Saturday, June 3, 2017

Bất kì ai cũng có thể bị sốc nhiệt và biến chứng nguy hiểm

Yếu tố nguy cơ

Bất cứ ai cũng có thể bị sốc nhiệt nhưng có một vài yếu tố làm tăng nguy cơ của bạn:

- Tuổi: Khả năng đối phó với nhiệt độ khắc nghiệt phụ thuộc vào sức chịu đựng của hệ thần kinh trung ương. Ở trẻ em, hệ thần kinh trung ương phát triển chưa đầy đủ, còn ở người lớn trên 65 tuổi, hệ thần kinh trung ương bắt đầu bị thoái hóa khiến cho cơ thể không đủ khả năng đối phó với sự thay đổi nhiệt độ cơ thể. Cả hai nhóm tuổi này thường gặp khó khăn trong việc giữ nước làm tăng nguy cơ sốc nhiệt.

- Gắng sức trong thời tiết nóng: Huấn luyện quân sự và tham gia các môn thể thao (ví dụ bóng đá) trong thời tiết nóng là một trong những tình huống có thể dẫn tới sốc nhiệt.

- Đột ngột tiếp xúc với thời tiết nóng: Bạn có thể dễ mắc bệnh liên quan tới nhiệt nếu tiếp xúc với việc tăng đột ngột nhiệt độ, ví dụ như trong một đợt nóng đầu hè hoặc đi du lịch tới vùng có khí hậu nóng hơn. Hạn chế hoạt động trong ít nhất một vài ngày để cơ thể tự thích nghi với những thay đổi. Tuy nhiên, nguy cơ sốc nhiệt vẫn có thể tăng khi bạn đã làm quen một vài tuần với nhiệt độ cao hơn.

Bất kì ai cũng có thể sốc nhiệt (Ảnh minh họa).

- Thiếu điều hòa không khí: Quạt có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn nhưng trong thời tiết nóng kéo dài, điều hòa không khí là cách thức hiệu quả nhất để làm giảm nhiệt độ và hạ thấp độ ẩm.

- Một số loại thuốc: Ảnh hưởng tới khả năng giữ nước và đáp ứng với nhiệt của cơ thể. Trong thời tiết nóng, bạn đặc biệt cẩn thận khi dùng thuốc gây co mạch, thuốc điều hòa huyết áp bằng việc chẹn adrenaline (thuốc chẹn beta), thuốc đào thải muối và nước của cơ thể (thuốc lợi tiểu) hoặc thuốc làm giảm các triệu chứng tâm thần (thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần). Các chất kích thích trong điều trị rối loạn ADH và các chất kích thích bất hợp pháp như amphetamine và cocaine cũng khiến bạn dễ bị sốc nhiệt hơn.
- Một số tình trạng sức khỏe: Các bệnh mạn tính (ví dụ bệnh tim hoặc phổi) có thể làm tăng nguy cơ sốc nhiệt. Một số tình trạng khác như béo phì, ít vận động và có tiền sử sốc nhiệt trước đây cũng có thể làm tăng nguy cơ sốc nhiệt.

Biến chứng

Sốc nhiệt có thể gây ra một số các biến chứng tùy thuộc vào nhiệt độ cơ thể cao trong bao lâu. Một số biến chứng bao gồm:

- Tổn thương cơ quan quan trọng: Nếu không phản ứng nhanh chóng để làm giảm nhiệt độ cơ thể, sốc nhiệt có thể gây phù não và làm tổn thương các cơ quan quan trọng khác và có thể gây ra các tổn thương vĩnh viễn.

- Tử vong: Nếu không điều trị kịp thời và phù hợp, sốc nhiệt có thể gây tử vong.

Xét nghiệm và chẩn đoán

Bác sĩ thường chẩn đoán được ngay nếu bạn bị sốc nhiệt nhưng xét nghiệm có thể giúp khẳng định chẩn đoán, loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng, và đánh giá tổn thương cơ quan.

Các xét nghiệm này bao gồm:

- Xét nghiệm máu: Kiểm tra nồng độ natri hoặc kali trong máu và kiểm tra thành phần khí trong máu để xem có tổn thương hệ thần kinh trung ương hay không.
- Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra màu sắc nước tiểu, nước tiểu có màu sẫm hơn nếu bạn có tình trạng bệnh liên quan tới nhiệt và kiểm tra chức năng thận bởi nó có thể bị ảnh hưởng do sốc nhiệt.

