Sunday, October 1, 2017

Mai Ngô gây sốc khi yêu cầu giám khảo Hoa hậu 'google search' thông tin về mình

© 2004 Ngoisao.net
Email: webmaster@ngoisao.net
Điện thoại: 024 73009999  ext 4548
Liên hệ quảng cáo

Chuyên mục văn hóa giải trí của Vnexpress.
Ngoisao.net, Tầng 5, Tòa nhà FPT Cầu Giấy, phố
Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy,
Hà Nội.

Let's block ads! (Why?)

Đặng Thu Thảo đẹp tinh khôi trong lễ đính hôn

Chủ nhật, 1/10/2017 21:47 GMT+7

Cúc Hoa   |  

Hoa hậu Việt Nam 2012 mặc áo dài trắng, e ấp bên chú rể Nguyễn Trung Tín, sáng 1/10.

dang-thu-thao-dep-tinh-khoi-trong-le-dinh-hon

Sáng 1/10, Đặng Thu Thảo làm lễ đính hôn với doanh nhân Nguyễn Trung Tín tại TP HCM. Buổi lễ diễn ra khá bí mật, không được tiết lộ với giới truyền thông. Chiều cùng ngày, một số hình ảnh của buổi lễ bị một trang chuyên về showbiz tung lên. 

dang-thu-thao-dep-tinh-khoi-trong-le-dinh-hon-1

Buổi tối, Đặng Thu Thảo quyết định chia sẻ một số hình ảnh của buổi lễ trên trang cá nhân. Hoa hậu nhận được vô số lời chúc mừng từ bạn bè, khán giả. 

dang-thu-thao-dep-tinh-khoi-trong-le-dinh-hon-2

Đặng Thu Thảo mặc áo dài trắng, trông đẹp tinh khôi bên chú rể. 

dang-thu-thao-dep-tinh-khoi-trong-le-dinh-hon-3

Cô được ê kíp làm tóc kiểu cổ điển. 

dang-thu-thao-dep-tinh-khoi-trong-le-dinh-hon-4

Hoa hậu Việt Nam 2012 diện áo dài của nhà thiết kế Thuận Việt. 

dang-thu-thao-dep-tinh-khoi-trong-le-dinh-hon-5

Gần một tháng trước, thông tin Đặng Thu Thảo sắp lên xe hoa bị lộ do một nhiếp ảnh vô tình đăng tấm thiệp mời cưới của cô lên Facebook. Sau đó, Đặng Thu Thảo đã chính thức xác nhận thông tin về đám cưới trên trang cá nhân. Hoa hậu không muốn chia sẻ chuyện này trên báo chí. 

dang-thu-thao-dep-tinh-khoi-trong-le-dinh-hon-6

Đám cưới sẽ diễn ra vào 6/10 tại một trung tâm tiệc cưới lớn ở quận 1, TP HCM. Đến nay, mọi thông tin về hôn lễ vẫn được phía hoa hậu giữ bí mật. 

Tin liên quan

Let's block ads! (Why?)

Quá trình khiến vỏ Trái Đất mất đi nhiều vàng bạc

Cụ rùa 70 tuổi bỏ trốn khỏi nhà để tìm gặp bạn gái

cu-rua-70-tuoi-bo-tron-khoi-nha-de-tim-gap-ban-tinh

Cụ rùa 70 tuổi Freddie. Ảnh: SWNS.

Con rùa bỏ trốn tên Freddie khiến những người chủ của nó vô cùng kinh ngạc khi hoàn thành quãng đường khó tin chỉ trong 24 giờ với tốc độ trung bình 0,4 km/h, Express hôm 29/9 đưa tin. Sau khi đi khỏi nhà chủ ở St Mary, Jersey, Mỹ, con rùa được một người qua đường tìm thấy trên làn đường phía sau vườn thú Jersey, nơi vừa tiếp nhận một con rùa cái 15 tuổi tên Astrid.

Tuy nhiên, Freddie không bao giờ có cơ hội gặp Astrid bởi nó bị bắt và đưa đến khu bảo tồn rùa. Con rùa đực 70 tuổi đoàn tụ với chủ của nó là Joanne Stanton sau khi bà đăng một thông báo tìm kiếm trên Facebook.

cu-rua-70-tuoi-bo-tron-khoi-nha-de-tim-gap-ban-tinh-1

Quãng đường Freddie đã bò sau khi trốn khỏi nhà. Ảnh: Google Maps.

