Thursday, February 2, 2017

Những tình huống lì xì Tết khiến chủ - khách ngượng chín mặt

Đến chúc Tết nhà người quen đã xin việc giúp mình tháng trước, anh Thành (Đống Đa, Hà Nội) lì xì hẳn 500.000 nghìn đồng cho cậu con trai lớp 3 của chủ nhà. Bất ngờ, khi đó, anh họ của bé cũng tới chơi, anh liền rút phong bao 50.000 đồng ra mừng tuổi. Trước mặt nhiều người, hai cậu nhóc vô tư mở phong bao rồi so bì: "Sao bác lì xì cho em ấy nhiều mà cho cháu ít thế".

"Hồi trước bố thằng bé giúp mình vào một công ty mà không nhận đồng nào nên tiện dịp Tết, mình lì xì cho cháu như vậy, coi như một chút đền ơn. Không ngờ rơi vào tình huống dở khóc dở cười khiến cả mình lẫn chủ nhà và mấy người hàng xóm có mặt ở đó đều 'đứng hình', không biết nên nói hay làm gì", anh Thành kể. Anh cho biết, sau phút ngượng chín mặt đó, anh chỉ biết vội vàng chúc Tết rồi kiếm cớ đi về nhanh. 

nhung-tinh-huong-li-xi-tet-khien-chu-khach-nguong-chin-mat

Ảnh minh họa: MT.

Là dâu mới trong gia đình nhà chồng có đông cháu, năm nay, chị Bích (Hoài Đức, Hà Nội) cũng vướng phải tình cảnh khó xử vì sơ suất khi chuẩn bị phong bao lì xì. "Trong lúc cả nhà đang rôm rả chúc tụng sáng mùng một Tết thì cậu cháu trai con chị gái cả của chồng mình chạy tới phụng phịu 'Mợ ơi, sao mợ lại mừng tuổi cho con phong bao không, chẳng có tiền trong đó'. Mình không hiểu tại sao lại xảy ra sự tình như vậy, lóng ngóng vừa giải thích 'chết, chắc tại mợ nhầm', vừa đứng dậy lấy phong bao khác bù cho cháu", chị Bích kể. 

Chị Bích cho biết, tụi nhỏ rất vô tư nên khi nhận được bao lì xì có tiền là lại mừng rỡ ngay nhưng bố mẹ và chị chồng tỏ ra không mấy hài lòng vì tính đoảng của nàng dâu mới. Bích càng đỏ bừng mặt khi một người anh rể nói đùa đế thêm: "Mấy đứa còn lại cũng mở phong bao ra kiểm tra xem, khéo lại rỗng ruột nốt". 

Có hai con, một bé 6 tuổi, một bé mới 8 tháng, chị Xuân (Từ Liêm, Hà Nội) không khỏi ngại ngùng khi cứ có bất kỳ ai mừng tuổi cho mình thì cô con gái lớn cũng đòi thêm "còn của em cháu nữa". "Khổ nhất là ông bà và nhiều người xung quanh còn vào hùa khen bé là 'khôn' và 'biết nhớ tới em' nên dù mẹ nhắc nhở thế nào con vẫn tiếp tục chiêu đó", chị Xuân kể. Chị cho biết, ngay sáng hôm mùng 4 Tết, khi có một nhóm bạn của chú ruột bé tới chúc Tết ông bà rồi ra về mà không mừng tuổi, con liền chạy lại níu áo đòi: "Các cô chú quên lì xì cho chị em con à?". "Mấy thanh niên còn trẻ vội móc tiền ra mừng tuổi cho con, còn mẹ thì không biết giấu mặt vào đâu", chị Xuân kể.  

Quan niệm chỉ nên lì xì cho trẻ số tiền nhỏ để mang lại niềm vui và may mắn đầu năm, Trung (Tây Hồ, Hà Nội) gặp phải phen bẽ mặt khi đứa cháu họ học lớp 2 trả lại tờ 20.000 đồng anh mừng tuổi. "Thằng bé bóc phong bao ngay trước mặt cả nhà rồi xị mặt 'chiếc bao đẹp thế mà có mỗi tờ tiền này. Cháu chẳng lấy đâu. Hôm qua chú Hà mừng tuổi cháu hẳn 200.000 đồng", Trung kể. Lúc đó, mẹ cậu bé chữa ngượng bằng cách cầm lấy tờ tiền rồi nói: "Để mẹ giữ hộ cho, chú Trung vừa ra trường, mới đi làm, có tiền mừng tuổi cho các cháu là giỏi lắm rồi". 

