Friday, June 2, 2017

Hậu họa môi trường khi Mỹ rút khỏi hiệp định biến đổi khí hậu

hau-hoa-moi-truong-khi-my-rut-khoi-hiep-dinh-bien-doi-khi-hau

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp định Paris. Ảnh: CNBC.

Tổng thống Donald Trump ngày 1/6 tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu và thương lượng một thỏa thuận mới, theo CNN.

Sự rút lui của Mỹ khỏi Hiệp định Paris sẽ khiến nhân loại khó tránh khỏi nguy cơ đối mặt với nền nhiệt độ gia tăng hơn 2 độ C vào năm 2100, theo mô hình khí hậu của tổ chức phi lợi nhuận Climate Interactive, đồng thời gây ra những tác động không nhỏ đến môi trường toàn cầu.

Các nhà khoa học cho rằng bất kỳ sự trì hoãn nào trong nỗ lực ngăn chặn hiệu ứng nhà kính của Mỹ có thể khiến quốc gia này nói riêng và toàn thế giới nói chung chịu tổn thất nặng nề trong dài hạn.

Khi ký kết Hiệp định Paris năm 2015, Mỹ cam kết giảm 26-28% lượng khí thải CO2 trong vòng một thập kỷ. Mỹ là nước thải nhiều khí CO2 thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, theo cơ sở dữ liệu về khí thải của Ủy ban châu Âu.

Năm 2015, Mỹ thải 5,1 triệu nghìn tấn khí CO2, nhiều hơn tất cả 28 nước thuộc Liên minh châu Âu và chiếm gần 1/6 tổng lượng khí thải toàn cầu.

hau-hoa-moi-truong-khi-my-rut-khoi-hiep-dinh-bien-doi-khi-hau-1

Nguồn: Cơ sở dữ liệu về khí thải của Ủy ban châu Âu.

Với việc Mỹ rút khỏi hiệp định, một lượng lớn CO2 sẽ được nước này thải ra môi trường, làm trầm trọng thêm nguy cơ về biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo một nghiên cứu vào tháng 12/2016 đăng trên tạp chí Biến đổi khí hậu tự nhiên, sự rút lui của Mỹ có thể khiến những mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris trở nên bất khả thi. Phân tích của nhóm nghiên cứu Climate Interactive chỉ ra nếu Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng cao hơn 0,3 độ so với việc nước này tiếp tục tham gia hiệp định.

Đại đa số các nhà khoa học đồng ý rằng nhiệt độ cao hơn sẽ khiến mực nước biển dâng cao, gây ngập lụt cho những thành phố ven biển, tuyệt chủng trên quy mô lớn, hạn hán, khủng hoảng di cư, nắng nóng, mùa màng thất thu và bão mạnh.

hau-hoa-moi-truong-khi-my-rut-khoi-hiep-dinh-bien-doi-khi-hau-2

Các kịch bản gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Nguồn: Climate Interactive.

Trong thời gian tại nhiệm, cựu tổng thống Mỹ Barack Obama từng nỗ lực giảm lượng khí thải của Mỹ nhằm ngăn chặm thảm họa biến đổi khí hậu. Nhưng sau khi đắc cử, tổng thống Trump ký liên tiếp các sắc lệnh cho phép khai thác than đá cũng như xóa bỏ Kế hoạch hành động vì khí hậu năm 2013 của ông Obama. Trước đó, Trump từng bày tỏ ông không hề tin lý thuyết khoa học về biển đổi khí hậu.

Tuy nhiên, không phải mọi chuyên gia đều cho rằng đây là quyết định đem lại thảm họa cho những nỗ lực đạt tới mục tiêu khí hậu toàn cầu.

Theo David Schlosberg, giáo sư chính trị môi trường ở Đại học Sydney, những quốc gia lớn khác như Trung Quốc và Ấn Độ có thể lấp đầy khoảng trống do Mỹ để lại, khiến nước Mỹ bị cô lập về mặt chính trị sau khi rút khỏi thỏa thuận.