- Đánh giá chức năng cơ: Kiểm tra các tổn thương nặng đối với mô cơ (tiêu cơ vân/ rhabdomyolysis)

- Chụp phim X-quang và các chẩn đoán hình ảnh khác để kiểm tra các tổn thương nội tạng.

Điều trị và thuốc

Điều trị sốc nhiệt tập trung vào việc làm mát cơ thể về nhiệt độ bình thường để dự phòng hoặc làm giảm các tổn thương não và các cơ quan quan trọng. Để làm được điều này, bác sĩ có thể tiến hành theo các bước sau:

- Sử dụng kỹ thuật làm mát bốc hơi: Một số bác sĩ ưa thích sử dụng biện pháp làm mát bốc hơi thay vì ngâm nạn nhân trong nước lạnh để làm giảm nhiệt độ cơ thể. Với kỹ thuật này, nước mát sẽ được phun sương lên da trong khi không khí ấm được quạt lên cơ thể nạn nhân khiến cho nước bốc hơi, làm mát da. Kỹ thuật này có hiệu quả, không xâm lấn, dễ thực hiện, và không tương tác với các khía cạnh khác của việc chăm sóc nạn nhân. Khi điều trị cho nạn nhân cao tuổi bị sốc nhiệt không gắng sức, kỹ thuật làm mát bay hơi liên quan tới tỉ lệ mắc bệnh và tử vong giảm.

- Ngâm nạn nhân trong nước lạnh: Bồn tắm nước lạnh hoặc nước đá có tác dụng làm giảm nhanh nhiệt độ cơ thể nạn nhân. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây khó cho việc theo dõi huyết động xâm nhập và đặt đường truyền tĩnh mạch. Nó cũng có thể gây hại đối với những người cao tuổi.

- Đắp chăn nước đá và mát: Một phương pháp khác là đắp lên cơ thể nạn nhân một chăn làm mát đặc biệt và chườm các túi nước đá lên các khớp, cổ, lưng và nách của nạn nhân để làm giảm nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, biện pháp này có thể khó thực hiện hơn (dung nạp kém hơn) trong những trường hợp nạn nhân còn tỉnh.

- Sử dụng thuốc chống run rẩy: Nếu điều trị hạ thấp nhiệt độ cơ thể khiến nạn nhân run rẩy, bác sĩ có thể cho nạn nhân sử dụng thuốc an thần giãn cơ, ví dụ benzodiazepine. Run rẩy làm tăng nhiệt độ cơ thể khiến cho việc điều trị kém hiệu quả.

Các biện pháp điều trị tại nhà và điều chỉnh lối sống

Điều trị tại nhà là không đủ đối với sốc nhiệt. Nếu nạn nhân có các dấu hiệu và triệu chứng của sốc nhiệt, bạn cần gọi ngay dịch vụ cấp cứu. Đồng thời, những người khác có thể thực hiện các bước làm mát nạn nhân trong khi đợi dịch vụ cấp cứu tới.

Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý liên quan tới nhiệt, cần làm giảm nhiệt độ cơ thể bạn và dự phòng sự tiến triển của các tình trạng có thể dẫn tới sốc nhiệt. Trong trường hợp cấp cứu với nhiệt độ thấp hơn, ví dụ như chuột rút vì nhiệt hoặc kiệt sức vì nóng/lả nhiệt (heat exhaustion), các bước sau đây có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể:

- Tìm đến nơi râm mát hoặc có điều hòa không khí: Nếu bạn không có điều hòa không khí tại nhà, tìm đến nơi nào đó có điều hòa không khí, ví dụ trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim, hoặc thư viện công cộng.

- Làm mát bằng vải sạch ẩm và quạt: Nếu bạn ở cạnh ai đó có các triệu chứng liên quan tới nhiệt, làm mát cho nạn nhân bằng cách phủ lên nạn nhân một tấm vải sạch ẩm hoặc phun nước mát lên người nạn nhân. Quạt trực tiếp lên người nạn nhân.

- Tắm mát dưới vòi hoa sen hoặc bồn tắm: Nếu bạn đi ra ngoài và không gần nơi cưu trú, hãy ngâm mình trong ao hoặc dòng suối mát có thể giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể bạn xuống.

- Bù nước và điện giải: Uống nhiều nước. Ngoài ra, do bạn mất muối qua mồ hôi cho nên cần phải bổ sung muối và nước bằng đồ uống thể thao. Nếu bác sĩ yêu cầu bạn phải hạn chế muối và nước, hãy hỏi lại bác sĩ xem bạn nên uống như thế nào và có phải bổ sung muối hay không.

