Monday, December 5, 2016

Loài cây chinh phục giá lạnh khắc nghiệt trên đỉnh Himalaya

loai-cay-chinh-phuc-gia-lanh-khac-nghiet-tren-dinh-himalaya

Các loài cây đệm được phát hiện ở độ cao 6.150 m trên mực nước biển. Ảnh: Jiri Dolezal. 

Nhóm nghiên cứu do Jiri Dolezal, đến từ Viện Thực vật học thuộc Học viện Khoa học Cezch, phụ trách vừa phát hiện 6 loài cây đệm phát triển ở vùng đất sỏi đá trên núi Shukule II, phía tây dãy Himalaya, thuộc vùng Ladakh, Ấn Độ. Đây là lần đầu tiên thực vật có mạch được tìm thấy ở độ cao 6.150 m trên mực nước biển, New Scientist hôm 1/12 đưa tin. 

Chúng đều phát triển khỏe mạnh, mang nhiều đặc điểm nhằm chống chọi mùa đông dài và thiếu nước. Mỗi cây nhỏ hơn một đồng xu, bên trong chứa chất chống đông có hàm lượng đường cao. Lá cây sắp xếp thành hình giống hoa hồng giúp chúng giữ không khí ấm.

Các loài cây đệm có rễ rất nhỏ, phần lớn mới xuất hiện tại khu vực này cách đây vài năm. Tuy nhiên, Dolezal phân tích được một đoạn rễ có 20 vòng sinh trưởng, chứng tỏ một số cây đã phát triển ở đây trong hai thập kỷ.

Thực vật trước đây thường gặp hạn chế khi phát triển ở độ cao lớn do chúng cần vùng đất mỗi năm có ít nhất 40 ngày không trải qua sương giá để phát triển. Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ trên dãy Himalaya tăng lên, thực vật bắt đầu xuất hiện ở đây và các đỉnh núi khác trong khu vực. Chúng có thể phát triển từ các hạt giống được thổi đến vùng đất băng tan.

"Trên dãy Himalaya khô cằn có rất nhiều ngọn núi với những vùng rộng lớn không bị đóng băng. Thời gian không sương giá kéo dài hơn, đồng nghĩa với việc nhiều môi trường sống mới sẵn sàng để thực vật phát triển", Dolezal nói.

Theo ông, nhiệt độ trung bình vào mùa sinh trưởng ngắn ở đây đã tăng khoảng 6 độ C trong một thập kỷ qua. Vì thế, Dolezal tin rằng thực vật sẽ phát triển lên cao hơn trong tương lai.

Xem thêm:

Hiền Anh

Let's block ads! (Why?)

Trứng vịt lộn bổ dưỡng nhưng nên ăn bao nhiêu quả/ngày?

Trước những thông tin đó, không ít người có đam mê với món ăn này cảm thấy hoang mang. Trên diễn đàn dành cho Mẹ & Bé, nickname mẹ Tôm chia sẻ: “Đọc những thông tin như ăn nhiều trứng vịt lộn dẫn tới thừa chất, đầy bụng, khó tiêu mà mình hoang mang quá. Mình chẳng biết thực hư thế nào. Bé Tôm nhà mình nay 9 tuổi, cháu rất khoái khẩu món này. Mỗi tuần cháu ăn hẳn 4-5 quả trứng”.

Còn nickname Hoàng Giang cho rằng “Mình rất thích ăn trứng vịt lộn, nói chung cứ mỗi ngày 1-2 quả. Mình thấy vẫn bình thường, chẳng hiểu ăn nhiều có sao không nữa. Thấy các mẹ chia sẻ mà thấy hoang mang.

Để rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa HN). TS Thịnh cho hay, tất cả những thông tin dân mạng truyền tai nhau chỉ là những tin đồn chưa được kiểm chứng, vì thế chúng ta không nên quá hoang mang.

Trứng vịt lộn là món ăn khoái khẩu của nhiều người (Ảnh: Internet).

Trứng vịt lộn là món ăn bình dân, bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Ngoài việc chữa các chứng bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể trứng vịt lộn còn có vai trò tu âm, dưỡng huyết, ích khí ,...

Với người dân Việt Nam trứng vịt lộn là món ăn được nhiều người yêu thích. Người ta thường chọn ăn trứng vịt lộn với rau răm, bởi rau răm có tác dụng trừ hàn, tiêu thực, sáng mắt, ấm bụng, chống đầy hơi khó tiêu...Hơn nữa, rau răm có vị thơm, khi thưởng thức cùng trứng vịt lộn thì quả thật rất “hài hòa”.

