Saturday, December 2, 2017
Cắt 6 khoản này bạn sẽ tiết kiệm được nhiều bất ngờ
Nếu bạn không muốn gặp các rắc rối về tài chính vì tiêu xài quá mức và tiết kiệm được nhiều tiền hơn, hãy nhớ kỹ 7 điều dưới đây, theo Moneycontrol.
Giảm mua đồ trên mạng
Thường khi mua qua mạng, ban đầu chúng ta chỉ chọn những đồ cần thiết, sau đó lại hứng thú với các món hấp dẫn khác và cuối cùng vơ những thứ không biết để làm gì. Bởi vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi bạn định mua một đôi tất vài chục nghìn nhưng cuối cùng lại tốn tiền triệu vì đặt nào áo, váy...
Giải pháp là, hãy đến cửa hàng gần nhà và mua đồ ở đó, tránh bị dụ dỗ bởi việc mua sắm trên mạng.
Bớt ra rạp xem phim
Một trong những cách phổ biến nhất để giảm căng thẳng từ lịch làm việc bận rộn là ra ngoài xem phim vào cuối tuần. Nhưng thực tế là rạp chiếu được tạo ra để làm rỗng ví bạn. Hai vé xem phim với đồ uống, đồ ăn vặt, bữa ăn chính trước hay sau xem có thể tốn tới vài trăm, thậm chí cả triệu. Vậy bạn phải "cai" xem phim sao? Không hẳn, nhưng thay vì mỗi tuần đi xem một lần hãy để dành một tháng hoặc lâu hơn. Tốt hơn nữa, hãy đăng ký vài kênh chất lượng cao và xem phim ở nhà để vừa tiết kiệm được tiền vừa lựa chọn được phim mình thích.
Ảnh minh họa: Mashable. |
Tránh mua các sản phẩm trả góp
Ý tưởng có vẻ hay khi mua các sản phẩm mà ban đầu chỉ cần trả một khoản nhỏ. Tuy nhiên, trả góp trở thành một nghĩa vụ và bạn buộc phải trả hằng tháng, thậm chí kèm lãi, dù khi ấy đang kẹt tiền, gặp khó khăn. Vì thế, chỉ nên mua các đồ bạn biết mình cần chứ không phải thích hay muốn và mua khi đủ tiền.
Không vay tiêu dùng
Trừ trường hợp khẩn cấp, hãy tránh xa việc vay tiêu dùng. Nhiều người mượn tiền mua đồ đạc, xe cộ và nghĩ mình sẽ nhanh chóng trả lại được. Điều họ không nhận ra được là mình ngày càng vướng sâu vào rắc rối tài chính khi rơi vào vòng tròn nợ nần chẳng bao giờ kết thúc. Hãy tránh xa khoản vay kiểu "lãi suất hấp dẫn" này.
Ngừng sử dụng thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng có thể dễ dàng mang các vấn đề tài chính không mời mà đến. Hầu hết chúng ta sử dụng thẻ tín dụng cho những thứ xa xỉ và không thực sự cần thiết.
Không cần phải giải thích việc này có thể mang lại hệ lụy thế nào thì bạn cũng hiểu. Cách giải quyết là nếu bạn không đủ tiền mua thứ gì đó và phải ghi nợ trong thẻ tín dụng, đừng mua.
Loại bớt hóa đơn ăn tối
Hãy nhìn lại việc ăn hàng và bạn sẽ nhận ra hầu hết tiền của bạn đổ vào ăn uống. Điều đó không có nghĩa là bạn không nên ra ngoài vui vẻ mà là cần hạn chế tiền đổ vào ăn hàng. Nên đề ra ngân sách giới hạn một khoản ăn ngoài mỗi tháng và khi đã đến ngưỡng đó thì chịu khó ở nhà nấu ăn. Bạn quyết định ngân sách này dựa trên thu nhập/chi phí của mình.
Vương Linh
Lê Giang tiết lộ quá khứ từng là vợ lẽ, bị con ruột từ mặt
Nữ nghệ sĩ kể chị phải sống cảnh 'chồng chung' từ năm 18 tuổi.