"Tôi nghĩ nhiều bang và địa phương ở Mỹ sẽ nỗ lực để Mỹ hoàn thành mục tiêu mà họ đã tình nguyện cam kết", Schlosberg nói.

Trước đó, chính quyền bang California khẳng định sẽ tiếp tục chống biến đổi khí hậu nếu tổng thống Mỹ tuyên bố rút lui khỏi Hiệp định Paris.

Một số nhà khoa học cũng chỉ ra ngay cả khi Mỹ thi hành Hiệp định Paris, mục tiêu hạn chế hiện tượng ấm lên toàn cầu ở mức 2 độ C khó có thể đạt được. "Trong hơn hai năm qua, chúng ta đang trên đà phá vỡ những kỷ lục nhiệt độ toàn cầu. Năm 2014, chúng ta lập ra kỷ lục mới. Năm 2015, chúng ta phá vỡ kỷ lục đó và chúng ta tiếp tục làm vậy vào năm 2016", giáo sư Ian Simmonds thuộc Trường Nghiên cứu Khoa học Trái Đất, Đại học Melbourne, cho biết. 

Phương Hoa 

Let's block ads! (Why?)

Chiếc váy và cách cư xử gây sốt của hai ông chồng Tây - Việt

Câu chuyện "Một chiếc váy, hai số phận" của Tuệ Nhi, chủ shop bán hàng quần áo ở Hải Phòng, đang được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội. Trên Facebook của cô gái 28 tuổi và nhiều trang dẫn lại, status này đã nhận tới gần 5.000 lượt like và 800 bình luận sau hai ngày đăng tải. Tuệ Nhi cho biết sự việc diễn ra buổi tối khoảng 7 ngày trước:

Có hai cặp vợ chồng cùng bước vào shop tôi. Một đôi người Việt còn đôi kia là người ngoại quốc. Và rất tình cờ khi hai người phụ nữ đều thích chiếc váy đỏ này. 

Cô vợ người Việt vào phòng thử trước còn anh chồng đứng chờ tiện chơi game trên điện thoại. Khoảng 5 phút sau, cô ấy đi ra, đứng ngắm nghía trước gương, anh chồng mặc nhiên không để ý. Cho đến khi cô ấy đến trước mặt chồng đập nhẹ vào tay anh ấy và hỏi "Có được không anh?" .

Anh chồng khi ấy mới ngẩng đầu lên, buông ngay một câu "Em như hề ấy, đã đen còn chọn màu đỏ".

Cô vợ đang hí hửng nghe xong thì đổi sắc luôn nhưng vẫn cố gỡ lời: "Em có đen lắm đâu, thích thì bôi kem trắng, mặc chốc lát đi đám cưới cũng được mà".

Anh chồng vẫn bận chơi game, chỉ ngẩng đầu lên lướt mắt nhanh chóng qua chiếc váy, tiếp lời: "Bụng to mặc nhìn như chửa. Mà ở nhà em cũng có mấy cái màu đỏ rồi, mua lắm làm gì".

Đến lúc này tôi cũng không buồn tư vấn gì thêm vì chắc chắn sau khi nghe những lời ấy từ chồng, khó có người phụ nữ Việt nào dám bất chấp trưng diện. 

chiec-vay-va-cach-cu-xu-gay-sot-cua-hai-ong-chong-tay-viet

Tuệ Nhi ghi lại hình ảnh đôi vợ chồng ngoại quốc chọn quần áo ở shop mình.

Chiếc váy được chuyển sang cho cô gái ngoại quốc. Tôi định vào phòng thử giúp cô ấy kéo khoá nhưng anh chồng ra hiệu là để anh ấy tự làm. Và rất tự nhiên, anh ấy vào phòng thử tự kéo khoá, chỉnh dây váy cho vợ trong khi một tay vẫn cầm thêm mấy chiếc váy nữa đều là do anh ấy tự chọn. 

Cô ấy ra gương ngắm. Tôi chỉ nghe được đại loại cô ấy hỏi chồng: "Nhìn có được không anh?". Anh chồng chỉ hỏi là "Thế em có thích không?" . Cô vợ trả lời có và anh chồng mỉm cười gật đầu nói mua. 