Khi được hỏi mỗi người nên ăn bao nhiêu quả trứng vịt lộn mỗi ngày, TS Thịnh cho rằng, thông tin ăn nhiều trứng vịt lộn đầy hơi khó tiêu là chưa chính xác. Bởi việc nên ăn nhiều hay ít còn tùy vào khả năng dung nạp của từng người. Có thể, với những người hay mắc chứng đầy bụng, khó tiêu thì nên ăn từ 2-3 quả/ tuần. Còn với những người có khả năng hấp thụ tốt, ăn ngon miệng chúng ta vẫn có thể ăn thêm mà không phải lo lắng.

Với trẻ dưới 5 tuổi, cha mẹ nên cho bé ăn ít hoặc không nên cho ăn trứng vịt lộn do sự chuyển hóa các chất của hệ thống tiêu hóa của bé chưa kiện toàn dễ gây đầy bụng, tiêu chảy.

Với bé trên 5 tuổi, tùy vào độ tuổi và sự hấp thụ của bé mà bố mẹ cho bé ăn một chế độ ăn hợp lý. Trung bình mỗi tuần chỉ nên cho bé ăn 1-2 quả.

Với phụ nữ có thai nên ăn 2 quả/tuần, nhưng không nên ăn 2 quả cùng lúc, nên chia thành 2 bữa. Phải nhớ là bà bầu ăn trứng vịt lộn hoặc là ăn thật ít rau răm, hoặc không ăn vì rau răm không tốt cho thai nhi.

Đặc biệt, chúng ta nên ghi nhớ trứng vịt lộn là thực phẩm giàu protein nên không ăn quá nhiều vào bữa sáng. Để đảm bảo một sức khỏe tốt, chúng ta nên kết hợp việc ăn trứng với một lượng tinh bột vừa đủ. Đó được gọi là sự cân đối hài hòa lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể.

Thanh Bình

Let's block ads! (Why?)

Cuộc sống hòa thuận của người phụ nữ với hai chồng

cuoc-song-hoa-thuan-cua-nguoi-phu-nu-voi-hai-chong

Jack Chako và hai người chồng, Michael Hwita (trái) và Lifford Chimoto (phải). Ảnh: NAN

Jack Chako là một phụ nữ châu Phi 38 tuổi. Hơn 10 năm qua, chị đã sống chung với hai ông chồng tại làng Bolo ở Raffingora, Zimbabwe. Tâm sự với báo Zimbabwe Daily, Chako cho biết cuộc sống của mình giống như một vườn hoa hồng.

Trong gia đình của Chako, anh Lifford Chimoto là chồng cả còn Michael Hwita là chồng hai. Chako cho biết cả ba người đang sống cùng nhau và họ đều yêu thương lẫn nhau. Hai người chồng của chị cũng là những người bạn tốt của nhau và họ luôn ở bên cạnh nhau. Lý do khiến Chako cưới thêm người chồng thứ hai là do người chồng thứ nhất đã già và bắt đầu trở nên yếu khi ở trên giường.

Mỗi người chồng có một vai trò khác nhau trong gia đình. Chồng cả Chimoto có thể kiếm được rất nhiều củi và dọn dẹp nhà rất giỏi, nhưng anh lại để chị "đói" chăn gối và cũng kém cỏi trong việc quyết định các vấn đề trong nhà. Hwita là một người giỏi về kỹ thuật. Anh có thể sửa chữa nhiều đồ đạc bị hỏng hóc, từ điện thoại đến giày và mang một chút tiền về nhà. Anh cũng rất khỏe mạnh.

"Trong chuyện vợ chồng, tôi thích Hwita. Đôi khi tôi cảm thấy thương hại Chimoto, thỉnh thoảng tôi cũng gặp gỡ Chimoto và anh ấy rất cảm kích về việc đó. Quy tắc là không ai được ra khỏi phòng. Bất cứ ai không có nhiệm vụ thì chỉ việc ngồi ở trong phòng", Chako cho biết.

Chako cho rằng chị có trách nhiệm lo lắng cho cả hai người chồng và hiện giờ họ vẫn ngủ chung trên một giường. Họ không thấy phiền lòng. Chako đã có năm đứa con, ba đứa sinh ra khi chị chỉ có Chimoto và hai đứa sinh ra khi chị sống với hai người chồng.

Chako cũng tiết lộ mình có sử dụng một loại thuốc pha chế để làm yên lòng các ông chồng. Chị còn bán thuốc này cho các phụ nữ khác để thu phục các ông chồng của họ.