Lê Giang là khách mời của chương trình Sau ánh hào quang. Chị kể chuyện phải bươn chải, mưu sinh từ năm 11 tuổi vì gia đình khó khăn. Lên sân khấu, Lê Giang luôn khiến khán giả bật cười và gây ấn tượng với giọng ca dài hơi. Nữ nghệ sĩ tự nhận tính chị vô lo, ít suy nghĩ sâu xa nên hay mắc sai lầm.
Lê Giang khóc khi nhớ lại cuộc hôn nhân đổ vỡ trong quá khứ. |
Năm 18 tuổi, Lê Giang yêu một diễn viên hài nổi tiếng khi anh này đã có vợ. "Tôi nghĩ yêu người nổi tiếng thì cuộc sống của mình sẽ đỡ vất vả. Dù biết anh có gia đình nhưng tôi vẫn qua lại vì 'Vợ anh ta chấp nhận như vậy'. Người vợ ấy bị vô sinh nên buộc phải nghe lời chồng, chịu cảnh 3 người chung chạ một nhà. Dù không được thừa nhận chính thức nhưng tôi vẫn vui vì có nơi ăn chốn ở", chị từng nghĩ đơn giản như thế. Ngày ấy, buổi sáng Lê Giang ở nhà chồng "hờ" còn tối về với mẹ. Khi mang thai, chị hay bị một người lạ mặt rình rập đạp vào bụng cho hư thai. Mỗi lần như vậy, Lê Giang hay mách vợ lớn và chồng - những người chị quen gọi là "cô" và "chú" vì lớn tuổi hơn mình nhiều. Có những lúc chị muốn thoát ra khỏi kiếp sống chung chồng nhưng không được vì người đàn ông kia níu kéo, dọa dẫm. Rồi hai con Duy Phước và Lê Lộc lần lượt ra đời. Lúc này cuộc hôn nhân của Lê Giang cũng đến hồi kết thúc vì những lục đục, tai tiếng của người chồng. Khi sa cơ lỡ vận, người đàn ông ấy đã trút bực tức lên Lê Giang bằng những trận đòn đau đớn. "Có lần ổng ném tôi từ cầu thang xuống đất", nữ diễn viên kể. Sau đổ vỡ hôn nhân, Lê Giang nhường quyền nuôi con cho chồng cũ để rồi sau này chị cay đắng nghe hai con nói: "Bà không phải là mẹ tôi".
Duy Phước và Lê Lộc cũng xuất hiện trong chương trình, kể về quá khứ buồn, từng 'từ mặt' mẹ ruột. |
Sau những sóng gió trên đường đời, Lê Giang tìm tới phẫu thuật thẩm mỹ như một thú vui. Chị tin rằng dao kéo sẽ làm liền những vết sẹo đời mình và khi có ngoại hình xinh đẹp thì cuộc đời cũng tươi sáng hơn. Lê Giang thừa nhận chị đã đụng dao kéo hàng chục lần để chỉnh sửa nhan sắc. "Tôi thích làm đẹp, sợ già nua nên nỗ lực chạy ngược thời gian bằng những cuộc phẫu thuật triền miên. Cứ mỗi tháng tôi lại muốn sửa một thứ gì đó trên mặt", chị nói.
Ảnh: Lê Nhân
Loài cá bắn tia nước hạ gục con mồi cách xa 2 m
Đường đi của vi khuẩn gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện
Liên quan tới vấn đề nhiễm khuẩn ở bệnh viện, TS.Nguyễn Việt Hùng, Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, bệnh viện Bạch Mai cho hay, hiện nay, tình trạng nhiễm khuẩn tại các bệnh viện ở nước ta, đặc biệt những đơn vị hồi sức tích cực, đơn vị có phẫu thuật khoảng 8%. Đây cũng là tỉ lệ cao so với các nước trong khu vực. Đối với các nước phát triển, tỉ lệ này dưới 5%.
Đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cao nhất, theo TS.Nguyễn Việt Hùng là trẻ sơ sinh. Và khi đã mắc nhiễm khuẩn, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh nhất là trẻ sơ sinh thiếu tháng cũng sẽ cao nhất, có thể lên tới 50% do hệ thống miễn dịch của các bé chưa hoàn thiện, rất dễ bị nhiễm trùng. Vì thế, các nhân viên y tế làm trong sơ sinh nói chung và hồi sức sơ sinh nói riêng rất áp lực. Hơn nữa, các bác sĩ phải làm nhiều thủ thuật với trẻ để cứu chữa nên nguy cơ vi khuẩn xâm nhập càng cao, trẻ rất dễ bị nhiễm trùng huyết, đa phủ tạng, suy đa phủ tạng và tử vong.