Rồi anh ấy lại tiếp tục giúp vợ thử thêm 1,2 cái nữa. Anh hỏi vợ mặc có vừa không, có thấy nóng không, và không cần nhân viên phải tiếp gì hết, họ tự lựa đồ rồi tự tư vấn cho nhau. 

Đôi vợ chồng Việt, trong lúc chờ có phòng thay thì chị vợ tự ngắm nghía một mình. Chờ một lúc, anh chồng nhìn đồng hồ rồi giục vợ về nhanh còn kịp giờ xem trận bóng... Họ ra về, vẳng lại câu nói của anh chồng "Mất thời gian, cưới bạn chứ cưới mình đâu mà mỗi lần cưới lại váy mới vóc"...

Chia sẻ thêm với VnExpress, Tuệ Nhi cho biết người chồng Tây định trả tiền bằng thẻ nhưng shop cô không có, anh nói sẽ đi tìm chỗ rút tiền rồi quay lại lấy. Một tiếng sau, họ đi bộ tới, thông báo chưa tìm được cây ATM nên hẹn sáng mai qua.

Tuy vậy, chỉ khoảng nửa tiếng sau đó, người đàn ông ngoại quốc trở lại lần thứ ba. Anh nói đã rút được tiền mặt nên đến lấy luôn, còn vợ ở phòng nghỉ vì hôm nay đi bộ nhiều. "Hành động của anh ấy khiến tôi thấy khá bất ngờ và trân trọng tình cảm của anh dành cho vợ".

Status của Nhi gây sốt trên mạng xã hội với hai luồng ý kiến trái chiều. Một bên cho rằng đó là đàn ông Tây tinh tế, tình cảm hơn do sống trong nền văn hóa khác, nhưng số khác lại cho rằng nhiều đàn ông Việt cũng chiều chuộng vợ không kém.

Một độc giả lấy chồng Tây cho biết chị cũng được chồng chăm sóc và để ý tỉ mỉ như thế khi đi mua đồ: "Tôi ở Australia, khi đi shopping chồng không cằn nhằn, anh bế con, chăm con, xách đồ. Vợ thử quần áo, kể cả xấu cũng nói 'Nice... lovely... ok' chứ không nói bao giờ chê thẳng thừng".

Cô gái nickname Ann Vũ đồng tình với ý kiến trên: "Người yêu mình là người Việt ở nước ngoài cũng hành xử như anh Tây kia. Lần thứ hai mình cùng anh ấy ngắm quần áo. Anh vào hẳn phòng để kéo khóa, buộc nơ và tư vấn cho mình".

Phản ứng lại những ý kiến này, nickname Anh Ngọc cho biết: "Đàn ông Việt cũng có nhiều người ấm áp. Đàn ông Tây cũng không ít người cộc cằn. Mỗi người khác nhau sẽ gặp những người đàn ông khác nhau. Văn minh mỗi nơi mỗi khác. Mọi sự so sánh đều khập khiễng".

Facebooker Nguyễn Tiến đồng tình: "Đàn ông Việt có cách quan tâm, và yêu thương kiểu khác, âm thầm hơn. Như anh tôi, bình thường rất nghiêm khắc với vợ, nhưng bất kỳ lúc nào 'cần là có, thích là chiều'. Tôi nhớ có lần một giờ đêm chị dâu đau bụng, ông anh gọi tôi dậy đi mua thuốc. Đang đi chị gọi kêu đau quá thế ông đòi lên lái, phóng như bay về với vợ".

TS tâm lý Vũ Thu Hương, Giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, phân tích, cách hành xử của hai người đàn ông này khác nhau không phải do sống ở hai nền văn hóa khác, mà xuất phát từ chính tình cảm của họ dành cho vợ. Nếu họ thực sự trân trọng vợ, họ sẽ làm mọi cách để bạn đời vui.

