Thursday, September 1, 2016

Hối hận vì ít tiền vẫn cố mua nhà mặt đất

Dưới đây là chia sẻ của chị Kim Yến, 33 tuổi, hiện sống tại TP HCM về câu chuyện mua nhà của gia đình mình cũng như quan điểm của chị về chi tiêu.

Tôi 33 tuổi làm trong ngành truyền thông quảng cáo. Chồng hơn tôi 4 tuổi, làm trong ngành điện lạnh. Mấy năm gần đây, thu nhập của hai vợ chồng dao động khoảng 25-30 triệu tùy từng tháng.

Cuối năm 2013, sau 5 năm cưới, vợ chồng tôi tiết kiệm được khoảng 300 triệu. Bố mẹ hai bên cho 400 triệu. Chị chồng hứa cho chúng tôi vay 300 triệu, trả dần trong 5 năm. Hai vợ chồng mạnh dạn đi tìm nhà với một tỷ trong tay. Chúng tôi làm việc ở quận 10 và quận 1, bố mẹ chồng tôi ở quận 7 nên chúng tôi định mua nhà ở quận 7, 4 hoặc 8.

Trước khi mua nhà, vợ chồng tôi thuê một căn hộ tầm 60m2 tại khu Nam Long, quận 7, giá 4,5 triệu/tháng. Sống ở đây mấy năm, chúng tôi thấy quen và khá dễ chịu. Lúc đó, người chủ nhà cũng đang muốn bán căn hộ này với giá 1,1 tỷ. Nếu chúng tôi mua, bà sẽ bớt cho 20 triệu.

Tuy nhiên, sợ chung cư mất giá, hai vợ chồng quyết định mua ngôi nhà 40m2 (tính cả tường), xây một trệt một lầu giá 1,4 tỷ trong một con hẻm trên đường Huỳnh Tấn Phát. Đường mặt tiền nhà chúng tôi chỉ rộng 2m, nhưng đi bộ khoảng 150m là ra hẻm ô tô.

Vì phải vay thêm ngân hàng 400 triệu để mua nhà nên chúng tôi không mua sắm đồ đạc mới hay sang sửa lại nhà trước khi chuyển về ở.

Mỗi tháng, tôi gom thu nhập của cả hai vợ chồng, đưa lại chồng 3 triệu để anh ăn sáng, ăn trưa và tiêu vặt, trích ra 2 triệu cho vào một tài khoản tiết kiệm để cuối năm cộng với tiền thưởng Tết cho đủ 50 triệu thì trả chị chồng. Chúng tôi vay ngân hàng 10 năm, mỗi tháng trả dần gốc và lãi khoảng 7 - 8 triệu. Hai con chúng tôi đang học mầm non trường công, bé lớn còn học thêm tiếng Anh ở trung tâm, cộng thêm tiền sữa uống hàng ngày, tốn tổng cộng khoảng 5 triệu/tháng. Tôi chỉ còn chưa đầy chục triệu để vừa tiêu cho cá nhân, vừa lo cho các chi phí sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Công việc của tôi phải gặp gỡ nhiều người nên đầu tư cho trang phục, làm đẹp khá quan trọng. Tuy nhiên, kể từ khi mua nhà đến nay, tôi gần như không dám ghé vào các cửa hiệu thời trang vì đang phải thắt chặt chi tiêu để trả nợ.

Người ta nói ngôi nhà là tổ ấm nhưng hình như cả hai vợ chồng tôi đều ngại ở nhà vì cảm thấy hơi bí. Đất của chúng tôi 40m2, trừ đi khoảnh sân 5m2, tường và cầu thang, tính ra diện tích sử dụng chỉ tương đương với căn hộ chúng tôi thuê trọ trước đây. Nhà không rộng hơn nhưng việc dọn dẹp mấy tầng lại tiêu tốn nhiều thời gian và công sức của cả hai vợ chồng hơn.

Không hiểu sao từ khi chuyển về ngôi nhà này, chúng tôi hay ốm vặt, cáu bẳn, giấc ngủ không được sâu. Mẹ chồng tôi mê tín, cho rằng đất nghịch, hướng dẫn tôi đặt dao ở đầu giường nhưng tôi lại thấy môi trường có vẻ không tốt. Sân và đường dẫn vào nhà tôi thường bị ngập nước trong mùa mưa. Giữa lưng nhà tôi và nhà hàng xóm có một khe nhỏ, tập trung rất nhiều muỗi và cả rác lặt vặt nhưng không có đường vào để dọn, trừ khi phá tường ra. Sau mỗi trận mưa, khu vực này có mùi hôi của cống rãnh rất khó chịu.