"Không ai trong số hai người chồng muốn rời bỏ tôi. Ban đầu tôi chỉ có Chimoto, nhưng khi tôi rời bỏ anh ấy về nhà bố mẹ đẻ vì anh ấy không giúp tôi thỏa mãn, anh ấy đã đi theo tôi. Anh cầu xin cho đến khi cha mẹ tôi bắt tôi phải đưa anh ấy trở về nhà", Chako nhớ lại.

Sau đó, chị ra điều kiện sẽ lấy một người đàn ông khác để giúp Chimoto những việc trên giường và anh đã đồng ý. Kể từ đó, cuộc sống của chị rất hạnh phúc, dù mọi người xung quanh có vẻ không thích điều đó. Tuy nhiên, cả Hwita và Chimoto đều nói rằng họ không thấy phiền lòng khi chung một bà vợ.

Chimoto nói: "Tôi biết sự thất bại của mình. Tôi tôn trọng quyết định của cô ấy, chúng tôi mỗi người làm nhiệm vụ của mình trong gia đình và cuộc sống cứ thế tiếp diễn".

Hwita thì cho biết: "Tôi không thấy vấn đề gì cả. Cô ấy yêu cả hai chúng tôi và chúng tôi hiểu hoàn cảnh của mình. Tôi tôn trọng Chimoto như là người chồng cả vì anh ấy đã ở đó trước tôi".

Câu chuyện của Chako không phải là chuyện hiếm ở Zimbabwe, khi quốc gia có tỷ lệ nam nữ là 48% -52% này vẫn chấp nhận chế độ đa phu (một phụ nữ kết hôn với nhiều chồng). 

Theo How Stuff World, ngày nay trên thế giới, hôn nhân đa phu vẫn tồn tại ở một số địa phương, như ở Tây Tạng, Nepal, một số nơi thuộc châu Phi... chủ yếu ở những vùng sâu, vùng xa. Mục đích đa phu thường để tăng nguồn nhân lực cho lao động sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, phong tục của người Toda ở miền Nam Ấn Độ, một người phụ nữ sẽ kết hôn với tất cả các anh em ruột của một gia đình. Ước tính, hiện tại có khoảng 30 đến 50 nghìn phụ nữ trên thế giới đang sống đồng thời với nhiều chồng.

Hoàng Anh

Let's block ads! (Why?)

Chí Trung phản hồi thông tin không tham gia Táo quân

NSƯT cho biết, lịch lưu diễn tại Canada của anh gần sát với ngày ghi hình 'Táo quân' nên anh sợ mình không góp mặt được. 

Gần đây, khán giả xôn xao trước thông tin NSƯT Chí Trung có thể không tham gia chương trình Gặp nhau cuối năm. Sự việc bắt nguồn từ status của Chí Trung trên trang cá nhân. Anh đăng bức ảnh về chương trình Táo quân cùng lời chú thích "Năm nay chưa chắc đã được tụ cùng anh em". Anh còn trả lời thắc mắc của người hâm mộ rằng: "Chú đi diễn nước ngoài sợ không về kịp". 

Chia sẻ với Ngoisao.net, Chí Trung cho biết, dịp này anh rất bận rộn với kế hoạch quay phim và lưu diễn. Từ ngày 6 đến 13/1/2017, anh có chuyến biểu diễn ở Canada cho cộng đồng người Việt sinh sống tại đây, trong khi kế hoạch ghi hình Gặp nhau cuối năm vào ngày 16/1. "Chuyến đi Canada kéo dài hơn dự kiến vì tôi vừa được bổ sung thêm vài suất diễn nữa. Do đó, ngày 16/1 tôi mới có mặt tại Việt Nam. Tôi sợ điều này sẽ ảnh hưởng đến chương trình Táo quân", anh nói.

chi-trung-phan-hoi-thong-tin-khong-tham-gia-tao-quan

Chí Trung cùng Xuân Bắc, Tự Long trong 'Táo quân 2016'. 

Chí Trung còn tâm sự, vì lịch làm việc quá dày đặc, anh từng xin rút khỏi ê kíp diễn viên của Gặp nhau cuối năm. Anh sợ mình không thể thu xếp để tập luyện cùng các nghệ sĩ. Thông thường, trước ngày quay Táo quân, các nghệ sĩ phải khớp kịch bản liên tục trong một tháng. Anh chia sẻ: "Đến bây giờ tôi vẫn chưa thể khẳng định mình có đóng Táo quân hay không. Khi xin rút khỏi chương trình, mọi người đều động viên tôi cố gắng tham gia". 