Theo chị, tình cảm vợ chồng được bền vững phải xuất phát từ hai phía, không chỉ đến từ một bên. Nếu muốn được chồng trân trọng, vợ cũng phải biết quan tâm, yêu thương, chứ không thể đòi hỏi từ một phía. Nếu có tức giận, bức xúc nên nói thẳng với nhau, có thái độ rõ ràng để đối phương hiểu mình đang nghĩ gì.

Mộc Miên

Let's block ads! (Why?)

Hari Won sang Hàn Quốc đặt hàng bài hát mới từ nhà sản xuất âm nhạc của SISTAR

Phong trào kiểm tra gene tài năng trẻ em phi khoa học ở Trung Quốc

Một bé trai được lấy mẫu nước bọt để xét nghiệm gene tài năng. Ảnh: 1Gene

Một bé trai được lấy mẫu nước bọt để xét nghiệm gene tài năng. Ảnh: 1Gene

Các bậc cha mẹ ở Trung Quốc đang rộ lên phong trào đưa con tới các "viện sức khỏe" lấy mẫu nước bọt để kiểm tra xem đứa trẻ có "gen tài năng" như thế nào, theo Telegraph. Xét nghiệm gene này được cho là có thể tiết lộ về năng khiếu, độ thông minh, năng lực cảm xúc, khả năng tập trung của đứa trẻ.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và nhà khoa học tuyên bố phương pháp xét nghiệm "gen tài năng" này không hề có căn cứ về mặt khoa học, đồng thời nêu quan ngại về quyền được tự quyết định vận mệnh tương lai của trẻ em.

Nhiều ông bố bà mẹ Trung Quốc sẵn sàng chi ra hàng trăm USD để xem con mình có "tài năng thiên phú" về lĩnh vực nào, sau đó định hướng cho đứa trẻ theo con đường đó.

Dang, giám đốc "Viện sức khỏe" Martime Gene ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc cho biết các nhà di truyền học của công ty sẽ so sánh kết quả xét nghiệm gene của trẻ với dữ liệu di truyền của những người tài năng trong ngân hàng gene quốc gia để tìm ra điểm tương đồng, từ đó hé lộ về "tài năng thiên bẩm" của trẻ.

"Nếu đứa trẻ có gene tương tự với gene của một người tài năng, chúng tôi có thể nói đứa trẻ cũng có những tài năng đó", Dang nói, viện dẫn trường hợp một bé trai được thông báo có tài năng ca hát hiện là học sinh của diễn viên, ca sĩ Cổ Cự Cơ, một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất châu Á.

Tuy nhiên, Chang Zisong, một chuyên gia trong lĩnh vực phả hệ tại Viện Y sinh học Quốc tế Thiên Tân, cho rằng, những dự đoán về tài năng tương lai kiểu này không hề có ý nghĩa về mặt khoa học.

Mike McNamee, giáo sư Đạo đức học Ứng dụng tại Đại học Swansea, Anh cho rằng chỉ có những người "khờ dại" mới tin tưởng vào việc dự đoán tài năng thông qua xét nghiệm gene và đặt cược tương lai con cái mình vào đó. 

"Phát hiện tài năng qua xét nghiệm gene chỉ là sự thổi phồng niềm tin vào sức mạnh của công nghệ di truyền nhằm phục vụ mục đích thương mại", ông McNamee nói. "Nếu phụ huynh muốn biết liệu con họ sẽ là một vận động viên tài năng hay một nghệ sĩ, hãy lưu tâm quan sát chúng".

Vũ Phong

Let's block ads! (Why?)

Chiếc váy gây sốt vì cách cư xử của hai ông chồng Tây - Việt

Câu chuyện "Một chiếc váy, hai số phận" của Tuệ Nhi, chủ shop bán hàng quần áo ở Hải Phòng, đang được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội. Trên Facebook của cô gái 28 tuổi và nhiều trang dẫn lại, status này đã nhận tới gần 5.000 lượt like và 800 bình luận sau hai ngày đăng tải. Tuệ Nhi cho biết sự việc diễn ra buổi tối khoảng 7 ngày trước:

Có hai cặp vợ chồng cùng bước vào shop tôi. Một đôi người Việt còn đôi kia là người ngoại quốc. Và rất tình cờ khi hai người phụ nữ đều thích chiếc váy đỏ này. 

