Wednesday, December 6, 2017

Tôi chấp nhận trả nợ nhà dài hạn để có tiền tiết kiệm và du lịch

Đang phải trả khoản nợ ngân hàng 600 triệu đồng mua căn hộ và một mình nuôi con gái nhỏ, chị Hải Châu, 33 tuổi ở Hà Đông (Hà Nội) vẫn đều đều mỗi tháng gửi tiết kiệm và cho phép mình một năm có vài chuyến đi chơi xa. Dưới đây là bài viết chia sẻ quan niệm của chị về cách cân bằng giữa việc trả nợ và tận hưởng cuộc sống.

Nhìn cuộc sống của tôi và cô con gái 7 tuổi lúc nào cũng thảnh thơi, trên Facebook thường xuyên đăng ảnh đi ăn, đi chơi, nhiều người nghĩ tôi hẳn có ông chồng kiếm tiền tốt, cuộc sống không phải lo nghĩ gì về cơm áo. Thực tế, tôi là bà mẹ đơn thân, một mình lo cho con và đang gánh khoản nợ mua nhà không nhỏ. Nhưng với tôi, cuộc sống là từng phút giây nên tôi luôn ưu tiên cho những trải nghiệm hiện tại.

Làm trong một công ty truyền thông, thu nhập mỗi tháng của tôi hiện tầm 18-20 triệu, thêm các khoản thưởng rải rác tổng cộng một năm được khoảng 50-60 triệu đồng. Tôi ly hôn 5 năm trước, khi con gái mới 2 tuổi. Tôi ra đi gần như tay trắng vì bao năm lấy chồng luôn phải một mình chăm lo cho cả gia đình. Trước khi mua nhà, tôi gửi con gái nhỏ nhờ bố mẹ đẻ nuôi ở quê, bản thân tập trung vào công việc, cuối tuần mới về thăm con. 

Đầu năm 2015, được một chị đồng nghiệp động viên, tôi quyết định mua một căn chung cư diện tích nhỏ, giá hơn 900 triệu đồng, khi trong tay chỉ có 250 triệu. Tôi vay ngân hàng 600 triệu đồng, nhận lãi suất ưu đãi 5%, còn lại vay thêm của anh trai gần 100 triệu. 

Khi phải mang khoản nợ lớn đầu tiên trong đời, tôi khá căng thẳng. Trước nay tôi chưa từng vay của ai đồng nào. Đứng trước hai câu hỏi nên cố gắng chắt bóp để trả nợ nhanh xong hay giãn thời gian ra để góp dần, tôi chọn cách thứ hai. Tôi quyết định trả dần trong 15 năm. Tôi muốn đón con lên nuôi, dành nhiều thời gian cùng con trải nghiệm cuộc sống, hơn là vắt kiệt sức kiếm tiền trong những năm tới.

Năm đầu tiên, khoản gốc lãi tôi phải trả hằng tháng là 7 triệu đồng. Cứ nhận lương xong là tôi chuyển luôn khoản này, đồng thời đăng ký trả tự động các khoản cố định như tiền điện, nước, điện thoại, internet... tổng cộng tầm một triệu. Con gái tôi học trường công, mỗi tháng cũng chỉ tốn chưa tới 3 triệu tiền học phí, ăn uống và các hoạt động ngoại khóa. Trừ tiền ăn tầm 3-4 triệu, các khoản phát sinh và mua sắm khoảng 2 triệu, mỗi tháng tôi vẫn để ra được 3-4 triệu. Tôi tiết kiệm gửi góp đều đặn 2 triệu một tháng và không động gì vào phần này, đề phòng cho những việc khẩn cấp. Nếu còn dư đồng nào, tôi cất riêng, để dành cho việc vui chơi cùng con gái

Khoản vay anh trai, tôi hứa sẽ trả trong hai năm, mỗi năm 50 triệu. Như vậy, một năm tôi có dư một khoản vài chục triệu sẽ dành cho đi chơi. Thấy tôi vẫn thường xuyên đưa con gái đi xem phim, ăn hàng, cứ vài tháng lại đi chơi trong nước, năm nào cũng ra nước ngoài một lần ở các vùng lân cận, khi thì một mình, lúc với con, nhiều người quen cũng thắc mắc. Có người nói sao tôi không dồn tiền lo trả xong sớm hết nợ đi để khỏi chịu tiền lãi. Như vậy, khi hết nợ rồi, tiền là của mình hết, lúc ấy thích ăn thích chơi đều thoải mái hơn. 