- Không uống đồ uống có đường hoặc cồn để bù nước và điện giải: Các đồ uống này có thể cản trở khả năng kiểm soát nhiệt độ của cơ thể bạn. Ngoài ra, nước quá lạnh có thể gây đau bụng do co thắt dạ dày.

Bác sĩ Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu, bệnh viện Bạch Mai

Let's block ads! (Why?)

Vinamilk đồng hành hưởng ứng chương trình ‘Ngày sữa Thế giới’

Đây là 1 hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày Sữa Thế Giới do Hiệp hội sữa Việt Nam chủ trì. Thông qua sự kiện này, Hiệp Hội Sữa Việt Nam và Vinamilk mong muốn kêu gọi sự quan tâm hỗ trợ từ các Ban ngành đoàn thể, các tổ chức, cùng các bậc phụ huynh, nhà trường để mang đến cơ hội uống sữa cho tất cả trẻ em trên khắp Việt Nam để các em được phát triển toàn diện. Chương trình có sự tham dự của bà Đào Hồng Lan - Ủy viên dự khuyết Trung Ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, Bà Ngô Thị Minh, phó chủ nhiệm Ủy ban Văn Hóa Giáo Dục Thanh Niên, Thiếu Niên và Nhi Đồng của Quốc Hội, Ông Trương Quốc Cường – Thứ trưởng Bộ Y tế, Ông Jong Ha Bae – Đại diện Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Thế Giới tại VN (FAO), Ông Trần Quang Trung – Lãnh đạo Hiệp hội sữa Việt Nam, lãnh đạo các cơ quan ban ngành liên quan và lãnh đạo công ty Vinamilk.

Các bé tới dự sự kiện vô cùng hào hứng với những hoạt động, trò chơi thể chất.

Theo Báo cáo Quốc gia về Thanh niên Việt nam thì chiều cao trung bình của người Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất khu vực châu Á. Cụ thể: kém 8cm so với Nhật Bản, Hàn Quốc, kém 7cm so với Trung Quốc, kém 5-6 cm so với Thái Lan và Singapore. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguyên nhân chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý; đặc biệt là thói quen uống sữa của người Việt Nam vẫn còn kém xa mức tiêu thụ 300 lít/năm của châu Âu.

Bà Đào Hồng Lan - Ủy viên dự khuyết Trung Ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hôi phát biểu tại sự kiện.

Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lương Thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), Chính phủ các nước như Mỹ và Liên Minh Châu Âu đều khuyến cáo sử dụng sữa hàng ngày như một phần của chế độ dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Điều này cho thấy tại các nước phát triển, từ lâu họ đã ý thức được tầm quan trọng của Sữa đối với sức khỏe con người. Chính vì vậy, tổ chức Lương Thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) đã chọn ngày 1/6 hàng năm làm Ngày Sữa Thế Giới nhằm tăng sự nhận biết về tầm quan trọng của sữa và các sản phẩm từ sữa, cũng như giúp hiểu thêm mọi khía cạnh liên quan đến ngành sữa (nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng từ sữa….). Trong đó, vai trò của sữa được nhấn mạnh là nguồn thực phẩm dinh dưỡng quan trọng trong các bữa ăn hàng ngày của tất cả mọi người trên toàn Thế Giới, đặc biệt là trẻ em – thế hệ tương lai của mỗi quốc gia.

Đại biểu cùng các em cùng thả bóng bay với ước mơ vì một Việt Nam vươn cao.

Với mục tiêu để mọi trẻ em đều được uống sữa, trong suốt chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển,Vinamilk đã không ngừng nỗ lực tạo cơ hội uống sữa cho trẻ em Việt Nam thông qua các chương trình Sữa Học Đường – cung cấp hơn 4 triệu ly sữa cho hơn 2000 trường học cả nước hoặc chương trình Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam với hơn 30 triệu ly sữa miễn phí cho trẻ em nghèo trên khắp Việt Nam. Ông Phan Minh Tiên – Giám Đốc Điều Hành Vinamilk chia sẻ: “Sau hơn 40 năm không ngừng nỗ lực mang các sản phẩm sữa đạt chất lượng quốc tế đến với người tiêu dùng Việt Nam, Vinamilk đã góp phần đưa Việt Nam từ một quốc gia không có thói quen uống sữa để giờ đây sữa đã trở thành một sản phẩm dinh dưỡng không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi gia đình Việt Nam, góp phần cải thiện tầm vóc người Việt. Vinamilk cam kết sẽ tiếp tục mang các sản phẩm sữa đạt chất lượng quốc tế đến tay người tiêu dùng Việt với giá thành hợp lý để mang đến cơ hội được uống sữa cho mọi trẻ em Việt Nam, vì một Việt Nam vươn cao”.