Bà Stanton, 53 tuổi, miêu tả Freddie là một con rùa "chậm kinh điển" và rất bất ngờ khi biết quãng đường nó đã vượt qua. Freddie ở cùng gia đình Stanton hơn nửa thế kỷ và bà kế thừa con rùa từ người cha dượng cách đây ba năm. Con rùa từng bỏ trốn nhiều lần trước đó và có lần mất tích hơn một năm, khiến gia đình Stanton phải sơn địa chỉ lên mai của nó. Một nhân viên ở khu bảo tồn nhận ra dòng chữ trên lưng con rùa và liên hệ với những người chủ để trả lại nó.

Tốc độ bò 0,4 km/h của Freddie nhanh hơn một chút so với tốc độ trung bình của loài rùa là 0,29 - 0.32 km/h. "Đó là điều khiến sự việc trở nên bí ẩn. Tôi thực sự tò mò muốn biết điều gì đã xảy ra với nó", bà Stanton nói.

Phương Hoa 

Let's block ads! (Why?)

Loài cây chuyên bắt chim để biến xác phân hủy thành phân bón

Quả của cây bắt chim có thể dính vào lông chim và giết chết chúng. Video: BBC. 

Các hòn đảo yên bình thuộc vùng biển Caribe không chỉ là thiên đường đối với những người muốn thư giãn trên bãi biển mà còn cho nhiều loài chim đang tìm kiếm nơi trú ẩn và sinh sản, theo IFL Science. Tuy nhiên, một số hòn đảo tại đây xuất hiện loài "cây bắt chim" có khả năng bẫy và giết những con chim thiếu kinh nghiệm, biến xác phân hủy của chúng thành phân bón.

Marcos A. Caraballo-Ortiz, nghiên cứu sinh tại Đại học Pennsylvania, Mỹ, và Jorge C. Trejo-Torres, chuyên gia thực vật tại Viện Bảo tồn Vùng ở Florida, Mỹ, phát hiện hai loài cây bắt chim mới có tên khoa học Pisonia horneae và Pisonia roqueae trong những khu rừng trên đảo Puerto Rico. Mô tả về chúng được công bố trên tạp chí Phytokeys hôm 26/9.

loai-cay-chuyen-bat-chim-de-bien-xac-phan-huy-thanh-phan-bon

Quả của cây bắt chim có chứa chất dính và được bao phủ bởi vô số móc nhỏ. Ảnh: Jorge C. Trejo-Torres.

Cây bắt chim thuộc chi thực vật tên là Pisonia. Quả của cây rất dính và được bao phủ bởi vô số móc nhỏ. Thông thường chúng dính vào sau lưng những con chim và phát tán sang các hòn đảo khác. Nhưng đôi khi cây trở thành kẻ thù đối với loài động vật giúp chúng vận chuyển hạt giống.

Khi quả rơi xuống đất, nhựa dính thu hút côn trùng và khiến con vật bị mắc kẹt. Điều này thu hút những con chim muốn tìm kiếm một bữa ăn dễ dàng. Tuy nhiên, chính những con chim bay đến cũng bị mắc kẹt bởi sự kết hợp của nhựa dính và móc. Chim không thể bay lên và bị chết đói dưới gốc cây, trở thành phân bón cho đất.

Dưới gốc của cây bắt chim thường xuất hiện rải rác những chiếc xương nhỏ của nạn nhân còn sót lại trên mặt đất. Đôi khi xác chim treo lơ lửng trên cành cây giống như trong chuyện kinh dị.

"Cho đến nay, chúng tôi chưa tận mắt trông thấy trường hợp chim bị mắc kẹt bởi những quả dính của hai loài mới phát hiện, nhưng các nghiên cứu trong tương lai sẽ khám phá ra khả năng này", Marcus A. Caraballo-Ortiz, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Lê Hùng

Let's block ads! (Why?)

Lý giải nguyên nhân con người có 10 ngón tay

ly-giai-nguyen-nhan-con-nguoi-co-10-ngon-tay

Con người có 10 ngón tay linh hoạt để cầm nắm các đồ vật. Ảnh: Instructables.