Tôi thì nghĩ khác. Trải qua một lần đổ vỡ hôn nhân, chứng kiến nhiều người thân, bạn bè gặp chuyện bất trắc, tôi thấy cuộc sống cần được trân trọng ngay ở khoảnh khắc hiện tại. Tại sao tôi phải vội trả nợ? Nếu nhịn vui, nhịn chơi vài năm, liệu sau đó tôi có còn cơ hội mà tận hưởng? Con tôi mỗi tuổi cũng sẽ mỗi khác. Nó đâu có đợi chờ tôi được. Tôi muốn được trải nghiệm nhiều niềm vui hơn với cháu ngay, bù đắp những năm đầu đời chịu bao thiệt thòi khi bố mẹ lục đục, gây nhau. 

Tất nhiên, chưa dư dả gì thì tôi cũng phải chọn cách ăn, chơi sao cho không quá tốn kém. Mẹ con tôi thường chọn đi xem phim vào các ngày được khuyến mãi trong tháng, giá vé chỉ rẻ bằng một nửa. Chúng tôi cũng tham gia nhiều nhóm hội nên thường đi chung với mọi người tới các vùng, miền là quê hương của các thành viên nên đỡ được các chi phí. Tôi có cả nhóm bạn thừa kinh nghiệm canh vé giá rẻ nên đi du lịch không phải là điều gì xa xỉ. 

Hiện tại là năm thứ 3 trả góp vay mua nhà, mỗi tháng tôi chỉ cần nộp 5 triệu đồng. Tôi cũng đã trả xong nợ anh trai. Vì thế, số tiền dành cho tiết kiệm và vui chơi của tôi lại lớn thêm chút. Tôi không có ý định đổi nhà to hơn, cũng chẳng có nhu cầu mua xe nên cuộc sống cứ thế thong thả trôi. 

Tôi chỉ thấy mình thực sự may mắn khi vay được khoản lãi suất thấp nên áp lực trả nợ không lớn. Nhiều bạn bè tôi nói rằng nợ là một áp lực nên họ cần cố gắng để thoát khỏi nó càng sớm càng tốt bằng cách hy sinh các nhu cầu hiện tại. Tôi lại thấy sau khi lựa chọn kéo dài thời gian trả nợ thì tôi bớt hẳn stress và hạnh phúc với những gì mình đang có. Tôi có thể sẽ cố gắng để trả nợ trước hạn nhưng không phải càng nhanh càng tốt và bằng cách chắt bóp tất cả các nhu cầu hiện tại. 

Theo chuyên viên hoạch định tài chính cá nhân, gia đình Bội Lê, (TP HCM), việc vừa có tiền tiết kiệm hay hưởng thụ trong quá trình trả nợ mà vẫn đảm bảo an toàn tài chính là hoàn toàn có thể, dù thu nhập không quá cao. Theo ông, nếu chỉ so sánh giữa việc trả nợ và gửi tiết kiệm thì rất đơn giản: so lãi suất vay với lãi suất tiết kiệm (hoặc đầu tư). Bên nào lãi suất cao hơn thì ưu tiên cho bên đó.

Nhưng không dễ để có lãi suất vay ưu đãi thấp hơn lãi suất tiết kiệm, cho nên thường mọi người nên ưu tiên trả nợ. Dù vậy, bạn cũng nên chuẩn bị một khoản dự phòng ít nhất đủ sống 3 tháng. Khi vừa lo trả nợ, vừa có sẵn một khoản để dành, bạn sẽ đỡ căng thẳng và không rơi vào thế bí lúc gặp vấn đề nảy sinh cần đến tiền. 