Ông Phan Minh Tiên – Giám đốc Điều Hành Vinamilk trao sữa cho các em nhỏ.

Được tổ chức vào ngày 1/6 cũng là Ngày Quốc Tế Thiếu Nhi, Ngày Sữa Thế Giới mang đến nhiều hoạt động vui chơi bổ ích cho 500 em học sinh đại diện cho một thế hệ tương lai tươi sáng của đất nước. Nghi thức thả bong bóng thể hiện ước mơ bay cao, bay xa của trẻ em cũng là điểm nhấn của ngày Hội.

Vượt ra ngoài khuôn khổ của một sân chơi, sự kiện này còn mang một ý nghĩa đặc biệt to lớn, đó là kêu gọi các bậc phụ huynh, nhà trường, các doanh nghiệp ngành sữa như Vinamilk, cộng đồng xã hội chung tay đầu tư về mặt dinh dưỡng cho mọi trẻ em Việt Nam để giúp các em cải thiện tầm vóc, thể lực và trí lực cũng như góp phần phát triển một thế hệ trẻ Việt Nam tài năng và khỏe mạnh. Sự kiện này cũng đã đánh dấu bước tiến dài trên con đường hội nhập với ngành sữa Thế giới của Việt Nam nói chung và Vinamilk nói riêng.

Trong buổi Hội thảo “Sữa và các sản phẩm từ sữa đối với sức khỏe công đồng” diễn ra vào buổi chiều cùng ngày, với các diễn giả khách mời là các chuyên gia đầu ngành như PGS.TS Lê Bạch Mai – Phó Viện trường Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia; PGS.Ts Nguyển Thanh Phong – Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm; PGS.Ts Trần Quang Trung – Chủ tịch Hiệp Hội Sữa Việt Nam; Ths. Trần Việt Nga – Cục Phó Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, ông Nguyễn Quốc Khánh –Giám Đốc Điều Hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm của Vinamilk chia sẻ trong buổi hội thảo: “Trong 40 năm qua, chất lượng sản phẩm luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Không chỉ luôn tuân thủ nghiêm ngặt các qui định về an toàn vệ sinh thực phẩm, Vinamilk luôn hướng đến những sản phẩm chất lượng quốc tế, theo các chuẩn mực cao nhất của Thế Giới, điển hình là dòng sản phẩm sữa tươi Organic chuẩn châu Âu mà Vinamilk vừa cho ra đời vào đầu năm nay”

Buổi Hội thảo tập trung vào các vấn đề liên quan đến những lợi ích của sữa, qui trình chế biến và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh cũng như những ứng dụng thực tế của các doanh nghiệp ngành sữa, điển hình là Vinamilk, trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo các sản phẩm sữa đầy đủ dinh dưỡng và đạt chất lượng quốc tế khi đến tay người tiêu dùng.

Trong khuôn khổ của chuỗi sự kiện hưởng ứng “Ngày sữa Thế giới”, Vinamilk đồng thời tham dự triển lãm quốc tế ngành sữa do Hiệp Hội Sữa Việt nam tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam từ ngày 31/5 – 3/6 với cương vị là đơn vị đầu ngành với bề dày lịch sử 40 năm trong ngành công nghiệp chế biến Sữa và các sản phẩm từ Sữa. Vinamilk đã tái hiện sinh động trang trại bò sữa Organic Đà Lạt ngay tại không gian của khu triển lãm, cung cấp thông tin về các nhà máy tiêu chuẩn quốc tế và hiện đại bậc nhất Thế Giới, cùng với các sản phẩm dinh dưỡng đáp ứng đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng Việt ở mọi lứa tuổi. Bên cạnh đó, còn có nhiều hoạt động thú vị như tư vấn dinh dưỡng cùng các bác sỹ, thưởng thức các sản phẩm Vinamilk tươi ngon, các chương trình nghệ thuật vô cùng hấp dẫn: giao lưu với nghệ sỹ Xuân Bắc, ban nhạc Acoustic…

PV

Let's block ads! (Why?)