Cô vợ người Việt vào phòng thử trước còn anh chồng đứng chờ tiện chơi game trên điện thoại. Khoảng 5 phút sau, cô ấy đi ra, đứng ngắm nghía trước gương, anh chồng mặc nhiên không để ý. Cho đến khi cô ấy đến trước mặt chồng đập nhẹ vào tay anh ấy và hỏi "Có được không anh?" .

Anh chồng khi ấy mới ngẩng đầu lên, buông ngay một câu "Em như hề ấy, đã đen còn chọn màu đỏ".

Cô vợ đang hí hửng nghe xong thì đổi sắc luôn nhưng vẫn cố gỡ lời: "Em có đen lắm đâu, thích thì bôi kem trắng, mặc chốc lát đi đám cưới cũng được mà".

Anh chồng vẫn bận chơi game, chỉ ngẩng đầu lên lướt mắt nhanh chóng qua chiếc váy, tiếp lời: "Bụng to mặc nhìn như chửa. Mà ở nhà em cũng có mấy cái màu đỏ rồi, mua lắm làm gì".

Đến lúc này tôi cũng không buồn tư vấn gì thêm vì chắc chắn sau khi nghe những lời ấy từ chồng, khó có người phụ nữ Việt nào dám bất chấp trưng diện. 

chiec-vay-gay-sot-vi-cach-cu-xu-cua-hai-ong-chong-tay-viet

Tuệ Nhi ghi lại hình ảnh đôi vợ chồng ngoại quốc chọn quần áo ở shop mình.

Chiếc váy được chuyển sang cho cô gái ngoại quốc. Tôi định vào phòng thử giúp cô ấy kéo khoá nhưng anh chồng ra hiệu là để anh ấy tự làm. Và rất tự nhiên, anh ấy vào phòng thử tự kéo khoá, chỉnh dây váy cho vợ trong khi một tay vẫn cầm thêm mấy chiếc váy nữa đều là do anh ấy tự chọn. 

Cô ấy ra gương ngắm. Tôi chỉ nghe được đại loại cô ấy hỏi chồng: "Nhìn có được không anh?". Anh chồng chỉ hỏi là "Thế em có thích không?" . Cô vợ trả lời có và anh chồng mỉm cười gật đầu nói mua. 

Rồi anh ấy lại tiếp tục giúp vợ thử thêm 1,2 cái nữa. Anh hỏi vợ mặc có vừa không, có thấy nóng không, và không cần nhân viên phải tiếp gì hết, họ tự lựa đồ rồi tự tư vấn cho nhau. 

Đôi vợ chồng Việt, trong lúc chờ có phòng thay thì chị vợ tự ngắm nghía một mình. Chờ một lúc, anh chồng nhìn đồng hồ rồi giục vợ về nhanh còn kịp giờ xem trận bóng... Họ ra về, vẳng lại câu nói của anh chồng "Mất thời gian, cưới bạn chứ cưới mình đâu mà mỗi lần cưới lại váy mới vóc"...

Chia sẻ thêm với VnExpress, Tuệ Nhi cho biết người chồng Tây định trả tiền bằng thẻ nhưng shop cô không có, anh nói sẽ đi tìm chỗ rút tiền rồi quay lại lấy. Một tiếng sau, họ đi bộ tới, thông báo chưa tìm được cây ATM nên hẹn sáng mai qua.

Tuy vậy, chỉ khoảng nửa tiếng sau đó, người đàn ông ngoại quốc trở lại lần thứ ba. Anh nói đã rút được tiền mặt nên đến lấy luôn, còn vợ ở phòng nghỉ vì hôm nay đi bộ nhiều. "Hành động của anh ấy khiến tôi thấy khá bất ngờ và trân trọng tình cảm của anh dành cho vợ".