"Thực sự mình vừa ngại vừa thấy buồn và không còn muốn lì xì cho bất cứ đứa trẻ nào nữa", chàng thanh niên 24 tuổi bày tỏ. 

Cũng vì chuyện tiền mừng tuổi mà cuộc gặp mặt đầu năm của gia đình bác Tình (Gia Lâm, Hà Nội) hôm mùng 2 Tết trở nên kém vui. Bác Tình, 60 tuổi kể, cả Tết, vợ chồng bác mong ngóng nhất mùng 2 vì đó là ngày cả 2 cô con gái đã đi lấy chồng đều đưa cháu về tề tựu. Năm nay, sau khi anh con rể cả chúc Tết và mừng tuổi bố mẹ vợ mỗi người một tờ 100.000 đồng thì cậu con rể thứ lập tức rút ra 2 tờ 500.000 đồng mừng nhạc phụ, nhạc mẫu. Vợ chồng bác Tình cảm ơn, chúc Tết lại hai con và cảm thấy lúng túng trước tình cảnh chẳng mong đợi này. "Anh con rể cả vốn tính đã hay tự ái nên chúng tôi rất khó xử và càng thương con gái đầu khi mới ở nhà bố mẹ chơi một lúc đã bị chồng khăng khăng đòi về", bác Tình kể. 

Chuyên gia tâm lý Lê Khanh, Giám đốc Phòng tư vấn tâm lý gia đình và trẻ em, TP HCM, cho biết, lì xì là một tục lệ xuất phát từ Trung Quốc, gọi là "lợi thị" trong tiếng Trung hay "Hồng bao" trong tiếng Quan Thoại, với ý nghĩa  mang đến điều may mắn cho con cháu. Vì thế, trong ngày đầu năm, con cháu tụ họp chúc Tết bố mẹ, ông bà và được những người lớn mừng tuổi bằng những phong bao màu đỏ và tờ tiền mới như một hình thức chúc phúc.

Ngày nay, việc lì xì đôi khi bị biến tướng thành hình thức cho tiền hay "trả nợ ngầm", từ đó nảy sinh nhiều hệ lụy, tình huống khó xử cho người lớn và làm hư cả trẻ con. Tình huống trẻ mở phong bao, lấy ruột, ném vỏ ngay trước mặt người rồi bình luận, so bì diễn ra khá phổ biến. Để tránh xảy ra điều này, người lớn nên giải thích cho trẻ hiểu giá trị tượng trưng của tờ tiền trong phong bao và các nguyên tắc cư xử tối thiểu như không mở bao trước mặt khách, không đòi được lì xì, khi nhận biết cảm ơn và nói lời chúc... Chính bố mẹ phải là người hướng dẫn cho trẻ trước Tết hay trước khi trẻ tiếp xúc với những người khách sẽ đến thăm gia đình vào dịp Tết để không phải ngượng ngùng khi con cháu mình chê ít, đòi thêm lì xì.

Theo nhà tâm lý, điều quan trọng là bản thân người lớn phải làm gương, đừng dùng tiền lì xì như một hành vi khoe mẽ hay trả lễ. "Nên luôn công bằng khi lì xì cho trẻ trong gia đình. Nếu muốn cho thêm vì thương hoàn cảnh hay hoặc lý do nào đó thì còn có nhiều dịp khác để cho tiền thay vì dồn vào khoản lì xì", chuyên gia bày tỏ.

Vương Linh

Let's block ads! (Why?)

Dương Yến Ngọc táo bạo khoe ngực đầy trên phố

Chuyên mục văn hoá giải trí của VnExpress. © 2004 Ngoisao.net, Tầng 5, Tòa nhà FPT Cầu Giấy, phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: webmaster@ngoisao.net, Điện thoại: 04.7300.9999 ext 4548; Liên hệ quảng cáo: 4567.

Let's block ads! (Why?)

'Cổng địa ngục' ở Ethiopia chằng chịt vết nứt dài 7 km

Let's block ads! (Why?)

Hình ảnh do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố cho thấy Erta Ale, ngọn núi lửa hình khiên gần biên giới Ethiopia và Eritrea, xuất hiện nhiều vết nứt mới làm trào ra lượng lớn dung nham, Live Science hôm 31/1 đưa tin. 

Nhập viện cấp cứu vì tin 'lang vườn' chữa bệnh bằng thuốc nam

Sau đợt uống “thuốc” nam trị bệnh, một bệnh nhân nữ 53 tuổi (ở Hưng Yên) phải nhập viện trong trình trạng bề mặt da toàn thân phỏng rộp, bong tróc.

