Phạm Hương chia sẻ: 'Bản thân tôi là thế hệ thanh niên, còn trẻ, nên tôi nghĩ cá nhân mình có trách nhiệm và có nghĩa vụ với cộng đồng, phải yêu thương và san sẻ cùng mọi người. Đó mới là truyền thống và đạo lý ngàn đời nay của người Việt Nam. Sau đó, với cương vị là hoa hậu, tôi muốn thông qua những hoạt động có ý nghĩa của mình mang lại nguồn cảm hứng, thôi thúc các bạn trẻ làm theo mình, để những người khó khăn sẽ nhận được nhiều yêu thương hơn, lạc quan hơn'. |
Thursday, December 8, 2016
Phạm Hương tình cảm với các cụ già nghèo
Hoa hậu Việt Nam Áo dài tại Mỹ khoe vẻ đẹp rạng ngời
Người đẹp Hải Dương xinh tươi và trẻ trung dù trang điểm nhẹ nhàng, chưng diện giản dị hay cầu kỳ.
Từ sau khi giành được ngôi vị cao nhất của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam Áo dài tại Mỹ, cái tên Nguyễn Trần Hải Dương được đến gần hơn với công chúng. |
Tân Hoa hậu là cháu ruột của đạo diễn Lưu Trọng Ninh, con cháu của dòng họ Tôn Thất, Công Tằng Tôn Nữ - dòng họ vua chúa. |
Chị không chỉ là một phụ nữ xinh đẹp, quyến rũ mà còn là một nữ doanh nhân thành đạt. |
Từ sau khi đăng quang, người đẹp rất chú trọng tới việc chăm sóc nhan sắc để mình luôn đẹp và rạng ngời mỗi khi xuất hiện trước công chúng. |
Chị có sự nghiệp thành công và một gia đình hạnh phúc bên người chồng làm CEO của nhiều tập đoàn, công ty, trung tâm mua sắm lớn tại Việt Nam. |
Bên cạnh những thành công đạt được trong sự nghiệp, Hoa hậu Hải Dương còn được biết đến là người có lòng nhân ái. Chị thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội ý nghĩa, chương trình thiện nguyện giúp đỡ người dân nghèo. |
Vừa qua, người đẹp đã có chuyến ghé thăm bà con vùng núi Khánh Sơn, Khánh Hòa. Chị đã mang 200 phần quà gồm gạo và những thực phẩm thiết yếu để gửi tặng cho bà con nghèo. |
Tân hoa hậu còn là người tài trợ cho chương trình “Nâng cao tầm vóc - Tránh bệnh học đường”. Chương trình nhằm mục đích hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em đẩy lùi các bệnh học đường như cận thị, béo phì, tự kỷ, cong vẹo cột sống… bằng những biện pháp đơn giản, nhất là tập thể dục với xà đơn. |
Thu Ngân
Ngày trên Trái Đất sẽ dài 25 tiếng do hành tinh quay chậm dần
Trái Đất quay chậm hơn gần hai mili giây sau mỗi thế kỷ. Ảnh: YouTube. |
Những ghi chép cổ đại của nền văn minh Babylon, Trung Quốc, Hy Lạp và Arab chỉ ra Trái Đất đang quay chậm dần. Qua xem xét ghi chép về hiện tượng thiên thực (gồm nhật thực và nguyệt thực) từ năm 720 trước Công nguyên, các nhà khoa học kết luận cứ sau 100 năm, ngày trên Trái Đất đang trở nên dài hơn gần hai mili giây (0,002 giây), International Business Times đưa tin.
Từ lâu các nhà khoa học đã nhận thấy Trái Đất đang quay chậm lại. Khi hành tinh mới hình thành, một ngày chỉ dài 6 tiếng. Khoảng 200 triệu năm trước, dưới thời khủng long, ngày dài 23 tiếng. Sau 200 triệu năm nữa, các nhà khoa học ước tính ngày sẽ dài 25 tiếng.
Để hiểu chính xác vòng quay của Trái Đất đã biến đổi như thế nào trong vài nghìn năm qua, nhóm nghiên cứu từ Đại học Durham và cơ quan nghiên cứu hàng hải thiên văn HM Nautical Almanac Office của Anh xem xét các ghi chép cổ có niên đại 2.700 năm.