Ý thức bảo vệ môi trường của hàng xóm cũng không tốt. Các nhà để rác trong mấy cái bao tải ngoài hẻm. Hẻm nhỏ nhưng mật độ dân số rất đông vì đến 2/3 số hộ gia đình ở đây xây nhà trọ. Một vài nhà nuôi chó mèo, cứ để mặc chúng chạy rông và phóng uế ra đường.

Tường nhà tôi cũng như mấy nhà xung quanh đều cách âm kém, vì thế, chỉ cần nhà hàng xóm nói chuyện to là chúng tôi nghe thấy. Phía tây nhà tôi là một dãy nhà trọ cấp bốn, tầng lầu nhà tôi hứng trọn nắng trưa, chiều, rất nóng. Chúng tôi cũng muốn sửa nhà cho tiện nghi hơn nhưng vẫn còn đang nợ tiền chị chồng và ngân hàng nên đành thôi.

Cuộc sống không mấy an cư nên tôi không lạc nghiệp được. Ngủ không ngon, sức khỏe không tốt, làm việc không hiệu quả, thu nhập của tôi bị giảm, công việc không thăng tiến.

Tôi thấy tiếc vì đã không mua chung cư ở Nam Long. Chúng tôi từng thoải mái khi ở đó. Trước đây, mỗi tháng chúng tôi vẫn tiết kiệm được khoảng 5-7 triệu và cuộc sống khá thoải mái, còn bây giờ chi tiêu tiết kiệm hơn nhưng tháng nào hết sạch tháng đó.

Nhiều lúc tôi ngẫm nghĩ, thực ra chúng tôi chỉ có duy nhất một ngôi nhà này, chúng tôi không hề kiếm tiền từ nó mà chỉ tốn tiền cho nó thì nó là tiêu sản chứ đâu phải tài sản. Sau này, nhà đất lên giá cũng không đảm bảo chúng tôi sẽ bán đi, bởi chúng tôi chỉ có mình nó để ở. Nước lên, thuyền lên, nếu chúng tôi bán nhà được giá cao thì cũng phải đi mua nhà ở nơi khác với giá cao.

Tôi nghĩ, nếu chỉ mua nhà để ở, thì nên quan tâm đến sự thoải mái trong cuộc sống của mình hơn là giá cả sau này của nó. 

Chưa hết vừa rồi, vợ chồng tôi thử rao bán nhà, người ta chỉ trả chúng tôi 1,5 tỷ dù giá bất động sản TP HCM hiện nay cao hơn hồi chúng tôi mua nhà. Đường tại khu vực nhà tôi đã ổn định rồi nên việc nhà có thể lên giá một cách đột biến so với thị trường dường như khó xảy ra. Một số người tôi quen đang muốn mua nhà đất đều không thích những ngôi nhà nhỏ quá, họ luôn đặt tiêu chí phải tối thiểu 60m2, ô tô vào được tận cửa nên nhà mặt đất, nhỏ lại trong hẻm như của chúng tôi cũng không hề được ưa chuộng mà có thể bán được giá.

Kim Yến

Chia sẻ kinh nghiệm và thắc mắc về việc mua nhà đất của bạn tại đây.

Let's block ads! (Why?)

Không gian sống thêm lãng mạn nhờ sơn màu mùa thu

Mùa thu mang đến những gam màu trầm ấm, bên cạnh sắc vàng rực rỡ của nắng hay những tán lá xanh đẫm của mùa hạ. Gia chủ có thể thưởng thức các sắc thái phong phú khi thu về ngay tại chính tổ ấm của mình, bằng cách sơn màu mới cho căn nhà.

khong-gian-song-them-lang-man-nho-son-nuoc

Ngoại thất sơn màu cam đỏ ngọt ngào.

Màu sơn phù hợp nhất với ngoại thất là tông vàng, nâu vàng hay cam đỏ mang cảm giác thân thiện, ngọt ngào. Còn đối với nội thất, có vô số sắc màu đặc trưng cho mùa thu để chọn lựa. Tùy theo không gian sống mà gia chủ chọn sơn phù hợp, để làm toát lên vẻ đẹp dịu dàng và ấm áp của mùa lãng mạn nhất trong năm.