Mark Changizi, chuyên gia lý thuyết thần kinh người Mỹ, phát triển một công thức toán học gọi là định luật về chi (Limb Law) có thể dùng để giải thích số lượng chân của một con côn trùng hoặc các loài động vật khác mà chỉ cần dựa vào độ dài chân của nó, theo Science 2.0.

Theo định luật về chi, số lượng chi của sinh vật (N) được tính như sau: N≈2π/k. Gọi L là chiều dài của chi và R là bán kính cơ thể thì k là tỷ số chi, k= L/(L+R). Độ dài các chi càng ngắn thì kết quả càng chính xác.

Bây giờ chúng ta sử dụng định luật về chi đối với bàn tay người để giải thích tại sao bàn tay có 5 ngón. Bàn tay được sinh ra để cầm nắm, chiều dài của ngón tay xấp xỉ đường kính của lòng bàn tay. Nghĩa là độ dài của ngón tay gấp đôi bán kính lòng bàn tay. 

Thay vào công thức ta được L ≈ 2R và k ≈ L/[L + (L/2)] = 2/3. Sau đó, áp dụng công thức của định luật về chi: N ≈ 2π/k, ta thu được N ≈ 9,42.

Kết quả này cho thấy, có khoảng 9,42 ngón tay mọc ra từ chu vi lòng bàn tay. Nhưng chúng ta cần nhớ rằng lòng bàn tay không phải là một động vật sống tự do. Lòng bàn tay gắn liền với cánh tay trên gần một nửa chu vi của nó. Các ngón tay chỉ có thể mọc ra từ một nửa chu vi còn lại. Do đó, số lượng ngón tay trên bàn tay người là 9,42/2 = 4,71 ngón. Kết quả này được làm tròn thành 5 ngón.

Lê Hùng

Let's block ads! (Why?)

Cụ rùa 70 tuổi bỏ trốn khỏi nhà để tìm gặp bạn gái

cu-rua-70-tuoi-bo-tron-khoi-nha-de-tim-gap-ban-tinh

Cụ rùa 70 tuổi Freddie. Ảnh: SWNS.

Con rùa bỏ trốn tên Freddie khiến những người chủ của nó vô cùng kinh ngạc khi hoàn thành quãng đường khó tin chỉ trong 24 giờ với tốc độ trung bình 0,4 km/h, Express hôm 29/9 đưa tin. Sau khi đi khỏi nhà chủ ở St Mary, Jersey, Mỹ, con rùa được một người qua đường tìm thấy trên làn đường phía sau vườn thú Jersey, nơi vừa tiếp nhận một con rùa cái 15 tuổi tên Astrid.

Tuy nhiên, Freddie không bao giờ có cơ hội gặp Astrid bởi nó bị bắt và đưa đến khu bảo tồn rùa. Con rùa đực 70 tuổi đoàn tụ với chủ của nó là Joanne Stanton sau khi bà đăng một thông báo tìm kiếm trên Facebook.

cu-rua-70-tuoi-bo-tron-khoi-nha-de-tim-gap-ban-tinh-1

Quãng đường Freddie đã bò sau khi trốn khỏi nhà. Ảnh: Google Maps.

Bà Stanton, 53 tuổi, miêu tả Freddie là một con rùa "chậm kinh điển" và rất bất ngờ khi biết quãng đường nó đã vượt qua. Freddie ở cùng gia đình Stanton hơn nửa thế kỷ và bà kế thừa con rùa từ người cha dượng cách đây ba năm. Con rùa từng bỏ trốn nhiều lần trước đó và có lần mất tích hơn một năm, khiến gia đình Stanton phải sơn địa chỉ lên mai của nó. Một nhân viên ở khu bảo tồn nhận ra dòng chữ trên lưng con rùa và liên hệ với những người chủ để trả lại nó.

Tốc độ bò 0,4 km/h của Freddie nhanh hơn một chút so với tốc độ trung bình của loài rùa là 0,29 - 0.32 km/h. "Đó là điều khiến sự việc trở nên bí ẩn. Tôi thực sự tò mò muốn biết điều gì đã xảy ra với nó", bà Stanton nói.

Phương Hoa 

Let's block ads! (Why?)