Bắt đầu từ bản ghi chép của người Babylon, nhóm nghiên cứu tìm hiểu cách nền văn minh cổ đại này đo thời gian bắt đầu và kết thúc và xác định địa điểm. Họ sử dụng tài liệu thu thập từ Trung Quốc, Hy Lạp, châu Âu thời Trung Cổ và Arab để tạo ra "danh sách các quan sát đầy đủ nhất từ trước tới nay để nghiên cứu khác biệt trong tốc độ quay của Trái Đất từ năm 720 trước Công nguyên".
Các nhà khoa học so sánh ghi chép này với mô hình vi tính chỉ ra thời gian và địa điểm thiên thực diễn ra cách đây hàng nghìn năm nếu chuyển động quay của Trái Đất không thay đổi. Phát hiện công bố hôm qua trên tạp chí Proceedings of the Royal Society A chỉ ra vòng quay của Trái Đất chậm đi khoảng 1,8 mili giây sau mỗi thế kỷ.
Sự quay chậm này một phần do lực thủy triều. Tốc độ quay của Trái Đất nhanh hơn Mặt Trăng. Lực hấp dẫn của Mặt Trăng tác động lên thủy triều, làm chậm vòng quay của Trái Đất chậm lại. "Giả định phép đo lực hãm qua thủy triều trong hệ thống Trái Đất - Mặt Trăng - Mặt Trời là chính xác, chúng tôi kết luận chỉ riêng cơ chế này không đủ để giải thích cho tốc độ quay chậm được quan sát trong 2.700 năm qua", nhóm nghiên cứu cho biết.
Xem thêm:
Phương Hoa
Tâm sự cô gái xinh đẹp xứ Nghệ trở thành 'Thị Nở' khi mang bầu
Chia sẻ của Cẩm Nhung, bà mẹ trẻ 24 tuổi, ở Thái Hòa, Nghệ An, về quá trình mang bầu xấu xí đang gây sốt trên cộng đồng mạng. Chỉ sau một ngày đăng tải, status của cựu sinh viên khoa Luật, ĐH Vinh, đã có tới 34 nghìn lượt like, gần 10.000 lượt chia sẻ.
Trong status của mình, Nhung kể về việc cô đã thay đổi ngoại hình kinh khủng thế nào trong 9 tháng mang bầu.
Chia sẻ với VnExpress, Nhung cho biết: "Trong 3 tháng đầu tôi bị hiện tượng động thai nên nằm yên một chỗ, đi lại phải hết sức nhẹ nhàng. Đến tháng thứ 4, cơ thể tôi bắt đầu thay đổi rõ rệt, mặt bắt đầu mọc mụn, da nhờn đi, mũi to ra, da mỗi ngày một đen thêm. Tôi nghĩ hiện tượng này sau vài tháng sẽ mất đi nhưng không, càng về cuối thai kỳ tôi càng phù nề nặng, mặt kín mụn. Mỗi ngày tôi chỉ dám rửa nước muối sinh lý. Nhìn thấy mình trong gương tôi chẳng nhận ra nổi mình".
Từ một cô gái xinh xắn với vóc dáng nhiều người mơ ước, Nhung trở nên xấu xí khi mang bầu. |
Bà mẹ trẻ cho biết trước khi mang bầu, cô rất chăm chỉ tập luyện thể thao, chế độ ăn cũng hạn chế tinh bột để giữ dáng. Chiều cao 1m65, cân nặng 51 kg cùng khuôn mặt xinh xắn giúp Nhung đi đâu cũng nổi bật. Nhưng khi mang bầu, ăn nhiều món tẩm bổ khiến cân nặng cô tăng chóng mặt. Đến khi lên bàn đẻ, Nhung cán mốc 85 kg. Cô vẫn còn nhớ rõ cảm giác xấu hổ khi đi đâu người ta cũng hỏi "sinh đôi à" hay bác sĩ mổ nói hai chân cô "như 2 cây chuối hột".
Ba mẹ đều sống ở nước ngoài, nên nhiều lúc buồn, tủi thân Nhung không biết tâm sự cùng ai. Lúc nào, cô cũng hỏi chồng: "Nhìn em có gớm không?". Chồng vỗ về an ủi nói chẳng vấn đề gì nhưng Nhung tự biết bản thân mình đã xấu đi rất nhiều. Bao lần cô lặng lẽ vào góc nhà ngồi khóc, khi ngay cả những người quen cũng chẳng nhận ra cô.