Hiện tại, Chí Trung vẫn chưa nắm rõ thông tin về kịch bản Gặp nhau cuối năm và chuyện ê kíp sẽ 'đo ni đóng giày' cho anh vai Táo gì. "Tôi chỉ là người đi làm thuê cho nhà Đài mà thôi", anh hóm hỉnh nói.

Bên cạnh lịch lưu diễn, NSƯT Chí Trung đang dàn dựng chương trình Táo cười đón xuân của Nhà hát Tuổi trẻ, nơi anh đang giữ chức giám đốc. Vở kịch sẽ ra mắt khán giả vào ngày 18/12 với dàn nghệ sĩ nổi tiếng như Vân Dung, Đức Khuê, Bá Anh... 

NSƯT Chí Trung là một trong những gương mặt quen thuộc của Gặp nhau cuối năm cùng Quốc Khánh (vai Ngọc Hoàng), Xuân Bắc (vai Nam Tào), Công Lý (vai Bắc Đẩu, Tự Long, Vân Dung... Đã 7 năm anh đảm nhận vai Táo Giao thông, riêng năm ngoái anh đóng vai Táo Xã hội. 

Quỳnh Như

Let's block ads! (Why?)

Mẩu đuôi có thể giúp hồi sinh bò rừng tuyệt chủng 12.000 năm

mu-duoi-co-the-giup-hoi-sinh-bo-rung-tuyet-chung-12000-nam

Bò rừng thảo nguyên tuyệt chủng vào đầu thế Toàn Tân. Ảnh: Maria Vasilyeva.

Các nhà khoa học Nga và Hàn Quốc đang cộng tác trong dự án tham vọng nhằm hồi sinh loài bò rừng thảo nguyên đã tuyệt chủng, International Business Times hôm 2/12 đưa tin. Họ lên kế hoạch lấy ADN từ mẩu đuôi bò rừng cổ đại được bảo quản dưới lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở Siberia suốt nhiều năm, nhằm nhân bản loài vật này.

Bò rừng thảo nguyên cao hai mét, nặng 900 kg được cho là tuyệt chủng vào đầu thế Toàn Tân, thời kỳ bắt đầu cách đây 11.700 năm, sau khi lang thang khắp các thảo nguyên phía tây và đông châu Âu, Trung Á, Nhật Bản và tây bắc Canada. Tháng 8/2016, một mẩu đuôi bò rừng thảo nguyên được tìm thấy ở Cộng hòa Sakha, thuộc lòng chảo sông Indigirka.

Dù cần tiến hành thêm nhiều kiểm tra để xác định niên đại mẩu đuôi, tiến sĩ Semyon Grigoryev, giám đốc Bảo tàng Voi Ma mút ở Đại học Liên bang Đông Bắc, người đứng đầu dự án, cho rằng mẫu vật có tuổi thọ ít nhất trên 8.000 năm.

Ý tưởng hồi sinh một sinh vật cổ đại tuyệt chủng suốt thiên niên kỷ có vẻ bất khả thi, nhưng các nhà khoa học tin chắc điều này có thể trở thành hiện thực trong tương lai gần. Họ đang tìm cách nhân bản lần đầu tiên bò rừng Canada, sử dụng một con bò cái mang thai hộ. Nếu thành công, nhân bản giữa các loài sẽ được chứng minh là khả thi.

mu-duoi-co-the-giup-hoi-sinh-bo-rung-tuyet-chung-12000-nam-1

Mẩu đuôi bò rừng thảo nguyên được bảo quản dưới lớp đất đóng băng vĩnh cửu. Ảnh: Maria Vasilyeva.

"Các đồng nghiệp Hàn Quốc của chúng tôi có kinh nghiệm nhân bản bò. Chúng tôi quyết định dùng một con bò cái mang thai hộ. Điều này không ảnh hưởng nhiều đến kết quả. Nếu thí nghiệm thành công, khả năng ra đời của bò rừng con là 99,8%", Grigoryev nói. "Điều quan trọng đối với dự án về nhân bản động vật cổ đại của chúng tôi là vượt qua rào cản giữa các loài. Hiện nay, chưa ai làm được điều này. Nhân bản giữa các loài thành công sẽ mang lại hy vọng hồi sinh động vật tuyệt chủng và bảo tồn loài nguy cấp".