Status của Nhi gây sốt trên mạng xã hội với hai luồng ý kiến trái chiều. Một bên cho rằng đó là đàn ông Tây tinh tế, tình cảm hơn do sống trong nền văn hóa khác, nhưng số khác lại cho rằng nhiều đàn ông Việt cũng chiều chuộng vợ không kém.

Một độc giả lấy chồng Tây cho biết chị cũng được chồng chăm sóc và để ý tỉ mỉ như thế khi đi mua đồ: "Tôi ở Australia, khi đi shopping chồng không cằn nhằn, anh bế con, chăm con, xách đồ. Vợ thử quần áo, kể cả xấu cũng nói 'Nice... lovely... ok' chứ không nói bao giờ chê thẳng thừng".

Cô gái nickname Ann Vũ đồng tình với ý kiến trên: "Người yêu mình là người Việt ở nước ngoài cũng hành xử như anh Tây kia. Lần thứ hai mình cùng anh ấy ngắm quần áo. Anh vào hẳn phòng để kéo khóa, buộc nơ và tư vấn cho mình".

Phản ứng lại những ý kiến này, nickname Anh Ngọc cho biết: "Đàn ông Việt cũng có nhiều người ấm áp. Đàn ông Tây cũng không ít người cộc cằn. Mỗi người khác nhau sẽ gặp những người đàn ông khác nhau. Văn minh mỗi nơi mỗi khác. Mọi sự so sánh đều khập khiễng".

Facebooker Nguyễn Tiến đồng tình: "Đàn ông Việt có cách quan tâm, và yêu thương kiểu khác, âm thầm hơn. Như anh tôi, bình thường rất nghiêm khắc với vợ, nhưng bất kỳ lúc nào 'cần là có, thích là chiều'. Tôi nhớ có lần một giờ đêm chị dâu đau bụng, ông anh gọi tôi dậy đi mua thuốc. Đang đi chị gọi kêu đau quá thế ông đòi lên lái, phóng như bay về với vợ".

TS tâm lý Vũ Thu Hương, Giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, phân tích, cách hành xử của hai người đàn ông này khác nhau không phải do sống ở hai nền văn hóa khác, mà xuất phát từ chính tình cảm của họ dành cho vợ. Nếu họ thực sự trân trọng vợ, họ sẽ làm mọi cách để bạn đời vui.

Theo chị, tình cảm vợ chồng được bền vững phải xuất phát từ hai phía, không chỉ đến từ một bên. Nếu muốn được chồng trân trọng, vợ cũng phải biết quan tâm, yêu thương, chứ không thể đòi hỏi từ một phía. Nếu có tức giận, bức xúc nên nói thẳng với nhau, có thái độ rõ ràng để đối phương hiểu mình đang nghĩ gì.

Mộc Miên

Let's block ads! (Why?)

Bùi Anh Tuấn tiết lộ ấn tượng về nụ cười và yêu Hương Tràm từ cái nhìn đầu tiên!

Hệ quả môi trường khi Mỹ rút khỏi hiệp định về biến đổi khí hậu

he-qua-moi-truong-khi-my-rut-khoi-hiep-dinh-ve-bien-doi-khi-hau

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp định Paris. Ảnh: CNBC.

Tổng thống Donald Trump ngày 1/6 tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu và thương lượng một thỏa thuận mới, theo CNN.

Sự rút lui của Mỹ khỏi Hiệp định Paris sẽ khiến nhân loại khó tránh khỏi nguy cơ đối mặt với nền nhiệt độ gia tăng hơn 2 độ C vào năm 2100, theo mô hình khí hậu của tổ chức phi lợi nhuận Climate Interactive, đồng thời gây ra những tác động không nhỏ đến môi trường toàn cầu.

Các nhà khoa học cho rằng bất kỳ sự trì hoãn nào trong nỗ lực ngăn chặn hiệu ứng nhà kính của Mỹ có thể khiến quốc gia này nói riêng và toàn thế giới nói chung chịu tổn thất nặng nề trong dài hạn.