Nhung hiện sinh em bé được 3 tháng. Do thời gian mang bầu chủ yếu tích nước nên sau sinh cô giảm cân rất nhanh, hiện giờ cân nặng của cô chỉ còn 58 kg. Bà mẹ trẻ đã dần lấy lại vóc dáng và vẻ xinh đẹp như xưa.
Dưới đây là status đang gây sốt của mẹ trẻ xứ Nghệ:
Có lẽ không ít bạn bè trên Facebook Nhung sẽ thắc mắc tại sao một năm qua không thấy mình up cái ảnh nào, trong khi trước đó tần suất up ảnh của mình khá nhiều.
Nhìn những hình ảnh này mọi người sẽ hiểu tại sao mình lại nói thế. Các bạn đừng cho rằng phụ nữ ai chẳng phải xấu khi mang thai, nhưng xấu tột độ như mình thì quả là hiếm. Đến giờ phút này, khi con trai tròn 3 tháng tuổi, khi cơ thể bắt đầu thon gọn lại, khi mặt đã hết mụn và sưng phù, mình mới can đảm viết những dòng này.
Ai quen Nhung trước đây cũng biết ngoại hình của mình cũng khá ưa nhìn. Nhưng nếu như gặp lại Nhung trong thời kỳ mang bầu chắc không nhận ra nổi. Mình kể lại một số chuyện dở khóc dở cười để mọi người hiểu hơn.
Có hôm đang đứng bán hàng cho mẹ chồng, có chị khách vào cứ nhìn chằm chằm vào mặt mình. Một lúc sau chị chắc tò mò quá mới hỏi mình câu này:
- Em ơi em có phải con dâu nhà V.N không?
- Dạ, phải ạ, có chuyện gì không chị?
- Trời ơi, em đây à? Sao em khác thế, hôm đi cưới em về ai cũng khen nhà có cô con dâu xinh gái thế, mà giờ bầu em xấu như thế này à!
Nói thật lúc đó mình chỉ biết cười trừ mặc dù buồn não nề. Rồi lại lần khác đang đứng trong shop với chồng thì khách vào, nhìn một lúc thì nhận ra người cùng quê mình bên Hà Tĩnh. Mình lấy hết can đảm hỏi anh kia một câu:
- Anh T.C phải không ạ?
Anh ngạc nhiên tròn mắt lên nhìn mình một lúc, nghĩ trong đầu anh nhận không ra rồi, nên mình mới bảo: "Em Nhung đây mà".
- Hả, Nhung à, sao em xấu quá anh không nhận ra!
Nghe xong câu đó mình xấu hổ chết điếng, chẳng biết nói gì nữa, chỉ mong có cái lỗ mà chui xuống cho xong.
Khuôn mặt Nhung nổi mụn chi chít khi mang bầu. |
Nhà chồng mình ngay cạnh chợ, người ra vào lúc nào cũng tấp nập, khách vào ai cũng nhìn, còn hàng xóm xung quanh cứ thấy là chỉ trỏ, người ghét thì hả hê sung sướng, người hiểu thì xuýt xoa, thấy thương, thấy tiếc...
Lấy chồng xa, cũng 2 năm rồi mình không về ngoại. Nhiều khi nhớ lắm nhưng chẳng dám về... vì sợ, sợ người ta chỉ trỏ nói này nói nọ, sợ người ta gièm pha chê bai, sợ nội lại thấy cháu mà xót mà thương rồi buồn... nên thôi, chẳng về nữa.
Mình vẫn tự động viên bản thân, rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi. Nhưng đêm về nhiều lúc nước mắt cứ tự rơi xuống, không biết phải nói chuyện với ai, tâm sự với ai cho nhẹ lòng nên đành im lặng. Chồng thấy thì chồng thương nhưng cũng chỉ biết thế thôi chứ không thể làm gì.
Càng ngày cân nặng cứ tăng lên nhanh chóng, có tuần tăng tới 4 kg, chân tay phù ra nứt hết. Đến bắp tay bắp chân cũng không tránh khỏi, mỗi lần đi tắm là mỗi lần buồn bã, chán nản, nhìn vào gương đến bản thân chẳng nhận ra mình. Sáng sớm rửa mặt mình còn nổi gai ốc vì mặt chi chít mụn, môi thâm đi, da sạm lại, mũi to ra và mắt thì híp lại, mọi thứ tồi tàn đến mức phát sợ.