Nếu chủ nhân ngôi nhà yêu thích sự pha trộn màu sắc, thì nên kết hợp đa dạng nhiều sắc thái mùa thu cho nội và ngoại thất, để thể hiện mọi cung bậc cảm xúc của mình trong cùng một không gian sống. 

khong-gian-song-them-lang-man-nho-son-nuoc-1

Màu nâu vàng khiến nội thất bên trong thêm ấm áp.

Các gam màu rực rỡ của mùa thu sống động và bắt mắt hơn nếu gia chủ chọn dùng sơn nước. Bên cạnh yêu cầu về thẩm mỹ, bạn cũng nên sử dụng sơn có độ bền cao trước những tác động bên ngoài của môi trường.

Chẳng hạn như sơn "TOA 4 Seasons - Bốn mùa tươi sắc" với tính năng chống bám bụi, chống tia cực tím, được nhiều kiến trúc sư và gia chủ ưa chuộng. Công nghệ xanh TOA Eco care giúp hạn chế hợp chất hữu cơ bay hơi trong sơn, bảo vệ môi trường và phòng tránh các tác nhân gây ung thư. Ngoài ra, sơn còn có khả năng chống nấm mốc, giúp màng sơn bền đẹp lâu dài.

An San

khong-gian-song-them-lang-man-nho-son-nuoc-2

Sơn nước nội và ngoại thất TOA 4 Seasons là dòng sản phẩm trung cấp của Công ty TNHH Sơn TOA Việt Nam. Với doanh số trên 2.500 tỷ mỗi năm, TOA 4 Seasons được tin dùng nhiều nhất tại Thái Lan và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Mới đây, hãng ra mắt hình ảnh nhận diện cho sản phẩm "TOA 4 Seasons - Bốn mùa tươi sắc" với màu hồng rạng rỡ. Vào cuối tuần, các nhân viên TOA mặc áo hồng sẽ xuống phố giúp đỡ người già, trẻ nhỏ để gửi gắm thông điệp "TOA 4 Seasons không chỉ là sơn trang trí, giúp ngôi nhà khoác lên tấm áo mới, mà còn tạo ra giá trị hạnh phúc cho khách hàng và gia đình".

Let's block ads! (Why?)

Tổ tiên loài người có thể chết do ngã cây

to-tien-loai-nguoi-co-the-chet-do-nga-cay

Hóa thạch bộ xương mang tên Lucy, một cá thể thuộc chủng vượn người nguyên thủy Australopithecus afarensis. Ảnh: International Business Times.

Theo Independent, các nhà khoa học nghiên cứu về vượn người cái Lucy bằng công nghệ chụp cắt lớp vi tính với độ phân giải cao và phát hiện vết gãy ở phần xương cánh tay phải của hóa thạch, một đặc điểm rất hiếm gặp.

"Vết thương phù hợp với cú ngã từ trên cao khi nạn nhân vươn một tay ra để giảm bớt tác động trong lúc rơi. Khi chạm đất, cánh tay chống xuống đất và gây ra vết gãy. Va chạm giữa các bộ phận ở vai tạo ra dấu vết đặc trưng ở xương cánh tay", John Kappelman, tiến sĩ địa chất và nhân chủng học ở Đại học Texas, Mỹ, cho biết.

Kết quả chụp cắt lớp cho thấy nhiều phần xương gãy không có dấu hiệu phục hồi. Do đó, tiến sĩ Kappelman đưa giả thuyết vết thương xuất hiện tại thời điểm Lucy qua đời.

to-tien-loai-nguoi-co-the-chet-do-nga-cay-1

Hình đồ họa mô phỏng cú ngã của Lucy. Ảnh: Guardian.

Hóa thạch nguyên vẹn của Lucy được khai quật ở vùng Afar, Ethiopia năm 1974. Đây là một phát hiện quan trọng, từ đó các nhà khoa học xác định tổ tiên con người cổ đại có dáng đi thẳng đứng từ trước khi tiến hóa với bộ não lớn.

Lucy thuộc chủng vượn người nguyên thủy Australopithecus afarensis. Đây là chủng người sớm nhất sống cách đây 3-4 triệu năm ở châu Phi. Người cổ đại như Lucy có dáng đi thẳng và sử dụng cánh tay dài để trèo cây. Các nhà khoa học cho rằng Lucy chết khi còn rất trẻ.