Trung Quốc ra mắt tàu chạy trên đường ray ảo

Tàu không đường ray chạy thử nghiệm ở Trung Quốc (Video: Sohu)

Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc hôm qua giới thiệu mẫu tàu mới không cần đường ray và không gây ô nhiễm môi trường mang tên Autonomous Rail Transit (ART) tại thành phố Chu Châu, tỉnh Hồ Nam, theo People's Daily Online.

ART bắt đầu được thiết kế từ năm 2013, dự kiến được đưa vào vận hành năm 2018. Hệ thống vận chuyển này sử dụng bánh cao su lõi nhựa và công nghệ tự điều hướng không cần đường ray do Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc phát triển. Tàu ART sẽ chạy thử ở Chu Châu để góp phần giảm lượng xe lưu thông trong khu vực.

Mẫu tàu này chạy bằng điện trên đường ray ảo, có chi phí chỉ bằng 1/5 so với mức khoảng 59-102 triệu USD của một hệ thống tàu hỏa thông thường.

Theo kỹ sư trưởng Feng Jianghua phụ trách dự án ART, con tàu có thể nhận biết lề đường và trang bị nhiều cảm biến khác nhau đóng vai trò dẫn đường để tàu đi theo đường ray ảo.     

Tàu ART thử nghiệm có chiều dài hơn 30 m, chở được tối đa 307 người. Sau 10 phút sạc điện, tàu có thể đi quãng đường 25 km với tốc độ tối đa 70 km/h. Tàu có thời gian hoạt động khoảng 25 năm.

Phương Hoa 

Let's block ads! (Why?)

Hoa hậu Sella Trương khoe ngực đầy, chân dài tại sự kiện

Thứ bảy, 3/6/2017 11:00 GMT+7

Hoa hậu Điện ảnh 2016 diện váy ngắn, được cắt khoét khéo léo tôn lên số đo ba vòng, khoe vẻ gợi cảm, sang trọng.

hoa-hau-sella-truong-khoe-nguc-day-chan-dai-tai-su-kien

Tối ngày 2/6, Sella Trương xuất hiện tại một sự kiện với xế hộp trắng sang trọng. Cô thu hút ống kính máy ảnh ngay khi vừa bước xuống xe.

hoa-hau-sella-truong-khoe-nguc-day-chan-dai-tai-su-kien-1

Người đẹp diện chiếc váy kẻ màu sáng được thiết kế độc đáo với phần ngực khoét sâu, có đuôi dài. Bộ váy giúp tôn lên vòng một căng đầy, đôi chân thon dài và tạo vẻ quyến rũ, sexy cho Sella Trương.

hoa-hau-sella-truong-khoe-nguc-day-chan-dai-tai-su-kien-2

Cô khéo léo kết hợp váy với trang sức kim cương cùng xắc tay hàng hiệu đắt tiền.

hoa-hau-sella-truong-khoe-nguc-day-chan-dai-tai-su-kien-3

Diễn viên Tối nay 8h xinh đẹp và gợi cảm ở mọi góc nhìn. Cô sở hữu chiều cao 1m72, số đo 3 vòng 84 - 58 - 92.

hoa-hau-sella-truong-khoe-nguc-day-chan-dai-tai-su-kien-4

Ngoài diễn xuất, Hoa hậu còn là sinh viên chuyên ngành quản lý nhà hàng - khách sạn tại Mỹ. Sau khi giành chiến thắng, cô vẫn tiếp tục việc học và sẽ tham gia các dự án phim mới khi tìm được một vai diễn thích hợp.

hoa-hau-sella-truong-khoe-nguc-day-chan-dai-tai-su-kien-5

Sắp tới, cô còn đảm nhận vai trò giám khảo cho một cuộc thi tôn vinh những bàn tay tài hoa trong lĩnh vực làm đẹp.

Cô hội ngộ Hoa hậu đền Hùng - Giáng My tại sự kiện. Make up & Hair Phúc Nghĩa, Võ Cường, Stylist Travis Nguyễn, Trang phục Sheike Photo Minh Luân Duca.

Cô hội ngộ Hoa hậu đền Hùng - Giáng My tại sự kiện. Make up & Hair: Phúc Nghĩa, Võ Cường, StylistTravis Nguyễn, Trang phục: Sheike; Photo: Minh Luân Duca.

Thu Ngân

Let's block ads! (Why?)

Những căn bệnh trẻ hay gặp khi thời tiết nắng nóng kéo dài

Những ngày gần đây, thời tiết ở nhiều tỉnh khu vực phía Bắc tăng cao. Tại Hà Nội, có thời điểm nhiệt độ ngoài trời đo được 48oC.