Bệnh nhân bị dị ứng thuốc. Ảnh: Sức khỏe và Đời sống

Bệnh nhân này được điều trị tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai (Hà Nội). Theo thông tin từ người nhà, bệnh nhân này bị đau nhức xương, có người quen mách nên đi mua thuốc nam của ông lang gần nhà.

Uống mấy thang đầu thì bình thường nhưng uống đến thang thứ 5 - 6 thì nổi ngứa. Cũng theo người nhà bệnh nhân, thuốc nam mà bệnh nhân uống là các loại cây, lá sắc lấy nước uống. Lúc đầu, bệnh nhân nổi ban đỏ, sau đó bề mặt da phỏng rộp từng mảng lớn phải nhập viện.

Cũng tình cảnh tương tự, một bệnh nhân nữ 23 tuổi, với gương mặt sưng húp, tấy đỏ đang điều trị tại Trung tâm Dị ứng- Miễn dịch cho biết, do bị ốm nên chị đã đi mua thuốc lá về sắc uống. Sau khi uống được 2-3 thang thì nổi mụn, ngứa.

Tuy vậy, khi bệnh nhân nói về tình trạng này thì bà lang bảo là phải "phát" ra như vậy mới tốt nên chị vẫn tếp tục uống. Đến 2 - 3 hôm sau thấy trên người nổi ban từng mảng lớn, tróc da ở tay, lưng, sốt, mặt sưng tấy, người nhà mới đưa chị này đến BV Bạch Mai.

Dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu, Trung tâm Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng đã tiếp nhận những bệnh nhân dị ứng rất nặng bị hội chứng Stevens - Johnson và Lyell (tình trạng hoại tử, tổn thương da nghiêm trọng, xuất hiện các mảng ban đỏ toàn thân, các bọng nước to làm bong, hoại tử da từng mảng lớn như bị bỏng. Tổn thương còn có ở niêm mạc gây loét miệng, viêm kết mạc, viêm loét các hốc tự nhiên…).

Từng chia sẻ với PV, bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai, người thường xuyên tiếp xúc với các ca cấp cứu do dị ứng cho biết, bệnh nhân bị dị ứng thuốc tây các bác sĩ sẽ biết rõ thành phần thuốc, còn những người tự điều trị kiểu lang băm thì rất khó lường. Các thành phần thuốc không rõ ràng. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất, bảo quản thuốc nếu không cẩn thận có thể bị mốc, nhiễm nấm, vi khuẩn gây bệnh.

Thậm chí, bác sĩ Trường chia sẻ, từng có bệnh nhân bỏ ra gần 6.000 USD để mua một lạng bột sừng tê giác với hy vọng giúp chữa khỏi hẳn bệnh nhiệt miệng gây khó chịu lâu nay.

Tuy nhiên, sau khi uống được 2 ngày, thay vì hết nhiệt miệng, bệnh nhân bắt đầu thấy xuất hiện các nốt mụn mủ và ban đỏ, ngứa và đau rát ở mặt, sau đó lan ra hai cánh tay, sốt nhẹ. Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán là nhiễm độc da do dị ứng.

H.Mai

Let's block ads! (Why?)

Loài vật nào có thể tồn tại không cần khí oxy?

Thứ năm, 2/2/2017 | 06:00 GMT+7

|

Thứ năm, 2/2/2017 | 06:00 GMT+7

Xin hỏi trên Trái Đất có loài vật nào tồn tại được không cần khí oxy không? (Minh Anh)

loai-vat-nao-co-the-ton-tai-khong-can-khi-oxy

Ảnh: Fitday.com.

Mời độc giả đặt câu hỏi .

Let's block ads! (Why?)

Hạnh phúc của cô gái Việt chờ chàng trai đạo Hồi 7 năm

Yêu Ahmad Zaki - một chàng trai ngoan đạo, người Singapore - Phương Chi (quê Đồng Nai) từng bị nói là mù quáng. Chờ đợi chàng suốt 7 năm, ai cũng bảo cô khờ dại. Bỏ váy áo thời thượng, ăn chay đều đặn, cầu nguyện 5 lần mỗi ngày... chẳng ai tin cô có thể làm được. Nhưng rồi, vượt qua bao khó khăn đó, cô gái vốn có cá tính mạnh mẽ này đã chứng minh tình yêu đích thực của mình có thể chiến thắng tất cả.