Ông Bội Lê cho rằng, để cân bằng giữa các khoản tiết kiệm, hưởng thụ, trả nợ thì nên linh hoạt áp dụng phương pháp 6 cái lọ (55% thu nhập cho nhu cầu thiết yếu, 10% cho giáo dục, 10% cho hưởng thụ, 10% cho tự do tài chính, 10% cho tiết kiệm dài hạn, 5% giúp đỡ người khác). Bạn điều chỉnh tỉ lệ giữa 6 cái lọ này sao cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình và nhu cầu ưu tiên của mình. 

Tốt hơn nữa là nên thực hành việc phân chia "6 cái lọ" này từ trước khi vay. Lúc đó, bạn phải ngồi cân nhắc xem sẽ bớt bao nhiêu từ lọ nào để có tiền trả nợ và từ đó xác định được kế hoạch trả trong bao lâu thì hợp lý.

Nếu tính cẩn thận như trên thì trong khi trả nợ vẫn có thể một phần dành cho hưởng thụ, giúp đỡ người khác và chính những việc này sẽ giúp tâm lý bạn thoải mái hơn, tạo cơ hội tái tạo năng lượng và khả năng lao động.

Bảo Ngọcghi

Let's block ads! (Why?)

'Đang trả nợ mua nhà, tôi vẫn dành tiền gửi tiết kiệm và du lịch'

Đang phải trả khoản nợ ngân hàng 600 triệu đồng mua căn hộ và một mình nuôi con gái nhỏ, chị Hải Châu, 33 tuổi ở Hà Đông (Hà Nội) vẫn đều đều mỗi tháng gửi tiết kiệm và cho phép mình một năm có vài chuyến đi chơi xa. Dưới đây là bài viết chia sẻ quan niệm của chị về cách cân bằng giữa việc trả nợ và tận hưởng cuộc sống.

Nhìn cuộc sống của tôi và cô con gái 7 tuổi lúc nào cũng thảnh thơi, trên Facebook thường xuyên đăng ảnh đi ăn, đi chơi, nhiều người nghĩ tôi hẳn có ông chồng kiếm tiền tốt, cuộc sống không phải lo nghĩ gì về cơm áo. Thực tế, tôi là bà mẹ đơn thân, một mình lo cho con và đang gánh khoản nợ mua nhà không nhỏ. Nhưng với tôi, cuộc sống là từng phút giây nên tôi luôn ưu tiên cho những trải nghiệm hiện tại.

Làm trong một công ty truyền thông, thu nhập mỗi tháng của tôi hiện tầm 18-20 triệu, thêm các khoản thưởng rải rác tổng cộng một năm được khoảng 50-60 triệu đồng. Tôi ly hôn 5 năm trước, khi con gái mới 2 tuổi. Tôi ra đi gần như tay trắng vì bao năm lấy chồng luôn phải một mình chăm lo cho cả gia đình. Trước khi mua nhà, tôi gửi con gái nhỏ nhờ bố mẹ đẻ nuôi ở quê, bản thân tập trung vào công việc, cuối tuần mới về thăm con. 

Đầu năm 2015, được một chị đồng nghiệp động viên, tôi quyết định mua một căn chung cư diện tích nhỏ, giá hơn 900 triệu đồng, khi trong tay chỉ có 250 triệu. Tôi vay ngân hàng 600 triệu đồng, nhận lãi suất ưu đãi 5%, còn lại vay thêm của anh trai gần 100 triệu. 

Khi phải mang khoản nợ lớn đầu tiên trong đời, tôi khá căng thẳng. Trước nay tôi chưa từng vay của ai đồng nào. Đứng trước hai câu hỏi nên cố gắng chắt bóp để trả nợ nhanh xong hay giãn thời gian ra để góp dần, tôi chọn cách thứ hai. Tôi quyết định trả dần trong 15 năm. Tôi muốn đón con lên nuôi, dành nhiều thời gian cùng con trải nghiệm cuộc sống, hơn là vắt kiệt sức kiếm tiền trong những năm tới.