Nhung dần lấy lại cân nặng, vóc dáng sau khi sinh. |
9 tháng 10 ngày thực sự là quãng thời gian dài đằng đẵng, đã có lúc tưởng như sẽ trầm cảm khi bản thân chẳng thấy thiết tha gì. Một người mà trước đây dành tất cả số tiền có được để mua sắm, để làm đẹp thì bây giờ chỉ cần 3 bộ quần áo thật rộng thật thoải mái là đủ, bàn trang điểm không hề đụng tới. Cuộc sống dần chậm lại, cảm giác nặng nề mệt mỏi cứ đeo bám quanh mình.
Giờ ngồi viết mấy dòng này, nhìn lại mới thấy thật sự chẳng dễ dàng gì. Đàn ông hãy cố gắng thương lấy vợ mình hơn nhé, cái giá phải trả là tuổi trẻ là sắc đẹp cả đấy, hy sinh tất cả cho gia đình như thế có đáng được trân trọng yêu thương không?
Mộc Miên
Sinh sản hữu tính - điểm độc đáo của loài rươi
Những ngày này người dân các tỉnh ven biển như Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa đang săn rươi - loài vật mang lại giá trị kinh tế cao với 100 triệu đồng mỗi ngày. Tuy nhiên, số lượng rươi ngày càng giảm, do chúng kén môi trường sống và việc nhân nuôi không dễ.
Rươi có tên khoa học Tylorrhynchus heterochaetus, là động vật không xương sống, thuộc lớp giun nhiều tơ, nhiều nơi còn gọi là rồng đất. Có nhiều quan điểm về sự phân bố của rươi, nhưng số đông giới khoa học cho rằng chúng thường tập trung ở vùng nước lợ của các cửa sông ven biển Việt Nam.
Theo một công trình nghiên cứu về rươi của tác giả Nguyễn Quang Chương (Trung tâm Quan trắc - Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I), mùa sinh sản chính của rươi là tháng 5-6 (rươi chiêm) và tháng 10-11 (rươi mùa). Từ tháng 1 đến tháng 6, do thủy triều lên về đêm nên rươi di cư sinh sản ban đêm. Khi di cư chúng không nổi lên mặt nước mà đi chìm cách đáy 20-30 cm. Ngoài ra, rươi còn sinh sản rải rác vào các tháng trong năm.
Sự di cư của rươi chịu tác động của độ đục và độ mặn trong thủy triều. Bằng chứng là trong hai tháng 11 và 12 - khi độ mặn trong nước cao nhất thì cũng là lúc rươi đi sinh sản với số lượng nhiều nhất. Vì vậy sản lượng khai thác rươi trong hai tháng này rất lớn.
Trong công trình "Về một số đặc điểm sinh học và mùa vụ sinh sản của loài rươi ở vùng ven biển miền Bắc nước ta" (1999), tác giả Phạm Đình Trọng phát hiện rươi xuất hiện 6 tháng âm lịch trong năm gồm 4, 5, 9, 10, 11, 12 (tương đương các tháng 5, 6, 10, 11,12 và tháng 1 dương lịch). Tác giả cũng đề cập ba yếu tố liên quan đến sự xuất hiện của rươi là thời tiết, thủy triều và ánh sáng.
Giới chuyên gia cho rằng, số lượng rươi ngày càng giảm do bị khai thác triệt để vào mùa sinh sản để phục vụ nhu cầu của con người. Ảnh: Ngọc Thành. |
Hình thức sinh sản chính là điểm độc đáo của rươi. Nhiều người nghĩ rươi cũng như những loài trong họ nhà giun sinh sản vô tính bằng cách đứt đoạn để nhân ra các cá thể mới, nhưng kỳ thực ở rươi có sự tiếp nối của hai phương thức vô tính và hữu tính.
Tiến sĩ Lê Hùng Anh (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) cho biết, để tạo ra đàn rươi nổi lên bề mặt vào mùa sinh sản, rươi mẹ tự cắt cơ thể thành các cá thể hữu tính. Các cá thể này nhanh chóng tái sinh đầu, đuôi và chứa đầy các sản phẩm sinh dục, trong đó con cái chứa trứng, con đực chứa tinh trùng.
Trong khi rươi mẹ tái sinh đuôi và ở lại nền đáy thì các cá thể hữu tính với thân hình mập mạp chứa đầy sản phẩm sinh dục sẽ từ dưới đáy sông, đồng lúa, đầm cói chui ra và nổi lên thành đàn. Chúng vừa bơi vừa vặn mình để phóng thích trứng và tinh trùng vào môi trường nước. Sau khi phóng thích hết sản phẩm sinh dục thì cá thể hữu tính sẽ chết.