Đôi uyên ương đã về chung một nhà vào cuối năm 2016. Hiện Phương Chi là quản lý một công ty bán lẻ ở Singapore, còn chồng cô là một kỹ sư, kiêm huấn luyện viên thể hình.

hanh-phuc-cua-co-gai-viet-cho-chang-trai-dao-hoi-7-nam

Phương Chi tuy hơn Zaki 3 tuổi nhưng lại được anh chàng xem như "cô bé", chiều chuộng hết mực.

7 năm trước Phương Chi đang học năm cuối đại học ở Singapore thì quen biết với Zaki, khi cô đi làm thêm ở phòng tập gym, còn anh là học viên tại đây. Trong một năm quen nhau, Chi chưa từng mảy may nghĩ đến chuyện yêu đương với chàng trai kém 3 tuổi này. Ngược lại, Zaki ôm mối tình đơn phương với cô gái Việt xinh xắn ngay từ những ngày đầu gặp gỡ. Chàng trai chọn cách làm một người bạn thân thiết để có cơ hội gần gũi Chi hơn.

"Anh ấy hay dành thời gian rủ mình đi ăn, xem phim, giúp chuyển nhà... Tình cảm cứ dần lớn lên trong mình lúc nào không hay. Cho đến một hôm hai đứa đi ăn kem về và đứng đợi đèn xanh, đỏ. Anh ấy chỉ chạm nhẹ tay mình kéo lại vì mình đang đi sai đường. Tim mình đột nhiên đập dữ dội, chân tay lóng ngóng. Mình nhận ra là thích anh ấy mất rồi", Phương Chi bồi hồi kể.

Từ đó, cả Phương Chi và Zaki quan tâm nhau nhiều hơn. Không lâu sau đó, Chi tốt nghiệp rồi về Việt Nam làm việc, còn Zaki cũng lên đường nhập ngũ. Do ở xa nên đến mỗi dịp đặc biệt, Zaki thường làm một clip và hát cho bạn gái nghe bất cứ bài nào cô yêu cầu, thay cho những món quà vật chất. Anh chàng đặc biệt có khả năng hát các bài hoạt hình bằng tiếng bản địa của nhiều nước. Những khi bạn gái giận, anh hát cả tiếng để làm lành.

Ngày nào cũng vậy, cứ khoảng 9h tối là chàng bắt đầu nhắn tin cho nàng. Có những hôm Chi đi chơi nửa đêm mới về, anh vẫn kiên nhẫn đợi để hai người đi ngủ cùng lúc. "Ngày nào cũng đều đặn như thế. Lúc đó mình nghĩ tại sao người đàn ông này lại kiên trì như vậy. Nếu mình là anh ấy chắc sẽ bỏ cuộc, vì tình yêu này có quá nhiều khó khăn, từ tuổi tác, tôn giáo, khoảng cách địa lý...", Chi giãi bày.

Trong năm đó Zaki cũng dành dụm tiền qua Việt Nam thăm Chi. Thấy được tính cách trầm ổn, cử chỉ chững chạc, nhất là cách chăm sóc con gái mình rất chu đáo của Zaki, mà bố mẹ Phương Chi yên tâm và ủng hộ tình yêu của đôi trẻ. Đầu năm 2012, Chi đã nắm bắt cơ hội quay trở lại Singapore lập nghiệp để được ở gần chàng trai mình yêu.

hanh-phuc-cua-co-gai-viet-cho-chang-trai-dao-hoi-7-nam-1

Từ khi theo đạo của chồng, Phương Chi phải đem cho toàn bộ váy áo thời thượng. Cô chuyển sang mặc quần áo che kín người như phụ nữ đạo Hồi, với mục đích bảo vệ bản thân khỏi những lời nói hay cử chỉ khiếm nhã.

Xác định sẽ tiến tới với Zaki, đồng nghĩa với việc Chi phải học cách chấp nhận tôn giáo của chàng. Mỗi ngày cô phải cầu nguyện 5 lần vào một khung giờ nhất định, mỗi lần 5-10 phút. Là con gái nhưng không được ăn mặc đa dạng, sexy khiến Chi cũng thấy bí bách. Nhiều hôm đi ra ngoài gặp bạn bè, đã diện một bộ cánh quyến rũ rồi, nhưng nghĩ đến Zaki, Chi lại thay một bộ kín cổng cao tường.

"Đi ăn với bạn mà không dám vì mọi người ăn thịt lợn. Mỗi lần về nước phải khước từ đến nhà người thân ăn cơm. Có những thời điểm mình bị bạn bè xa lánh, họ hàng chê trách. Những giáo lý khắt khe của đạo Hồi khiến mình bức bối đến mức muốn chia tay, nhưng mỗi lần như vậy anh ấy lại ở bên vỗ về mình", Chi bộc bạch.