Năm đầu tiên, khoản gốc lãi tôi phải trả hằng tháng là 7 triệu đồng. Cứ nhận lương xong là tôi chuyển luôn khoản này, đồng thời đăng ký trả tự động các khoản cố định như tiền điện, nước, điện thoại, internet... tổng cộng tầm một triệu. Con gái tôi học trường công, mỗi tháng cũng chỉ tốn chưa tới 3 triệu tiền học phí, ăn uống và các hoạt động ngoại khóa. Trừ tiền ăn tầm 3-4 triệu, các khoản phát sinh và mua sắm khoảng 2 triệu, mỗi tháng tôi vẫn để ra được 3-4 triệu. Tôi tiết kiệm gửi góp đều đặn 2 triệu một tháng và không động gì vào phần này, đề phòng cho những việc khẩn cấp. Nếu còn dư đồng nào, tôi cất riêng, để dành cho việc vui chơi cùng con gái

Khoản vay anh trai, tôi hứa sẽ trả trong hai năm, mỗi năm 50 triệu. Như vậy, một năm tôi có dư một khoản vài chục triệu sẽ dành cho đi chơi. Thấy tôi vẫn thường xuyên đưa con gái đi xem phim, ăn hàng, cứ vài tháng lại đi chơi trong nước, năm nào cũng ra nước ngoài một lần ở các vùng lân cận, khi thì một mình, lúc với con, nhiều người quen cũng thắc mắc. Có người nói sao tôi không dồn tiền lo trả xong sớm hết nợ đi để khỏi chịu tiền lãi. Như vậy, khi hết nợ rồi, tiền là của mình hết, lúc ấy thích ăn thích chơi đều thoải mái hơn. 

Tôi thì nghĩ khác. Trải qua một lần đổ vỡ hôn nhân, chứng kiến nhiều người thân, bạn bè gặp chuyện bất trắc, tôi thấy cuộc sống cần được trân trọng ngay ở khoảnh khắc hiện tại. Tại sao tôi phải vội trả nợ? Nếu nhịn vui, nhịn chơi vài năm, liệu sau đó tôi có còn cơ hội mà tận hưởng? Con tôi mỗi tuổi cũng sẽ mỗi khác. Nó đâu có đợi chờ tôi được. Tôi muốn được trải nghiệm nhiều niềm vui hơn với cháu ngay, bù đắp những năm đầu đời chịu bao thiệt thòi khi bố mẹ lục đục, gây nhau. 

Tất nhiên, chưa dư dả gì thì tôi cũng phải chọn cách ăn, chơi sao cho không quá tốn kém. Mẹ con tôi thường chọn đi xem phim vào các ngày được khuyến mãi trong tháng, giá vé chỉ rẻ bằng một nửa. Chúng tôi cũng tham gia nhiều nhóm hội nên thường đi chung với mọi người tới các vùng, miền là quê hương của các thành viên nên đỡ được các chi phí. Tôi có cả nhóm bạn thừa kinh nghiệm canh vé giá rẻ nên đi du lịch không phải là điều gì xa xỉ. 

Hiện tại là năm thứ 3 trả góp vay mua nhà, mỗi tháng tôi chỉ cần nộp 5 triệu đồng. Tôi cũng đã trả xong nợ anh trai. Vì thế, số tiền dành cho tiết kiệm và vui chơi của tôi lại lớn thêm chút. Tôi không có ý định đổi nhà to hơn, cũng chẳng có nhu cầu mua xe nên cuộc sống cứ thế thong thả trôi. 