Tuy nhiên, khi chúng vừa nổi lên mặt nước đã bị con người thu vớt làm thực phẩm hoặc bị các loài tôm, cua, cá và chim nước chờ đón săn bắt. Dù vậy khi một cá thể sinh sản bị săn bắt, các vết đứt trên thân, trứng hoặc tinh trùng vẫn kịp thoát ra ngoài môi trường nước để sinh sôi nảy nở thế hệ tiếp theo.
Trứng sau khi thụ tinh với tinh trùng nhanh chóng phát triển qua các giai đoạn ấu trùng đặc trưng cho giun đốt là Trocophora. Sau một số lần biến thái, ấu trùng Trocophora chuyển thành Metatrocophora, sau đó là Nectochaeta và cuối cùng trở thành giun trưởng thành có cấu tạo cơ thể giống cá thể mẹ. Nhờ hoạt động bắt mồi tích cực ấu trùng có thể tích lũy mỡ trong cơ thể khiến chúng không bị chìm. Khi cơ thể phát triển đầy đủ giống với cá thể trưởng thành, mỡ dần mất đi, tỷ trọng cơ thể tăng lên chúng chìm dần xuống đáy và định cư ở đáy.
Khi nổi lên mặt nước, người xem sẽ thấy màu sắc của rươi khác biệt giữa cái và đực. Con cái có màu vàng nhạt, dài 60-90 mm, rộng 5-8 mm; con đực màu xanh, dài khoảng 60 mm, rộng 3-5 mm.
Rươi từ lâu đã trở thành món ăn bổ dưỡng và có giá thành cao lên đến hơn nửa triệu đồng một kilogam. Giới khoa học cho biết, số lượng loài ngày càng giảm, do nhu cầu về loài này ngày càng tăng, nên vào mùa sinh sản chúng được khai thác triệt để. Bên cạnh đó việc sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp đã làm giảm nguồn lợi rươi trong những năm gần đây.
>>
10.000 con ngỗng chết la liệt trong hồ nước nhiễm độc ở Mỹ
Khoảng 10.000 con ngỗng chết được phát hiện trong hồ ở Butte, Montana. Ảnh: AP. |
Cơ quan Bảo vệ Môi trường và Tài nguyên Montana (EPA) phát hiện khoảng 10.000 con ngỗng tuyết chết trong hồ nước chứa đầy kim loại nặng và axit sulfuric hình thành trong mỏ đồng lộ thiên Berkeley Pit ở Butte, Montana, Mỹ, Independent hôm nay đưa tin.
"Đàn ngỗng khoảng 25.000 con hạ cánh xuống khu vực này hôm 28/11. Đây là số lượng chim lớn nhất chúng tôi từng thấy trong suốt 21 năm qua. Các công nhân đã cố gắng hết sức để cứu chúng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều con đang bơi trong hầm", Mark Thompson, người quản lý môi trường tại mỏ đồng Berkerly Pit, cho biết.
Nhà chức trách dùng súng bắn đạn mã tử để cố gắng xua đuổi bầy ngỗng khỏi hồ nước nhiễm độc. Ảnh: Billingsgazette. |
Công ty Tài nguyên Montana, đơn vị phụ trách quản lý hồ nước, đã thu thập 20 xác ngỗng để phân tích nguyên nhân gây ra cái chết của chúng.
Ngỗng tuyết nằm trong danh sách động vật có nguy cơ tuyệt chủng hồi đầu thế kỷ 20. Năm 1995, hơn 300 con ngỗng đã chết sau khi uống nước ô nhiễm ở Berkeley Pit. Kết quả kiểm tra sau đó cho thấy có kim loại nặng trong thận của chúng.
Xem thêm:
Hiền Anh
Trả lời đúng 10 câu này, bạn mới thực sự biết nấu ăn ngon
Trắc nghiệm dưới đây được biên soạn theo bí quyết nấu ăn của đầu bếp Đoàn Thu Thủy, người từng giành giải ba Vua đầu bếp Việt 2014, hiện là chủ của một nhà hàng món Việt và một kênh dạy nấu ăn trên mạng.
Câu 1. Khi hầm xương, sườn heo, muốn thịt mềm nên làm gì?
Ảnh: wordpress |
a. Ngâm nước lạnh một giờ trước khi chế biến.
b. Hầm với lửa to.
c. Cho một cục pin vào nồi hầm.