Nhóm nghiên cứu ở Đại học Texas hoàn thành lần chụp cắt lớp vi tính đầu tiên trên bộ xương hóa thạch của Lucy năm 2009. Sau đó, họ bắt đầu nghiên cứu dựa 35.000 lát cắt điện tử. Trong nghiên cứu công bố trên ấn bản tháng 8 của tạp chí Nature, tiến sĩ Kappelman suy đoán Lucy cao khoảng 109 cm, rơi từ độ cao ít nhất là 1,2 mét với vận tốc 56 km/h.

Theo tiến sĩ Kappelman, phát hiện này giúp các nhà khoa học hiểu thêm về chủ nhân của bộ xương. "Khi lần đầu tiên quan sát các vết thương của Lucy, hình ảnh cô ấy hiện lên trước mắt tôi. Vượt qua khoảng cách không gian và thời gian, tôi thấy thương cảm cho cô ấy. Lucy không chỉ là một bộ xương. Nó trở thành một cá nhân có thật, một con người nằm vô vọng dưới gốc cây", Kappelman chia sẻ.

Xem thêm: 

Hiền Anh

Let's block ads! (Why?)

Tiến sĩ bán TPCN: Bác sĩ nói TPCN đặc trị được mọi bệnh là sai!

Tiến sĩ chưa được cấp phép bán thực phẩm chức năng

Liên quan đến những phản ánh của người nhà bệnh nhân “tố” Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hùng - Giảng viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên bán thực phẩm chức năng nhưng lại nói như “thuốc đặc trị” chữa được nhiều bệnh nan y, PV báo Người Đưa Tin đã có những trao đổi với Th.s Lý Văn Cảnh – Chi Cục trưởng Chi Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Thái Nguyên.

Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hùng - Giảng viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Ông Cảnh cho biết, bản chất thực phẩm chức năng là tốt, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhưng không phải là thuốc. Hiện nay, một số công ty đang lợi dụng sự phân biệt chưa rõ ràng về thực phẩm chức năng và thuốc của người dân để “thổi phồng” lên TPCN có khả năng điều trị bệnh nọ, bệnh kia là sai.

“Bác sĩ khi tư vấn cho bệnh nhân phải nói rõ đây là thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị, không phải là thuốc như vậy mới đúng. Nếu bổ sung thêm thực phẩm chức năng để sức khỏe được tốt thì bệnh tật sẽ giảm đi. Chứ không thể nói, thực phẩm chức năng chữa được ung thư, bệnh gút, chữa được bệnh mãn tính... Tôi khẳng định nói như thế là sai. Nếu bác sĩ nói thực phẩm chức năng điều trị được bệnh thì càng sai”, ông Cảnh Nhấn mạnh.

Thực phẩm chức năng Tiến sĩ Hùng bán cho người nhà bệnh nhân

Tất cả những bác sĩ thì đều được tư vấn cho bệnh nhân nên dùng thuốc nọ, thuốc kia, ăn đồ này có tác dụng tốt, đồ kia có hại. Còn thực phẩm chức năng chỉ được kê vào phần chế độ ăn uống trong đơn thuốc.

Ông Cảnh cũng cho biết thêm: "Ai muốn bán thuốc thì phải có giấy phép kinh doanh và phải bán ở quầy thuốc được cấp phép chứ không thể bán tại nhà. Bác sĩ không có quyền bán thuốc mà chỉ có quyền kê đơn.

Trên địa bàn Thái Nguyên, cơ quan nào muốn tổ chức Hội thảo, giới thiệu sản phẩm về thực phẩm chức năng, kinh doanh thực phẩm chức năng cần phải được cấp phép của Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thái Nguyên hoặc cơ quan chức năng liên quan.

Tôi khẳng định đến thời điểm ngày 31/8/2016, Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thái Nguyên chưa hề cấp bất cứ giấy phép nào về việc bán thực phẩm chức năng cho Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hùng".

Nhiều bác sĩ tìm cách “lách luật”

Theo ông Hùng, người nào đó bán thực phẩm chức năng tại nhà thì Chi Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tiến hành kiểm tra cũng gặp nhiều khó khăn. Trong trường hợp bệnh nhân sử dụng sản phẩm đó bị tử vong, có đơn kiện thì cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan y tế sẽ tiến hành lập đoàn thanh tra để vào cuộc làm rõ.