Nhiệt độ tăng cao khiến trẻ em dễ bị mắc một số bệnh, đây cũng là thời điểm các bậc phụ huynh cần chú ý hơn tới sức khỏe con mình.

Theo thông tin từ bệnh viện Nhi trung ương, do mới bắt đầu những ngày nắng nóng nên số lượng bệnh nhân tới khám tại bệnh viện vẫn chưa tăng. Ba ngày gần đây, số bệnh nhi tới khám khoảng 3.200 - 3.300 lượt, nằm rải rác ở các khoa.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, thời tiết nắng nóng sẽ còn kéo dài, trẻ dễ mắc một số bệnh liên quan tới truyền nhiễm, ngộ độc thức ăn, hô hấp… Trẻ có thể bị sốt, ho, tiêu chảy, say nắng, viêm não… Vì vậy các bậc phụ huynh cần tăng cường các biện pháp chăm sóc giúp con “nói không” với những vấn đề trên. Đó là những thông tin được chia sẻ bởi TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm (bệnh viện Nhi Trung ương).

Ảnh minh họa

Thông tin từ bệnh viện Bạch Mai, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi) cho biết, những ngày nắng nóng này, số bệnh nhân đến khám tại khoa hiện vẫn chưa tăng.

Tuy nhiên, để trẻ tránh mắc phải một số bệnh do thời tiết nắng nóng gây ra như các bệnh về đường tiêu hóa, viêm não, sốt virus, sốt cao gây co giật hoặc một số bệnh ngoài da (mụn nhọt, viêm da) thì cha mẹ cần chú ý vấn đề ăn uống của trẻ. Nếu không cẩn thận trẻ có thể rối loạn tiêu hóa, đi ngoài. Đặc biệt, khi đưa trẻ đi du lịch, ăn uống hàng quán cần phải lưu ý tới vấn đề an toàn thực phẩm để tránh mắc tiêu chảy cấp.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo dù nắng nóng nhưng không nên để điều hòa quá thấp. Nhiệt độ trong phòng và ngoài trời quá chênh lệch có thể khiến trẻ không thích nghi kịp sẽ bị sốc nhiệt khi đi ra ngoài. Lạm dụng dùng điều hòa ở nhiệt độ thấp có thể khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.

Thời tiết nắng nóng cũng làm cho trẻ mất nước khiến siêu vi khuẩn dễ tấn công, trẻ dễ bị mắc bệnh viêm đường hô hấp, siêu vi quai bị, thủy đậu, bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết… Nên hạn chế cho trẻ tới nơi đông người để hạn chế nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm.

Thạc sĩ Vũ Thị Thúy Lan (nguyên Trưởng khoa Hô hấp Nhi, bệnh viện Xanh Pôn) cho hay, trẻ bị bệnh vào mùa nóng đa số là do mất nước hay nhiễm siêu vi. Siêu vi là những loại virus gây bệnh như siêu vi hợp bào gây bệnh viêm đường hô hấp, siêu vi quai bị, thủy đậu, siêu vi gây bệnh cảnh tiêu chảy hoặc ói cấp tính, ngoài ra có nhiều loại siêu vi gây bệnh thành dịch như cúm, bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, dịch đau mắt đỏ, dịch tiêu chảy…

Người mắc bệnh có thể bị lây do tiếp xúc với dịch tiết, dịch bắn ra từ hắt hơi, ho sổ mũi, nhanh chóng lan truyền nếu ở chỗ đông người như chợ, trường học và dễ lây lan xa, qua phương tiện tàu hỏa, máy bay…

Có nhiều loại siêu vi gây bệnh ở đường hô hấp và đường tiêu hóa, khi xâm nhập vào cơ thể trẻ có thể biến chứng thành một số bệnh khác nhau (viêm hầu, họng, thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng tiêu hóa...).

Trời càng nóng, nhu cầu du lịch (tới những chốn đông người) càng cao, đẩy cao nguy cơ lây lan, nhiễm bệnh ở trẻ.

“Vào mùa hè, việc tụ tập nhiều ở những chỗ đông người như các khu du lịch, bể bơi tạo điều kiện lớn cho virus lây lan. Trẻ có sức đề kháng yếu, nếu bố mẹ đưa đến những khu vực này, khả năng mắc bệnh rất cao”, bác sĩ Lan khuyến cáo.

Nguyễn Huệ

Let's block ads! (Why?)