Tôi chỉ thấy mình thực sự may mắn khi vay được khoản lãi suất thấp nên áp lực trả nợ không lớn. Nhiều bạn bè tôi nói rằng nợ là một áp lực nên họ cần cố gắng để thoát khỏi nó càng sớm càng tốt bằng cách hy sinh các nhu cầu hiện tại. Tôi lại thấy sau khi lựa chọn kéo dài thời gian trả nợ thì tôi bớt hẳn stress và hạnh phúc với những gì mình đang có. Tôi có thể sẽ cố gắng để trả nợ trước hạn nhưng không phải càng nhanh càng tốt và bằng cách chắt bóp tất cả các nhu cầu hiện tại. 

Theo chuyên viên hoạch định tài chính cá nhân, gia đình Bội Lê, (TP HCM), việc vừa có tiền tiết kiệm hay hưởng thụ trong quá trình trả nợ mà vẫn đảm bảo an toàn tài chính là hoàn toàn có thể, dù thu nhập không quá cao. Theo ông, nếu chỉ so sánh giữa việc trả nợ và gửi tiết kiệm thì rất đơn giản: so lãi suất vay với lãi suất tiết kiệm (hoặc đầu tư). Bên nào lãi suất cao hơn thì ưu tiên cho bên đó.

Nhưng không dễ để có lãi suất vay ưu đãi thấp hơn lãi suất tiết kiệm, cho nên thường mọi người nên ưu tiên trả nợ. Dù vậy, bạn cũng nên chuẩn bị một khoản dự phòng ít nhất đủ sống 3 tháng. Khi vừa lo trả nợ, vừa có sẵn một khoản để dành, bạn sẽ đỡ căng thẳng và không rơi vào thế bí lúc gặp vấn đề nảy sinh cần đến tiền. 

Ông Bội Lê cho rằng, để cân bằng giữa các khoản tiết kiệm, hưởng thụ, trả nợ thì nên linh hoạt áp dụng phương pháp 6 cái lọ (55% thu nhập cho nhu cầu thiết yếu, 10% cho giáo dục, 10% cho hưởng thụ, 10% cho tự do tài chính, 10% cho tiết kiệm dài hạn, 5% giúp đỡ người khác). Bạn điều chỉnh tỉ lệ giữa 6 cái lọ này sao cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình và nhu cầu ưu tiên của mình. 

Tốt hơn nữa là nên thực hành việc phân chia "6 cái lọ" này từ trước khi vay. Lúc đó, bạn phải ngồi cân nhắc xem sẽ bớt bao nhiêu từ lọ nào để có tiền trả nợ và từ đó xác định được kế hoạch trả trong bao lâu thì hợp lý.

Nếu tính cẩn thận như trên thì trong khi trả nợ vẫn có thể một phần dành cho hưởng thụ, giúp đỡ người khác và chính những việc này sẽ giúp tâm lý bạn thoải mái hơn, tạo cơ hội tái tạo năng lượng và khả năng lao động.

Bảo Ngọcghi

Let's block ads! (Why?)

Lệ Rơi bắt bồ Phan Hải làm ôsin, rửa bát quét nhà

"Mẹ anh rất thích em" có sự tham gia của các diễn viên nổi tiếng trong phim "người phán xử" và "sống chung với mẹ chồng", NSND Lan Hương, Thanh Bi. Hơn hết là sự xuất hiện trở lại của Lệ Rơi sau những ngày mất tích khá lâu, anh đã chính thức dấn thân vào showbiz. 

Ở MV này Lệ Rơi trong vai anh chồng ét-te khi em trai Lương Thế Minh dẫn bạn gái ra mắt, Lệ Rơi tung nhiều chiêu trò để đùa ác cô em dâu tương lai, nhưng không ngờ lại "gậy ông đập lưng ông". 

Lệ Rơi bắt bồ Phan Hải rửa hai chậu bát

"Bồ" Phan Hải bị Lệ Rơi bắt làm ô sin rửa bát

Không những bắt Thanh Bi rửa bát, nấu cơm mà còn bắt quét sân đầy lá. 