Ông Cảnh nói: “Trong trường hợp bệnh nhân mà tử vong do sử dụng sản phẩm của anh Hùng, lại có đơn khiếu kiện của gia đình nạn nhân. Trường hợp này, anh Hùng là người của trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, về nhân lực không thuộc sự quản của Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm nhưng sự việc xảy ra trên địa bàn thì chúng tôi sẽ phối hợp cùng các đơn vị chức năng khác tiến hành vào cuộc”.

Th.s Lý Văn Cảnh – Chi Cục trưởng Chi Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Thái Nguyên

“Còn từ thông tin mà cơ quan báo chí phản ánh, Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Thái Nguyên cũng rất lưu ý. Đây là kênh thông tin để chúng tôi có những điều chỉnh trong quản lý được hiệu quả. Còn cá nhân ông Hùng chưa được cấp phép thì tuyệt đối không được bán thực phẩm chức năng”, ông Cảnh cho hay.

Vị Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Thái Nguyên phân tích, có những trường hợp bác sĩ “lách luật” bằng cách tư vấn cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân nhưng lại không bán thuốc. Khi bệnh nhân có nhu cầu mua, họ sẽ nhờ đi mua hộ ở một công ty ở tỉnh khác, hóa đơn chứng từ bán là của công ty chứ không phải của cá nhân. Tức là họ chỉ trong vai trò là người mua hộ.

Còn liên quan đến thực phẩm chức năng và người tham gia bán hàng đa cấp thì phải có hợp đồng với đơn vị bán hàng đa cấp. Tham gia đa cấp là việc làm cá nhân, còn được phép tham gia tư vấn hay không thì phải được phép ủy quyền của công ty đa cấp mà họ đang theo.

Xem thêm:

>> Tiến sĩ bán TPCN: ‘Thuốc đặc trị’ chữa được mọi bệnh nan y?

>> Tiến sĩ bán TPCN: Bệnh viện nghiêm cấm kê đơn TPCN cho bệnh nhân

>> Người nhà bệnh nhân ‘tố’ Tiến sĩ bán TPCN như thuốc đặc trị bệnh?

Tuấn Anh

Let's block ads! (Why?)

Muỗi đực ăn gì?

Thứ năm, 1/9/2016 | 06:00 GMT+7

|

Thứ năm, 1/9/2016 | 06:00 GMT+7

Tôi nghe nói là muỗi đực không hút máu, xin hỏi có đúng không và nếu đúng, thì chúng ăn gì để sống? (Thạch Hùng)

muoi-duc-an-gi

Muỗi. Ảnh: Flickr

Mời độc giả đặt câu hỏi .

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }
  • (24/7)
  • (26/7)
  • (16/8)
  • (19/8)
  • (31/8)

Let's block ads! (Why?)

Bộ phận chứa nhiều chất độc hại nhất của lợn cần hạn chế ăn

Gan lợn, óc lợn hay phổi lợn là những thứ thường có trong món lòng lợn, thậm chí nhiều người còn mua từng bộ phận này về chế biến để ăn. Tuy nhiên, ít người biết rằng, đây là những bộ phận chứa nhiều chất độc hại nhất của lợn.

Gan lợn

Gan lợn là bộ phận chứa nhiều cholesterol và các kim loại nặng. Nhu cầu mỗi người chỉ được phép dung nạp khoảng 300mg cholesterol/ngày. Trong khi đó, cholesterol trong gan lợn rất lớn, nếu chỉ ăn 100g gan, sẽ dung nạp trên 400mg cholesterol.

Tất cả các thức ăn khi lợn ăn vào đều phải đi qua gan để giải độc, quá trình thải độc đó nếu không thực hiện tốt vô tình giữ lại rất nhiều tồn dư chất độc hại, bao gồm chất tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi và rất nhiều hợp chất và kim loại nặng.

Vì thế, bạn nên cân nhắc việc ăn gan lợn và số lượng phù hợp để không bị dư thừa cholesterol, chất độc, kim loại nặng, gây tổn hại cho sức khỏe.

Một số sai lầm thường gặp trong cách chế biến gan lợn khiến độc tố trong gan không được loại bỏ:

- Chọn phải gan của con lợn có bệnh:

Gan của những con lợn có bệnh thường không có màu đỏ tươi, bề mặt gan có nốt sần. Khi ấn tay vào không có độ đàn hồi mà cảm giác nhẽo, chảy nước.

Gan lợn bệnh có thể phân biệt được ở những nốt sần, màu vàng hoặc tím sẫm, mùi hôi. Loại gan này cực kỳ độc hại, không nên mua về ăn.