Nóng 40 độ, sinh hoạt nhiều gia đình Hà Nội đảo lộn

"Không ngờ được là đợt này nóng khủng khiếp như vậy nên nhà mình chưa đầu tư lắp thêm điều hòa, vậy là vợ chồng con cái đành chui hết vào phòng ông bà, trải chiếu ra đất nằm ngủ", chị Nhung, 35 tuổi, kể.

Cả 4 người nhà chị, cộng với 3 đứa cháu con chị chồng ở Tây Hồ, Hà Nội về nghỉ hè cùng kéo vào phòng có điều hòa ngủ vì không chịu nổi cái nóng hầm hập. "Năm ngoái thỉnh thoảng nóng quá, hai đứa trẻ nhà mình cũng xuống phòng ông bà ngủ cùng cho mát, còn hai vợ chồng vẫn giữ ý ở phòng riêng. Hôm qua thì thật sự không chịu nổi", chị nói.

Chị Nhung cho biết, trời quá nóng, mọi kế hoạch của gia đình chị cũng thay đổi. Chị chồng gửi con xuống nhờ đưa các cháu đi công viên, tham quan một số bảo tàng, nhưng suốt 3 ngày nay, chị đành "cấm cung" cả con lẫn cháu ở nhà, không cho ló mặt ra ngoài.

"Chiều qua mình ra đường một lát lúc gần 5h về mà quay quay, suýt ngất, vì thế không dám cho bọn trẻ đi đâu", cô giáo cấp 2 này cho hay. 

nong-40-do-sinh-hoat-nhieu-gia-dinh-ha-noi-dao-lon

Con gái  chị Phương (Hoài Đức, Hà Nội) phải dội nước lên nóc tầng thượng để làm mát nhà. Ảnh: Vương Linh.

Vợ chồng anh Nam ở khu tập thể văn công Mai Dịch, Hà Nội sáng nay vừa gọi xe đưa mẹ và cô con gái gần 2 tuổi về quê ở Ninh Bình vì sợ chui rúc trong căn phòng trọ như hầm lửa ở tầng trên cùng, mái tôn sẽ khiến cả hai bà cháu ốm.

"Đi trên đường đã nóng mà bước về nhà mình còn khủng khiếp hơn, không khác gì ngồi trong lò luyện đan. Ngồi trước quạt mà áo vẫn ướt đầm đìa", anh Nam kể. 

Vợ chồng anh đã lắp điều hòa một phòng ngủ để hai bà cháu nghỉ, chơi nhưng căn phòng quá ngột ngạt, điều hòa nhiều khi mở cả nửa tiếng vẫn không mát nên cuối cùng hai vợ chồng đành quyết định để con về. "Muốn ở gần con thật nhưng đành chấp nhận cho cháu về quê tầm hai tháng, cho hết đợt nắng nóng cao điểm mới đón con ra, thỉnh thoảng hai vợ chồng về thăm vậy, chứ ở thế này khổ con quá", anh Nam kể. 

Anh Nam cho biết, sáng nay, nhiều gia đình ở cùng tầng 4 - tầng trên cùng của khu tập thể, đều đã tìm cách sơ tán, hoặc về quê, hoặc đến nhà người quen hay đi đâu đó. "Ngày thường đi làm, chỉ buổi tối về đã thấy khó thở, cuối tuần mà phải rúc trong đó suốt thì chết", anh kể. 

Chiều qua, nước xả từ vòi nhà anh nóng rẫy, muốn tắm hay rửa bát phải bơm thêm nước từ dưới bể đặt ở dưới tầng một lên. 

Anh Văn Quyết, chủ một dãy nhà trọ cho thuê ở Phạm Văn Đồng, Hà Nội cho biết, hàng loạt người thuê vừa trả lại phòng vì không chịu nổi cái nóng như thiêu. "Không chỉ sinh viên nghỉ hè trả nhà về quê mà cả các vợ chồng trẻ cũng đi tìm nơi khác. Nhà mình năm ngoái đã định cải tạo mái chống nóng nhưng chưa có tiền, năm nay thì mất hẳn khoản thu trong vài tháng hè, gay quá", anh Quyết nói.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, nhiệt độ cao nhất ngày hôm qua và hôm nay tại Hà Nội lên tới 41 độ C. Hôm qua, nhiệt độ đo được ở nơi có mái che tại nhiều điểm như Láng, Hà Đông lên tới trên, dưới 40 độ C. Thực tế ngoài trời cao hơn 2-3 độ.

Nắng nóng ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, sinh hoạt của người dân, nhất là ở các khu vực bị mất nước, điện chập chờn.