Khi ký kết Hiệp định Paris năm 2015, Mỹ cam kết giảm 26-28% lượng khí thải CO2 trong vòng một thập kỷ. Mỹ là nước thải nhiều khí CO2 thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, theo cơ sở dữ liệu về khí thải của Ủy ban châu Âu.

Năm 2015, Mỹ thải 5,1 triệu nghìn tấn khí CO2, nhiều hơn tất cả 28 nước thuộc Liên minh châu Âu và chiếm gần 1/6 tổng lượng khí thải toàn cầu.

he-qua-moi-truong-khi-my-rut-khoi-hiep-dinh-ve-bien-doi-khi-hau-1

Nguồn: Cơ sở dữ liệu về khí thải của Ủy ban châu Âu.

Với việc Mỹ rút khỏi hiệp định, một lượng lớn CO2 sẽ được nước này thải ra môi trường, làm trầm trọng thêm nguy cơ về biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo một nghiên cứu vào tháng 12/2016 đăng trên tạp chí Biến đổi khí hậu tự nhiên, sự rút lui của Mỹ có thể khiến những mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris trở nên bất khả thi. Phân tích của nhóm nghiên cứu Climate Interactive chỉ ra nếu Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng cao hơn 0,3 độ so với việc nước này tiếp tục tham gia hiệp định.

Đại đa số các nhà khoa học đồng ý rằng nhiệt độ cao hơn sẽ khiến mực nước biển dâng cao, gây ngập lụt cho những thành phố ven biển, tuyệt chủng trên quy mô lớn, hạn hán, khủng hoảng di cư, nắng nóng, mùa màng thất thu và bão mạnh.

he-qua-moi-truong-khi-my-rut-khoi-hiep-dinh-ve-bien-doi-khi-hau-2

Các kịch bản gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Nguồn: Climate Interactive.

Trong thời gian tại nhiệm, cựu tổng thống Mỹ Barack Obama từng nỗ lực giảm lượng khí thải của Mỹ nhằm ngăn chặm thảm họa biến đổi khí hậu. Nhưng sau khi đắc cử, tổng thống Trump ký liên tiếp các sắc lệnh cho phép khai thác than đá cũng như xóa bỏ Kế hoạch hành động vì khí hậu năm 2013 của ông Obama. Trước đó, Trump từng bày tỏ ông không hề tin lý thuyết khoa học về biển đổi khí hậu.

Tuy nhiên, không phải mọi chuyên gia đều cho rằng đây là quyết định đem lại thảm họa cho những nỗ lực đạt tới mục tiêu khí hậu toàn cầu.

Theo David Schlosberg, giáo sư chính trị môi trường ở Đại học Sydney, những quốc gia lớn khác như Trung Quốc và Ấn Độ có thể lấp đầy khoảng trống do Mỹ để lại, khiến nước Mỹ bị cô lập về mặt chính trị sau khi rút khỏi thỏa thuận.

"Tôi nghĩ nhiều bang và địa phương ở Mỹ sẽ nỗ lực để Mỹ hoàn thành mục tiêu mà họ đã tình nguyện cam kết", Schlosberg nói.

Trước đó, chính quyền bang California khẳng định sẽ tiếp tục chống biến đổi khí hậu nếu tổng thống Mỹ tuyên bố rút lui khỏi Hiệp định Paris.

Một số nhà khoa học cũng chỉ ra ngay cả khi Mỹ thi hành Hiệp định Paris, mục tiêu hạn chế hiện tượng ấm lên toàn cầu ở mức 2 độ C khó có thể đạt được. "Trong hơn hai năm qua, chúng ta đang trên đà phá vỡ những kỷ lục nhiệt độ toàn cầu. Năm 2014, chúng ta lập ra kỷ lục mới. Năm 2015, chúng ta phá vỡ kỷ lục đó và chúng ta tiếp tục làm vậy vào năm 2016", giáo sư Ian Simmonds thuộc Trường Nghiên cứu Khoa học Trái Đất, Đại học Melbourne, cho biết. 

Phương Hoa 

Let's block ads! (Why?)