“Đơn vị cấp cứu sơ sinh là đơn vị đối diện nguy cơ tử vong của trẻ cao nhất. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình vô khuẩn của nhân viên y tế đã tốt nhưng vẫn cần sự hợp tác từ phía người nhà vì, chỉ cần một hành vi không rửa tay thì lồng ấp, giường bệnh đã nhiễm khuẩn. Đồng thời, để giảm nhiễm khuẩn bệnh viện, việc đầu tiên phải giảm được lượng vi khuẩn định cư ngoài môi trường, từ đó giảm vi khuẩn định cư trên cơ thể người bệnh”, TS.Nguyễn Việt Hùng cho hay.
TS.Nguyễn Việt Hùng, Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, bệnh viện Bạch Mai |
Bên cạnh đó, TS.Hùng cũng chỉ ra, vi khuẩn trước khi vào cơ thể gây nhiễm khuẩn sẽ nằm chính trên cơ thể các trẻ chứ không phải trong không khí hay luồng gió. Chính vì thế, chúng ta phòng là phòng trước khi bước vào buồng bệnh chứ không phải khi làm thủ thuật mới vô khuẩn.
“Trong không khí luôn tồn tại vi khuẩn, nhưng chúng thường không gây bệnh. Vi khuẩn này sẽ thường trú trên cơ thể trẻ. Khi có can thiệp thủ thuật, sẽ mở đường cho vi khuẩn vào trong cơ thể gây ra nhiễm khuẩn. Người có hệ miễn dịch bị suy giảm, can thiệp thủ thuật, mổ… là đối tượng dễ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện. Trẻ mắc bệnh nặng cần can thiệp nhiều, nguy cơ nhiễm khuẩn cũng tăng lên.
Dịch sởi ở nước ta năm 2014 đã khiến hơn 100 trẻ em tử vong. Nguyên nhân lớn là kiểm soát nhiễm khuẩn chưa tốt khiến bệnh nhi bị lây chéo bệnh. Nếu không có tình trạng quá tải ở tuyến trên, cộng với việc kiểm soát nhiễm khuẩn tốt hơn, thì đã không xảy ra nỗi đau lớn cho ngành trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn”, TS.Nguyễn Việt Hùng nhấn mạnh.
Các bác sĩ khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai chăm sóc trẻ sơ sinh |
Khi được hỏi về việc, để xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện thì trách nhiệm thuộc về ai? TS.Nguyễn Việt Hùng cho biết, nếu quy trách nhiệm thì chỉ quy cho người quản lý.
“Tôi nói trách nhiệm của người quản lý, điều đó có nghĩa, người quản lý liên quan tới các quy chuẩn về vô khuẩn, chăm sóc bệnh nhân. Hiện nay chúng ta đã xây dựng được các quy chuẩn đó. Tuy nhiên, nếu tỉ lệ rửa tay của thế giới đạt 90% nhưng ở nước ta mới được 50%.
Một người không tuân thủ tốt nhiễm khuẩn thì nguy cơ nhiễm khuẩn vẫn còn. Trường hợp có nhiễm khuẩn, phun thuốc diệt khuẩn là biện pháp nên làm nhưng cũng chỉ tạm thời. Khi có con người vào môi trường đó, nhiễm khuẩn sẽ lại có. Có thể nói, nhiễm khuẩn bệnh viện là thách thức đồng hành cùng thầy thuốc đặc biệt những thầy thuốc cấp cứu, phải làm các thủ thuật”, TS.Nguyễn Việt Hùng khẳng định.
Cùng bàn về việc nhiễm khuẩn bệnh viện, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai cho biết, các vi khuẩn chia làm hai nhóm. Một nhóm là vi khuẩn cộng đồng và một nhóm là vi khuẩn bệnh viện. Trong đó, những con vi khuẩn trong bệnh viện thường độc vì nó sống trong môi trường bệnh viện, một môi trường thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh nên vi khuẩn bệnh viện rất dễ nhờn kháng sinh.