- Chế biến gan chưa chín hẳn:

Trong gan có thể chứa nhiều ký sinh trùng như sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, hoặc có chứa virus gây bệnh. Nếu gan không được nấu chín hẳn, còn tái sẽ không diệt hết được các loại virus, ký sinh trùng này.

Nếu ăn loại gan này tức là bạn đã đem mầm bệnh nguy hiểm vào người.

- Trước khi chế biến không bóc lớp màng trên bề mặt, bóp hết máu đọng trong miếng gan lợn:

Lượng máu đọng trong gan chứa rất nhiều độc tố mà gan chưa kịp đào thải, vì vậy trước khi chế biến bạn cần bóp hết lượng máu đọng này. Đồng thời, hãy bóc bỏ lớp màng mỏng trên bề mặt gan để việc vệ sinh gan được triệt để.

Óc lợn

Dù óc lợn được xem là món ăn bổ dưỡng vì chứa canxi, phốt pho, sắt và một số thành phần khác nhưng lại chứa cholesterol Trinidad và Tobago rất cao.

Trong 100g óc lợn có tới 2.195 mg cholesterol là chất dễ gây xơ vữa động mạch ở người lớn. Nhu cầu cholesterol hàng ngày chỉ cần dưới 300 mg. Nếu ăn 100 g óc lợn thì lượng cholesterol đã cao gấp 7 lần nhu cầu hàng ngày. Điều đó cho thấy óc không phải là thức ăn bổ dưỡng như nhiều người lầm tưởng, nếu ăn quá nhiều thì còn có hại.

Phổi lợn

Phổi là cơ quan hô hấp, có rất nhiều phế nang, đây được xem là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi. Vì vậy, phổi lợn là bộ phận tích tụ nhiều độc tố nhất trên cơ thể lợn.

Lợn thường hay hít đất, nguyên nhân khiến một lượng bụi cùng với các kim loại nặng sẽ bị hít sâu vào trong phổi và nằm yên ở đó. Khi con người ăn vào, sẽ vô tình mang theo bụi, kim loại nặng vào theo, thậm chí có cả virus gây bệnh, gây hại rất lớn cho cơ thể.

Theo kết quả kiểm nghiệm, nếu lợn được nuôi bằng thức ăn chứa hóa chất, trong phổi lợn chứa một lượng độc tố chất tạo nạc và những thành phần tăng trọng trong thức ăn chăn nuôi, chiếm tỷ lệ 60% trong toàn bộ thịt lợn. Ăn phổi lợn nếu không xử lý, sơ chế đúng cách có thể bị ngộ độc.

Lợn có thói quen nằm nhiều hơn di chuyển, mọi khí bẩn và ô nhiễm trong chuồng lợn đều bị hít vào phổi và rất khó để đào thải, thanh lọc hết những chất độc này.

Hùng Lâm (Tổng hợp)

Let's block ads! (Why?)

Một lần lỡ lời, chàng kỹ sư mất 3 năm chinh phục lại người yêu

Yêu nhau 13 năm, Tấn Duy (29 tuổi, chuẩn bị tốt nghiệp ngành kỹ sư điện tử ở Mỹ) vẫn không cắt nghĩa được anh yêu Cẩm Hiền (công tác ở Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh Kon Tum) ở điểm nào. Hiền "không hẳn xinh xắn, lại khó tính" nhưng con tim anh từ ngày biết rung động đến nay lại chỉ chứa được mỗi hình bóng cô.

Nhiều năm về trước, Duy và Hiền học chung trường cấp 2 ở Kon Tum. Thời đó Cẩm Hiền đã không ưa Duy vì cậu là học sinh cá biệt, quậy phá đến mức phải chuyển trường. Lên cấp ba, Hiền và Duy tình cờ gặp lại khi học chung một thầy dạy toán.

Hiền vốn khó tính nên lúc đầu thầy xếp ngồi chung bàn với Duy thì kiên quyết không chịu. Cô không hề nói chuyện, lấy bút vạch rõ chỗ ngồi và không nở một nụ cười với cậu bạn.

Còn với Tấn Duy, tuy được coi là nam sinh "đào hoa" nhưng đây là lần đầu tiên anh rung động trong đời trước cô bạn "đã dễ thương còn học giỏi" này. Anh hay vờ mượn sách, hỏi bài, tìm mọi cách bắt chuyện. Sau giờ học, anh chàng bám theo để được chở cô về nhà. Nếu cô không chịu thì Duy sẽ dắt xe đi bên cạnh. Nhiều lần anh còn mời cả lớp đi ăn để có Hiền đi cùng.