Ngoài mục tiêu nhân bản, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra nhiều giả thuyết về kết cục của con bò rừng thảo nguyên sở hữu mẩu đuôi. Nhiều khả năng phần còn lại của cơ thể đã bị động vật săn mồi ăn hết. "Dựa theo phần gốc đuôi gặm nham nhở, con bò rừng có thể là nạn nhân của thú săn mồi như sư tử hoặc gấu hang động", Grigoryev nhận xét.

Xem thêm: 

Phương Hoa

Let's block ads! (Why?)

Cặp sinh đôi khiến các chàng trai ngại yêu

Let's block ads! (Why?)

Sau này, Nghệ San có hẹn hò với một chàng trai. Họ quy định, mỗi lần tặng quà cho Nghệ San, chàng đều phải mua gấp đôi, bởi San sợ rằng "nếu chỉ đưa cho mình tôi, chị sẽ tủi thân". Chàng trai thì nghĩ rằng cô trục lợi, đùa giỡn với tình cảm của mình nên cuối cùng đã quyết định chia tay.

Mẩu đuôi có thể giúp hồi sinh bò rừng cổ đại đã tuyệt chủng

mu-duoi-co-the-giup-hoi-sinh-bo-rung-co-dai-da-tuyet-chung

Bò rừng thảo nguyên tuyệt chủng vào đầu thế Toàn Tân. Ảnh: Maria Vasilyeva.

Các nhà khoa học Nga và Hàn Quốc đang cộng tác trong dự án tham vọng nhằm hồi sinh loài bò rừng thảo nguyên đã tuyệt chủng, International Business Times hôm 2/12 đưa tin. Họ lên kế hoạch lấy ADN từ mẩu đuôi bò rừng cổ đại được bảo quản dưới lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở Siberia suốt nhiều năm, nhằm nhân bản loài vật này.

Bò rừng thảo nguyên cao hai mét, nặng 900 kg được cho là tuyệt chủng vào đầu thế Toàn Tân, thời kỳ bắt đầu cách đây 11.700 năm, sau khi lang thang khắp các thảo nguyên phía tây và đông châu Âu, Trung Á, Nhật Bản và tây bắc Canada. Tháng 8/2016, một mẩu đuôi bò rừng thảo nguyên được tìm thấy ở Cộng hòa Sakha, thuộc lòng chảo sông Indigirka.

Dù cần tiến hành thêm nhiều kiểm tra để xác định niên đại mẩu đuôi, tiến sĩ Semyon Grigoryev, giám đốc Bảo tàng Voi Ma mút ở Đại học Liên bang Đông Bắc, người đứng đầu dự án, cho rằng mẫu vật có tuổi thọ ít nhất trên 8.000 năm.

Ý tưởng hồi sinh một sinh vật cổ đại tuyệt chủng suốt thiên niên kỷ có vẻ bất khả thi, nhưng các nhà khoa học tin chắc điều này có thể trở thành hiện thực trong tương lai gần. Họ đang tìm cách nhân bản lần đầu tiên bò rừng Canada, sử dụng một con bò cái mang thai hộ. Nếu thành công, nhân bản giữa các loài sẽ được chứng minh là khả thi.

mu-duoi-co-the-giup-hoi-sinh-bo-rung-co-dai-da-tuyet-chung-1

Mẩu đuôi bò rừng thảo nguyên được bảo quản dưới lớp đất đóng băng vĩnh cửu. Ảnh: Maria Vasilyeva.

"Các đồng nghiệp Hàn Quốc của chúng tôi có kinh nghiệm nhân bản bò. Chúng tôi quyết định dùng một con bò cái mang thai hộ. Điều này không ảnh hưởng nhiều đến kết quả. Nếu thí nghiệm thành công, khả năng ra đời của bò rừng con là 99,8%", Grigoryev nói. "Điều quan trọng đối với dự án về nhân bản động vật cổ đại của chúng tôi là vượt qua rào cản giữa các loài. Hiện nay, chưa ai làm được điều này. Nhân bản giữa các loài thành công sẽ mang lại hy vọng hồi sinh động vật tuyệt chủng và bảo tồn loài nguy cấp".

Ngoài mục tiêu nhân bản, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra nhiều giả thuyết về kết cục của con bò rừng thảo nguyên sở hữu mẩu đuôi. Nhiều khả năng phần còn lại của cơ thể đã bị động vật săn mồi ăn hết. "Dựa theo phần gốc đuôi gặm nham nhở, con bò rừng có thể là nạn nhân của thú săn mồi như sư tử hoặc gấu hang động", Grigoryev nhận xét.

Xem thêm: 

Phương Hoa

Let's block ads! (Why?)