Nguyễn Huệ
Bé trai 9 tuổi suýt bị cưa chân vì cha mẹ quá tin lời thầy lang vườn
Ngày 2/12, bệnh viện đa Khoa Xuyên Á TP.HCM, cho biết vừa phẫu thuật khoan xương, tháo mủ chân trái cho bệnh nhi M.T. (9 tuổi, quê tỉnh Tây Ninh).
Được biết, trước khi được đưa đến bệnh viện tình trạng sức khoẻ của bé T. khá nguy kịch. Chân trái em sưng to bất thường, đau nhức kèm theo sốt cao. Thay vì đến bệnh viện thăm khám, người nhà bệnh nhân lại điều trị bằng phương thuốc của thầy lang vườn.
Tuy nhiên, sau khi được thầy lang cắt lễ để nặn máu độc điều trị nhưng chân của T. ngày càng sưng to, sốt cao, đau đớn toàn thân.
Lúc này, gia đình T. hoảng hốt đưa em vào bệnh viện đa khoa Xuyên Á để điều trị. Lúc nhập viện, tình trạng T. rất đáng lo ngại, em sốt cao chân trái sưng to, căng cứng, tấy đỏ, đau nhức dữ dội, khiến T. không thể đi lại được.
Sau đó, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật để tránh hoại tử chân, trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ đã sử dụng nhiều phương pháp như rạch da từ cổ chân đến đầu gối, nơi tụ mủ nhiều.
Chân bệnh nhi bị sưng tấy, suýt phải cắt bỏ vì đưa thầy cắt lễ nặn máu độc (Ảnh: Internet). |
Phần mủ trắng đục trào ra nhiều kèm nhiều mô hoại tử. Bác sĩ tiếp tục cắt lọc, nạo viêm, khoan xương, tháo mủ, dẫn lưu liên tục để thoát mủ và giảm áp lực trong tủy xương.
Cho tới thời điểm hiện tại, sức khỏe T. đã dần ổn định. Bé có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Bác sĩ CKII Phan Văn Tiếp, chuyên gia chấn thương chỉnh hình nhi - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cho biết, cắt lễ cho trẻ để điều trị đau nhức theo dân gian rất dễ dẫn đến nhiễm trùng máu. Khi điều trị sai cách có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí để lại những biến chứng nặng nề. Cách tốt nhất là gia đình nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị.
Đây không phải trường hợp đầu tiên suýt mất mạng vì tin và điều trị thuốc của thầy lang. Trước đó cũng có không ít trường hợp tương tự xảy ra.
Bàn về vấn đề trên, BS. Hoàng Mạnh Hải, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện nay có không ít bệnh nhân tự ý mua thuốc điều trị hoặc theo truyền khẩu tìm đến những thầy lang vườn chữa bệnh.
Cũng theo bác sĩ Hải, đây là một thói quen cần phải loại bỏ khỏi đời sống y tế, để tránh tình trạng nhẹ nhất là tiền mất tật mang. Nặng hơn, bệnh nhân phải trả giá bằng cả mạng sống.
T.Bình (t/h)
Máy bay động cơ cánh quạt lớn nhất thế giới đáp xuống Anh
Máy bay Antonov AN-22 hạ cánh ở sân bay Manchester vào chiều hôm qua, theo Mirror. Do hiếm khi được bắt gặp, chiếc máy bay thu hút đám đông những người quan tâm đến sân bay để theo dõi màn hạ cánh.
Cất cánh từ Helsinki, Phần Lan, Antonov AN-22 lúc đầu được lên lịch tiếp đất vào chiều hôm 30/11. Đây là vận tải cơ quân sự hạng nặng do công ty hàng không vũ trụ Antonov Design Bureau ở Kiev, Ukraine, thiết kế, sử dụng 4 động cơ tuabin cánh quạt với cánh đúp ngược chiều.
Antonov AN-22 lần đầu tiên xuất hiện công khai ngoài Liên bang Xô Viết tại triển lãm Paris Air Show năm 1965. Từ sau đó, chiếc máy bay được sử dụng trong nhiều nhiệm vụ vận chuyển ở Nga.
Với sải cánh 64 mét, chiếc máy bay có thể đạt tốc độ 740 km/h. Antonov AN-22 có thể chở 80.000 kg hàng hóa, bao gồm những phương tiện lớn như xe tăng chiến đấu.
Phương Hoa