"Tiếp xúc lâu mình cũng thấy anh ấy dễ gần, ga lăng. Tình cảm của hai đứa dần tiến triển, yêu nhau lúc nào không hay", Hiền chia sẻ.

mot-lan-lo-loi-chang-ky-su-mat-3-nam-chinh-phuc-lai-nguoi-yeu

Hiền từng ghét Duy tới mức xin chuyển giờ học thêm nhưng vì không còn giờ nào nên cô buộc phải ngồi cùng bàn, học cùng nhóm và còn được giao dạy kèm cho cậu bạn này. Ảnh: NVCC.

Hai năm sau, Hiền vào Đại học Văn Lang, còn Duy học Đại học Mỹ thuật. Thời sinh viên trải qua với bao kỷ niệm đẹp. Duy vẫn nhớ lần anh đạp xe đến phòng trọ bạn gái thì bị lạc. Đi từ trưa mà tối muộn mới tìm được, dù chỉ cách nhau 4 km. "Mình không thể quên được lần đó anh ấy đứng trước cửa, người ướt như chuột lột, trông tội lắm", cô gái kể.

Đôi uyên ương cũng trải qua giai đoạn phải gom từng đồng xu 200, 500 đồng để mua được 2 gói mỳ tôm lót dạ, hay sớm chiều đèo nhau đi học. Mỗi ngày Hiền một nhận ra, Duy đã thay đổi theo hướng tích cực. Anh chú tâm học hành, bỏ thuốc lá và cũng không còn có các bạn gái theo như trước.

Năm đại học thứ 3, gia đình Duy chuẩn bị định cư nước ngoài. "Anh ấy chăm sóc, chiều chuộng mình đủ thứ thời gian đó, nhưng lúc nào mình cũng chỉ nói một câu 'Anh đi, mình sẽ chia tay chứ em không chờ'", Hiền kể.

Tháng 7/2008, ngày chia xa cuối cùng đã tới. Quá sợ mất Hiền nên trước khi vào phòng chờ sân bay, Duy đã hứa đại: "Hãy cho anh 4 năm để ổn định cuộc sống, rồi anh sẽ quay về cưới em. Nếu anh không thực hiện được lời hứa thì anh sẽ không bao giờ gặp em nữa và cũng sẽ không bao giờ quay về Việt Nam".

Vẻ cứng rắn của Hiền cũng đầu hàng trước giờ phút ly biệt. Nước mắt cô tuôn trào, thổn thức: "Em sẽ đợi".

mot-lan-lo-loi-chang-ky-su-mat-3-nam-chinh-phuc-lai-nguoi-yeu-1

Đối với Duy, khoảng cách yêu xa nhiều khi khiến anh cảm thấy bất lực vì không thể ở bên ôm hôn hay giải thích mỗi khi hai người cãi nhau. Ảnh: NVCC.

Trong ba năm tiếp theo, chuyện tình yêu của họ vẫn êm đẹp. Thứ 7 mỗi tuần, Duy đều mua thẻ điện thoại, gọi về cho bạn gái. Đôi uyên ương tíu tít đủ thứ chuyện. "Khoảng thời gian đó vui nhất là lúc điện thoại báo chỉ còn một phút. Ôi thôi, hai đứa cuống quýt tranh thủ nhắn nhủ lời yêu thương. Chưa kịp nói câu nào là hụt hẫng lắm", Duy cười nhớ lại.

Ngày tháng qua nhanh. Càng đến cái hẹn 4 năm, Duy càng lo sợ, bởi bản thân anh vẫn chưa tự lo được cho mình nên thấy tương lai của hai người mờ mịt. Duy đã sống trong những ngày chán chường, buông xuôi khi đầu năm 2011, anh gửi cho Hiền một bức thư nói ngắn gọn chia tay mà không có lời giải thích.

Nhớ lại thời điểm đó, Hiền vẫn thấy tim mình đau nhói. Đó là lần đầu tiên Duy nói chia tay nên cô vô cùng sốc. Cô đã viết rất nhiều email, nhắn tin, điện thoại để hỏi lý do nhưng không có hồi đáp. Quá tuyệt vọng, Hiền đã nhắn: "Với Hiền, kể từ hôm nay Duy không còn tồn tại, chúng ta là những người chưa bao giờ quen nhau, yêu nhau. Duy không xứng đáng để tồn tại trong tâm trí Hiền".

