Bảo hiểm xã hội chỉ trả 40% thu nhập trung bình khi họ về hưu, trong khi các chuyên gia tài chính nói rằng người về hưu cần có nguồn thu bằng ít nhất 70% thu nhập trước khi nghỉ để sống thoải mái. 

Người già ngày nay quá phụ thuộc vào bảo hiểm xã hội một phần vì các công ty từng trả lương hưu, trong những năm 1970, lại đặt trách nhiệm tiết kiệm hưu trí sang các cá nhân. Thay vì áp chế độ hưu trí theo mức hưởng - mọi người được đảm bảo có một khoản tiền nhất định mỗi năm khi nghỉ hưu, họ lại thực hiện chế độ hưu trí theo mức đóng - nghĩa là số tiền được nhận của người tham gia phụ thuộc vào số tiền đã đóng góp và khoản tiền lời từ việc đầu tư các khoản đó. Sự thay đổi này tiết kiệm tiền cho các công ty vì nó yêu cầu người lao động, thay vì người chủ, phải gánh rủi ro đi liền với việc đầu tư dài hạn. Điều này có nghĩa là khoản tiền người ta nhận được chịu tác động nhiều hơn bởi sự lên xuống của thị trường chứng khoán, khoản lương của họ và cả tỷ lệ lãi suất. 

Sự suy thoái và xu hướng kinh tế trong các năm qua cũng góp phần làm xấu đi tình hình kinh tế của hàng triệu người cao tuổi. Một số mua nhà khi cơn sốt nhà đất đang lên và sau đó không đủ khả năng trả nợ nên phải bỏ dở. Một số khác đầu tư vào thị trường chứng khoán và bị lỗ. 

Jackie Matthews, hiện 76 tuổi, đã mất khoản đầu tư trong đợt suy thoái kinh tế và sau đó phải bán vội ngôi nhà ở Arizona trước khi nó bị ngân hàng thu hồi. Nay bà sống gần gia đình mình ở Nam California, thuê một căn phòng trong căn hộ của người bạn và chi tiêu chắt chiu, không ăn thịt và chẳng bao giờ mua đồ gì mới.

Nhưng ngay cả những người không bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế cũng chật vật tiết kiệm, theo báo cáo năm 2017 của Cơ quan thẩm định trách nhiệm chính phủ. Tiền lương trung bình không tăng bao nhiêu so với những năm 1970 càng khiến người lao động khó khăn trong việc tăng khoản tiết kiệm. 

Với nhiều người cao tuổi, giải pháp cho vấn đề này là làm việc lâu hơn, như điều bà Roberta Gordon đang thực hiện. Ngày nay, khoảng 12,4% dân số Mỹ trên 65 tuổi vẫn đang lao động, tăng lên 3% so với năm 2000, theo Oakley

Bà Deborah Belleau, 67 tuổi, tại khu nhà di động nơi bà đang làm việc ở Palm Springs. California. Ảnh: The Atlantic.

Bà Deborah Belleau, 67 tuổi, tại khu nhà di động nơi bà đang làm việc ở Palm Springs, California. Ảnh: The Atlantic.

Bà Deborah Belleau, 67 tuổi, đang làm quản lý một khu nhà di động tại Palm Springs, California. Bà đã làm bồi bàn 30 năm và từng phải nhờ tới trợ cấp của chính phủ để một mình nuôi hai con. "Bạn sẽ không nghĩ tới ngày mai khi còn phải lo từng bữa ăn hôm nay", bà nói. Hiện tại, dù nhận trợ cấp 778 đôla từ bảo hiểm xã hội, bà không đủ tiền để mua một chiếc TV hay điện thoại di động khi riêng tiền thuê nhà mỗi tháng đã là 600 đôla. Bà phải làm việc cả ngày dù thỉnh thoảng ngủ dậy không thể bước nổi vì bị đau lưng, đau chân.

Các vấn đề này đặc biệt khó khăn với phụ nữ, một phần bởi họ thường nhận được mức trợ cấp thấp hơn so với nam giới. Năm 2014, phụ nữ cao tuổi nhận được ít hơn trung bình 4.500 đôla mỗi năm từ trợ cấp bảo hiểm xã hội so với đàn ông. Lý do là vì khi đi làm, họ có lương thấp hơn. Việc nghỉ làm nhiều hơn để chăm sóc con cái hay bố mẹ già - đồng nghĩa với việc họ đóng góp ít hơn vào bảo hiểm xã hội và từ đó khoản trợ cấp được hưởng mỗi tháng cũng thấp hơn.

Ít nhất bà Belleau và nhiều người khác còn có sức khỏe để làm việc. Một số người cao tuổi không có tiền tiết kiệm cũng chẳng có bảo hiểm y tế có thể trở thành người vô gia cư trong vài năm khi giá nhà tăng và họ không có khả tăng tạo thu nhập. 

"Tôi chưa bao giờ gặp nhiều người già vô gia cư như bây giờ", Rose Mayes, giám đốc điều hành của tổ chức phi chính phủ Fair Housing Council tại Los Angeles, nói. 

Ở Mỹ, năm 2016, gần một nửa số người độc thân vô gia cư là trên 50 tuổi, trong khi con số này năm 1990 chỉ là 11%. 

Điều gì có thể giúp người cao tuổi hiện nay và các thế hệ sau này bước vào tuổi già an nhàn hơn? Có hai hướng, theo chuyên gia xóa đói nghèo Prindiville: Giúp mọi người tiết kiệm cho tuổi già và giảm các chi phí cho họ khi về hưu.

Với cách thứ nhất, một số bang đang cố gắng xây dựng các chương trình giúp mọi người tiết kiệm, chẳng hạn như thông qua việc khấu trừ từ lương. Hướng thứ hai có thể bao gồm mở rộng các lựa chọn về nhà ở giá cả phải chăng, tạo ra những chương trình giúp người già trang trải các chi phí y tế và cải cách chương trình trợ cấp an sinh để những người cao tuổi nghèo có thể nhận được nhiều lợi ích hơn. Tuy nhiên, thực tế, hiện chính quyền Trump đang đề xuất cắt bớt tiền với khoản trợ cấp an sinh cũng như chương trình phúc lợi cho người tàn tật.

Vài tháng trước, bà Roberta Gordonin ở Corona đi làm chỉ đủ sống qua ngày. Hiện tại, cuộc sống của bà có vẻ ổn định hơn. Tại sao? Bà đã lọt vào danh sách được duyệt vào chương trình cấp phiếu trợ cấp gia cư tự chọn - giúp bà đỡ được khá nhiều tiền thuê nhà. Bà vẫn làm việc ở tuổi 76 nhưng cảm thấy yên tâm hơn. Bà biết, ít nhất thì mình cũng là một trong số những người may mắn khi có đủ thức ăn và một nơi che mưa che nắng khi về già.

Vương Linh

Let's block ads! (Why?)