Thanh Bi khâu áo cho Thế Minh

MV chọn khung cảnh đẹp ở một ngôi nhà cổ làng Đường Lâm, beat nhạc hay, vui nhộn. Diễn xuất của các diễn viên thể hiện được sự hóm hỉnh, hài hước ở phân cảnh Lệ Rơi bắt Thanh Bi làm ô sin, quét sân, rửa bát, giặt giũ. Khán giả không thể không cười với gương mặt diễn sâu của Lệ Rơi.

Let's block ads! (Why?)

Bất ngờ giảm cân trở thành người đàn ông sexy khiến phụ nữ đỏ mặt ngắm nhìn

Sam năm 19 tuổi với cân nặng hơn 150kg

Sam Rouen năm 19 tuổi với thân hình béo phì lên tới 154 kg đã tham gia show truyền hình thực tế “The Biggest Loser”. Sau chương trình, anh đã lột xác thành công, giảm cân đáng kể và sở hữu cơ bụng 6 múi nóng bỏng. Những hình ảnh mới đây cho thấy mặc dù năm nay đã 29 tuổi, Sam vẫn giữ nguyên phong độ của một người đàn ông hấp dẫn, ngay cả khi anh mặc đồ của lính cứu hỏa, công việc của anh hiện tại.

Sau 10 năm chàng trai béo phì ngày nào giờ đã trở thành người đàn ông 6 múi sexy

Vì thân hình quá khổ, Sam từng bị bạn gái “đá”. Điều này khiến anh bị tổn thương nhưng đó cũng là động lực để anh thay đổi bản thân. Hiện tại, anh đã kết hôn với một nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp.

 “10 năm đã trôi qua, đấy là quãng thời gian khá dài. Có nhiều điều cả tốt và xấu đã xảy ra với cuộc đời tôi. Nhưng cuối cùng, tôi đã gặp được một số người thực sự tuyệt vời trong quãng đường đó. Tôi chấp nhận vô điều kiện sự xuất hiện của họ”, Sam chia sẻ.

Và mặc dù giờ đã có cơ thể khiến nhiều người phụ nữ ngước nhìn nhưng Sam vẫn ngượng ngập nếu phải phơi mình trên bãi biển.

Anh vẫn duy trì tập luyện đều đặn để rèn luyện sức khỏe

Sam cho biết, khi xem lại những hình ảnh thời còn béo mũm mĩm, chính anh cũng không thể nhận ra bản thân mình. Giờ đây Sam đã trở thành người đàn ông hạnh phúc trong cuộc sống. Anh vẫn duy trì việc chơi thể thao và tự giác tập luyện tại phòng thể hình. Sam tin rằng “có thể bạn xuất phát ở điểm thấp nhất nhưng nếu chăm chỉ, kiên trì, bạn sẽ làm thế giới xoay quanh mình và biến ước mơ thành sự thật”.

Let's block ads! (Why?)

Phẫu thuật 30 lần chỉ để làm vừa lòng bạn trai

Berry Ng trước  và sau khi phẫu thuật

Berry Ng, 22 tuổi vốn đã là một cô gái xinh đẹp với nụ cười ngọt ngào, đôi mắt to tròn và dáng người cao ráo, cân đối. Nhưng cô chưa hài lòng với nét đẹp tạo háo ban tặng. Cô muốn mình giống những người nổi tiếng như Janice Man hay Angelababy.

5 năm trước đây, với quyết tâm chỉnh sửa sắc đẹp, Berry đã thực hiện cuộc phẫu thuật thẩm mỹ đầu tiên với gói đắt tiền lên đến 17 nghìn đô la Hong Kong (khoảng 49 triệu đồng).

Với diện mạo thay đổi đáng kể, gương mặt mới đã khiến Berry cảm thấy cực kỳ hài lòng nhưng cô vẫn muốn mình đẹp hơn nữa và rơi vào tình trạng nghiện phẫu thuật thẩm mỹ lúc nào không hay.

Sau 30 lần phẫu thuật để làm hài lòng bạn trai, cô gái đã biến thành người hoàn toàn khác.