Ngay sau tin nhắn này, nỗi sợ mất Hiền sống dậy trong Duy. Anh cuống cuồng tìm mọi cách nối lại tình cảm, cùng với đó là cố gắng hoàn thiện bản thân. Nhưng điều Duy không thể ngờ là có thể sớm tìm định hướng cho tương lai, nhưng lại không thể thuyết phục được Hiền tha thứ. Cô như một tượng đài vững trãi, một lời đã nói thì không dễ thay đổi.

"Tôi đã giải thích toàn bộ nỗi lòng của mình nhưng cô ấy nói niềm tin đã mất. Chúng ta chỉ có thể là bạn tri kỷ", Duy cho hay. Kể từ đó, anh buộc phải làm theo yêu cầu của Hiền, nói chuyện khách sáo, hạn chế gọi điện thoại, nhắn tin. Anh "đổi chiến thuật", dành cho cô sự quan tâm âm thầm. Cứ thỉnh thoảng lại chuyển hoa, bánh ngọt từ Sài Gòn về quê cho cô.

Song song, Duy tìm được một ngành học thích hợp là kỹ sư điện tử. Anh cũng đi làm thêm nhiều hơn để lo cho bản thân và tích góp cho tương lai của hai người. Trong khoảng 2 năm bị Hiền lạnh nhạt, Duy vùi đầu vào công việc, mỗi ngày chỉ ngủ 4 tiếng, học và làm thêm đủ thứ nghề từ chạy bàn, bốc vác, đóng hàng hóa... Những cuộc trò chuyện sau giờ làm mệt mỏi nhận được thiện cảm của Hiền hơn là các chủ đề khác.

mot-lan-lo-loi-chang-ky-su-mat-3-nam-chinh-phuc-lai-nguoi-yeu-2

Sau đám cưới một thời gian Hiền sẽ theo chồng sang Mỹ. Duy dự định sẽ để vợ làm quen cuộc sống mới một thời gian, trước khi mở một cửa hàng bánh ngọt do cô làm chủ. Ảnh: NVCC.

Hè năm 2012, Duy âm thầm về Việt Nam. Hiền vẫn nhớ như in lần gặp sau 6 năm xa cách: "Đêm đó bố bảo có người đến tìm. Mình bước ra cổng, trời tối chỉ có đèn đường mờ ảo. Mình nhìn thấy bóng lưng một người đàn ông. Khi hỏi thì người ấy bất ngờ quay lại ôm chặt mình và nói : 'Duy về rồi nè, có bất ngờ không'".

Trái với mong đợi của chàng, Hiền bất ngờ đến mức đơ cả người. Hai người chỉ nhìn nhau, không nói gì nhiều. Trong khoảng một tháng tiếp theo Duy ở lại, lúc nào được phép của Hiền mới được đưa đón đi làm, đi ăn hay cà phê. Dù có đi du lịch, Hiền cũng rủ em gái đi cùng. Ngày anh lên đường, cô cũng không ra tiễn.

Tuy thế, sau đó Hiền đã cởi mở hơn. Tình cảm của hai người không được như lúc yêu nhưng đã bớt phần khách sáo. Duy lại gồng mình lên đi làm kiếm tiền. Đến mùa hè năm 2013, anh về nước lần nữa. Lúc này Hiền mới thực sự thoải mái khi cùng anh đi du lịch, cùng ôn lại tình yêu sau mấy năm kìm nén.

Sau lần đó, Duy yên tâm về Mỹ học hành. Anh còn kiếm được một công việc tốt trong công ty xuất nhập khẩu. Hiền ở lại quê nhà vừa làm việc, vừa mong ngóng ngày hội ngộ. Năm 2015, Duy về nước làm lễ ăn hỏi. Ngày 30/7 vừa qua, anh đã tổ chức đám cưới với tình yêu đầu đời. Mối tình 13 năm của họ cuối cùng đã có cái kết ngọt ngào.

Vẫn đang trong những ngày trăng mật, Duy bộc bạch: "Nhiều đứa bạn bảo tôi yêu gì mà si mê vậy. Vì si mê cô ấy nên tôi đã cố gắng hoàn thiện bản thân, nên mới có tôi của ngày hôm nay. Đến thời điểm này, chinh phục lại tình cảm của cô ấy là khó khăn lớn nhất với tôi".

Phan Dương

Let's block ads! (Why?)