May mắn, Phương Chi nhanh chóng thấm nhuần được giáo lý đạo Hồi, đến cuối năm 2015, cô gái Việt chính thức theo đạo, trong sự chúc phúc của bạn bè, người thân.

Song, hơn cả những rào cản tôn giáo, còn là sự khác biệt về tuổi tác, sự nghiệp. Thời điểm Phương Chi ra trường thì Zaki mới là sinh viên năm nhất, sau đó lại đi nghĩa vụ quân sự hai năm. Đến khi anh ra quân, là lúc Chi đã có công việc ổn định. Bạn bè cô hầu hết đã rục rịch chồng con.

"Nhiều lúc bạn bè cứ chọc sao mình phải yêu khó khăn như thế nhưng trong mình lúc nào cũng có niềm tin anh ấy sẽ là người chồng tốt. Nhớ lại thời điểm ấy, Zaki tuy chỉ là sinh viên nhưng chỉ cần mình thích cái gì anh ấy đều dành dụm để mua bằng tự sức", Chi cho hay. Những cử chỉ chân thành đó giúp Chi kiên trì chờ đợi anh.

hanh-phuc-cua-co-gai-viet-cho-chang-trai-dao-hoi-7-nam-2

Đôi uyên ương đã chọn những đồi cát mênh mông ở Phan Thiết để lưu lại chuyện tình đẹp của mình.

Chia sẻ về người vợ của mình, Zaki cho hay, Chi có vẻ ngoài mạnh mẽ, luôn thích tỏ ra bắt nạt anh, nhưng thực ra bên trong cô trẻ con, đáng yêu và dễ bị đánh lừa. "Cô ấy cứng đầu và chăm chỉ lắm. Tôi yêu cô ấy bởi con người thật thà, không coi trọng vật chất", Zaki chia sẻ thêm.

Còn trong mắt cô gái Việt, Zaki là một người "ngoài lạnh, trong ấm", vóc dáng cao to, lạnh lùng nhưng đứng trước cô lại rất trẻ con, hay khóc. "Thường giới trẻ Singapore bây giờ quên đi các giá trị cốt lõi về gia đình hay tôn giáo, nhưng anh ấy sống rất nguyên tắc, yêu mẹ và ngoan đạo", Chi chia sẻ.

Vào sinh nhật cô gái mình yêu năm 2015, Zaki đã dẫn cô đi chơi cáp treo. Trong khi nàng đang hét lên sung sướng vì bờ biển với bãi cát trắng tuyệt đẹp của đảo Sentosa thì chàng lấy nhẫn ra cầu hôn và hứa sẽ chăm sóc cô cả đời. "Mình khóc hết nước mắt khi nhìn thấy chiếc nhẫn mơ ước, được anh mua bằng tiền lương và tiền làm thêm trong hai tháng, hại anh ấy phải quỳ gối mãi", Chi hạnh phúc kể.

Trong lần tổ chức đám cưới và chụp hình ở Việt Nam vào tháng 12 vừa qua, Phương và Zaki đã đi rất nhiều cửa hàng mà không tìm được bộ nào kín đáo. Những người thuê áo cưới ai cũng cười vì cô "cổ hủ". Cuối cùng Chi phải đi may thêm một cái áo màu da để mặc ở trong trước khi mặc áo cưới. Sau đám cưới, đôi vợ chồng trở lại Singapore.

Cô gái Việt mạnh mẽ bộc bạch thêm, thời gian 7 năm để kiên trì một tình yêu không hề đơn giản, nhưng cô tin sau câu chuyện của mình có thể giúp đỡ phần nào đó đến những người yêu nhau kiên trì tìm đến với nhau. "May mắn mình hiểu được giáo lý của đạo Hồi. Từ khi đi theo nó và lấy chồng, mình tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, sống hướng thiện và biết chấp nhận những điều không hay để cuộc sống dễ dàng hơn", cô nói.

Xem thêm: Ảnh cưới của đôi uyên ương Phương Chi và Zaki

Phan Dương

Let's block ads! (Why?)

Cá heo mẹ ra sức đoạt lại con bị thợ săn Nhật bắt giữ

Let's block ads! (Why?)

Đoạn video ghi lại cảnh săn cá heo được một người phụ nữ Australia tên Liz Carter, người tận mắt chứng kiến cuộc đi săn, chia sẻ trên Facebook cá nhân hôm 22/1, thu hút 1,6 triệu lượt xem, gần 22.000 lượt chia sẻ và hơn 3.000 lượt bình luận, theo Seeker.