Chị Ngọc Bích ở chung cư An Lạc, Mỹ Đình kể, đêm trước, nhà chị mất nước, máy giặt chạy giữa chừng dừng lại khiến chị nửa đêm phải dậy giặt tiếp bằng tay với phần nước ít ỏi dự trữ. "Nhà con nhỏ áo quần thay cả chậu, trời nóng như thiêu thế này không giặt không được, quần áo bốc mùi ngay. Hôm nay nước vẫn chập chờn nên tôi đã phải đưa các con sang nhà ông bà ngoại tá túc", chị Bích kể.

nong-40-do-sinh-hoat-nhieu-gia-dinh-ha-noi-dao-lon-1

Mất điện trong trời nắng đỉnh điểm, bà Tâm (Mễ Trì Hạ, Hà Nội) phải luôn tay quạt để cháu nội 2 tuổi có thể ngủ ngon sáng nay. Ảnh: Phan Dương.

Cảnh mất điện giữa thời tiết nóng như rang thực sự là nỗi kinh hoàng của những nhà có con nhỏ. Anh Đinh Văn Khang (Phùng Khoang, Hà Nội) kể, tối qua, khu nhà anh điện chập chờn, từ 19 đến 21h tối cứ có lại mất tới 3 lần. Quá nóng, anh phải dẫn cả nhà vào một siêu thị tiện lợi mở cửa 24/24 để hưởng nhờ điều hòa. "Tới nơi thấy ở đó đông như nêm. Chắc mọi người cũng vào tránh nóng chứ không phải để mua sắm gì", anh kể. 

Tới 12h đêm, đưa vợ con về mà nhà vẫn chưa có điện, anh đành phải chở cả gia đình đến phòng tập gym của chị gái để ngủ nhờ. Ở xóm anh, đám trẻ nhỏ tập trung hết ở một gia đình có máy phát điện ngủ nhờ còn người lớn thì trải chiếu, bắc ghế nằm ngoài cửa hay lan can. 

Chị Ngọc Mai (Hà Đông, Hà Nội) kể, hôm qua, chị bận việc nên 7h tối mới rời cơ quan nhưng vừa phi xe ra khỏi tầng hầm thì đã thấy ngột ngạt không thể thở được. Chị phải quay lại gửi xe rồi bắt taxi về. "Ở nhà gần 8h tối mà mâm cơm vẫn còn nguyên, ba bố con không ai muốn đụng đũa vì mệt, nóng. Cả nhà dùng bữa tối bằng nước quả, nước mía, trái cây", chị Mai kể. Sáng nay vợ chồng chị đã đưa con về quê ở Hải Phòng để trốn cái nóng đỉnh điểm ở Hà Nội mấy hôm. 

10 mẹo giúp bớt nóng dù trời 40 độ C:

Vương Linh

Let's block ads! (Why?)

Clip bé gái bênh cha hút hàng triệu lượt xem

Xuất hiện từ ngày 29/5 trên trang cá nhân của mẹ, clip bé Hồ Thục Linh Đan "bao che" cho ba đã được rất nhiều người chia sẻ, đăng lại. Rất nhiều quý ông sau khi xem xong clip dễ thương đã tuyên bố: "muốn làm một đứa", "muốn có con gái quá"...

Mẹ bé - chị Tăng Diệu Linh, hiện sống tại Tuyên Quang, cho biết Linh Đan hiện được 3 tuổi 4 tháng. Cô bé rất hoạt ngôn, thích lý lẽ và không bao giờ làm mất lòng ai. Bé rất quấn bố và luôn bênh bố vì theo bé "mẹ ngoan rồi, chỉ có ba hư nên phải bênh ba để mẹ không phạt ba".

Chị Linh kể lại hôm đó là tối chủ nhật, bố bé phải đi tiếp khách. Lúc bố ra khỏi nhà, cô bé bảo mẹ là: "Bố lại đi uống rượu đấy, hư lắm, tí mẹ con mình phải đóng chặt cửa, không cho bố vào nhà nữa". Nhưng đến khi bố về thì bé lại quay ngoắt 180 độ, chuyển sang bênh vực chằm chặp. Mẹ hỏi lại: "Thế sao lúc nãy con bảo bố về thì đừng cho vào nhà?", bé liền bao biện rằng lúc đó con chỉ nói nhầm thôi. Bé còn bênh bố, bảo: "Bố có đi uống rượu đâu, con ngửi thấy mùi nước lọc mà, mặt bố đỏ là do ăn ớt thôi...".

Kim Kim

Let's block ads! (Why?)