Tình trạng nghiện phẫu thuật thẩm mỹ càng trở nên nặng hơn khi Berry yêu người đàn ông hiện tại. Anh ta thường xuyên đem cô ra so sánh với những cô gái khác. Điều này khiến Berry tự ti.

Vậy là cô thực hiện hết cuộc phẫu thuật này đến cuộc phẫu thuật khác để đáp ứng những tiêu chuẩn của bạn trai đặt ra.

Trải qua hơn 30 lần làm thủ thuật, gương mặt của Berry đã hoàn toàn đổi khác nhưng giờ đây cô ấy lại rất hối hận vì quyết định chỉnh sửa của mình. Vì bạn trai của cô vẫn tiếp tục chê vẻ ngoài của cô chưa hoàn hảo.

Lần cuối cô đến phòng phẫu thuật thẩm mỹ là khi chứng kiến cảnh mẹ cô ngồi khóc lúc chờ đợi cô hồi phục sau phẫu thuật. Bà đã nói rằng Berry của trước khi phẫu thuật mới thật là cô gái xinh đẹp, còn bây giờ nhìn Berry thật là kinh khủng. Cô gái cảm thấy hối hận vì những lần phẫu thuật thẩm mỹ của mình và cũng chính thức chia tay anh bạn trai kia.

Let's block ads! (Why?)

Cầu vồng kéo dài 9 tiếng có thể lập kỷ lục thế giới

Cầu vồng dài 9 tiếng có thể lập kỷ lục thế giới

Video time-lapse ghi lại cảnh tượng cầu vồng xuất hiện và kéo dài suốt 9 tiếng ở Đài Bắc, Đài Loan, khiến nhiều người xem thích thú, Herald Sun hôm 4/12 đưa tin. Time-lapse là kỹ thuật ghép nhiều hình ảnh liên tục lại với nhau và tua nhanh thời gian.

Cầu vồng xuất hiện trên trời vào sáng hôm 30/11 và rất lâu sau mới bắt đầu biến mất. Hiện tượng tự nhiên này kéo dài từ 6h57 đến 15h55 giờ địa phương, theo quan sát của Chou Kun-Hsuan và Liu Ching-Hwang, hai giáo sư tại bộ phận Khoa học Khí quyển thuộc Đại học Văn hóa Trung Quốc.

Nhóm giáo sư dự định đăng ký hiện tượng hiếm gặp này với sách Kỷ lục Guinness Thế giới. Kỷ lục cầu vồng lâu nhất hiện thuộc về một cầu vồng xuất hiện ở Yorkshire, Anh, năm 1994 và kéo dài 6 tiếng.

Thu Thảo

Let's block ads! (Why?)

Cậu bé không tay chân 4 tuổi tự thu gom quần áo

Cậu bé Camden không có tay, chân và mới chỉ gần 4 tuổi đã có rất nhiều fan trên Instagram, kể từ khi bà mẹ đăng video bé dùng khuỷu tay đút ti giả cho em, sau đó là video bé tập những bước đi đầu tiên và mới đây là những khoảnh khắc cậu bé tự thu gom quần áo. Camden ở góc quay nào cũng trở nên đáng yêu.

Cậu bé không tay chân tự thu gom quần áo

Camden mắc phải hội chứng không có tay chân bẩm sinh. Trong 3 chị em, chỉ có mình cậu bé mắc bệnh này. Dù thế cậu bé rất đáng yêu, thông minh và còn đảm đang nữa.

cau-be-khong-tay-chan-4-tuoi-tu-thu-gom-quan-ao

Bé Camden và mẹ.

Từng vô cùng đau khổ vì có một đứa con khuyết tật, nhưng đến nay chị Katie Whiddon cảm thấy biết ơn Camden đã đến với anh chị. Cậu bé giúp kết nối gia đình, là tấm gương nghị lực cho anh chị em và cũng nhờ Camden mà vợ chồng anh chị sống yêu thương hơn.

Bảo Nhiên

Let's block ads! (Why?)