Minh Hồng cho biết, cô đặc biệt yêu thích hoa sen. “Năm ngoái, mình đã có ý định chụp bộ ảnh với hoa sen. Song vì lỡ mất những ngày hoa nở đẹp nhất nên đầu mùa sen năm nay, mình đã sắp xếp thời gian để thực hiện ý tưởng này. Mình muốn lưu giữ tuổi thanh xuân của bản thân trong những bức ảnh bên sen", 9X chia sẻ. |
Wednesday, May 25, 2016
Nữ sinh Bắc Giang tuyệt đẹp trong yếm thắm - hoa sen
Trần Lập và Sơn Tùng M-TP được ông Obama nhắc tới trong bài phát biểu
Tại buổi gặp gỡ giới trẻ TP HCM, ông có đề cập đến hai nghệ sĩ của Việt Nam.
Sáng 25/5, trước khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam, Tống thống Mỹ Obama đã có buổi nói chuyện với 1.000 bạn trẻ thuộc nhóm Sáng tạo thủ lĩnh Việt Nam. Bên cạnh những vấn đề về khởi nghiệp, chăm sóc y tế, ông khiến mọi người bất ngờ khi nhắc về thói quen sử dụng Facebook hay sở thích selfie của giới trẻ Việt Nam. Trong bài phát biểu của mình, Obama còn nhắc tên ca sĩ Sơn Tùng M-TP, thần tượng của hàng triệu khán giả tuổi teen.
Tổng thống Mỹ trong buổi trò chuyện với giới trẻ Việt Nam sáng nay. |
Tổng thống Obama cho rằng, công nghệ và mạng xã hội đã giúp chúng ta kết nối các bạn trẻ Việt Nam với các bạn trẻ ASEAN. Hơn 30 triệu người Việt đang dùng Facebook để selfie, chia sẻ nhạc của Sơn Tùng MTP. Giới trẻ cũng rất thích chia sẻ những ý tưởng và học hỏi lẫn nhau. Điều đó sẽ tạo cho họ sức mạnh rất lớn. Đó là lý do ba năm trước Obama thành lập YSEALI với mong muốn giúp cho tất cả các bạn trẻ tài năng tạo thành một mạng lưới để biến các ý tưởng thành hành động.
Ông chủ Nhà Trắng còn giới thiệu những tấm gương trẻ Việt Nam tiêu biểu ở ASEAN. Ông đã gặp bạn Ngân ở Nhà Trắng với tư cách là tình nguyện viên; bạn Lộc ở Đại học quốc gia TP HCM. Ông cũng nhắc đến tên người đóng vai trò cố vấn cho mình cũng là một tấm gương lớn đến Mỹ sau năm 1975. Nhờ nỗ lực và sự chăm chỉ, cô đã trở thành cố vấn của ông trong vấn đề chính sách ở châu Á. Với những tấm gương này ông bày tỏ "đã cho chúng tôi thấy sự cống hiến, lạc quan. Các bạn đang thay đổi khu vực, như cố nhạc sĩ Trần Lập đã viết 'đường đến những ngày vinh quang không còn xa'.
Cố nhạc sĩ Trần Lập và ca sĩ Sơn Tùng được ông chủ Nhà Trắng nhắc tên trong bài phát biểu. |
Đến tham dự buổi trò chuyện sáng nay, ngoài các bạn trẻ còn có 3 nghệ sĩ Khánh Thi, Lan Phương, Suboi, nhạc sĩ Hồng Thuận, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh, trong đó nữ rapper Suboi có cơ hội được đặt câu hỏi cho Tổng thống Mỹ. Khi biết cô là một rapper, ông đã đề nghị cô hát rap, sau đó mới trả lời vấn đề cô thắc mắc. Suboi hỏi: "Ông đã nói nhiều câu về môi trường, giáo dục, kinh tế, TPP, ông có thể chia sẻ về việc nước Mỹ làm cách nào để thúc đẩy phát triển nghệ thuật và âm nhạc?".
"Nghệ thuật là một trong những cách để chúng ta bước vào cuộc sống của người khác, từ đó hiểu được người khác và chia sẻ các ý tưởng cùng nhau", Tổng thống Obama nói khi nữ ca sĩ hoàn thành câu hát cuối. "Cũng giống như tôi nghe người Việt Nam hát (bằng tiếng Việt) nhưng vẫn có sự kết nối và cảm thấy gần gũi với người Việt Nam hơn. Vì sự gần gũi, dễ dàng truyền tải nên nó bị e ngại. Người Mỹ chúng tôi bày tỏ rất nhiều suy nghĩ, tư duy qua rap".
"Rap từng là một trong những cách người Mỹ xưa bày tỏ suy nghĩ của bản thân. Nếu một ngày nào đó Chính phủ cấm rap, không cho loại hình nghệ thuật này hoạt động thì chúng ta sẽ không có được nền âm nhạc văn hóa hip hop phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới như ngày nay", Tổng thống Mỹ cho hay.
Q.N.
Yến Trang - Yến Nhi mặc giản dị, đi lại bằng xe 7 chỗ
Chị em nữ ca sĩ gây bất ngờ khi xuất hiện với vẻ ngoài khá bình dân tham dự buổi ghi hình một gameshow.
Yến Trang mặc áo sơ mi trắng, quần tây đen, mang giày thể thao như sinh viên tới ghi hình chương trình 'Vừng ơi mở cửa'. |
Yến Nhi cũng ăn mặc đơn giản, ngồi ô tô 7 chỗ đi cùng chị. |
Hình ảnh bình dân ngoài đời của hai chị em ca sĩ khiến nhiều người bất ngờ bởi trái ngược với vẻ sexy, lộng lẫy của họ trên sân khấu ca nhạc. Yến Trang chia sẻ, cô quan niệm chiếc xe chỉ là phương tiện di chuyển nên chọn loại giá cả vừa phải, dưới 1 tỷ đồng. 'Chị em tôi không sống quá hình thức, se sua như mọi người lầm tưởng. Đi xe 7 chỗ cũng thoải mái rồi', Yến Trang nói. |
Không mang giày cao gót, chị em nhà Én lộ chiều cao khiêm tốn. |
Kiểu quần lửng ống rộng kết hợp với áo jean khoác ngoài khiến Yến Nhi nhìn béo và thấp hơn. |
Hai ca sĩ nhanh chóng vào địa điểm ghi hình. |
Chị em Yến Trang rất thân nhau. Cả hai nhí nhảnh hết cỡ khi tham gia gameshow. |
Diễn viên hài Diệu Nhi vui vẻ giao lưu với Yến Trang. |
Én chị hào hứng trải qua các thử thách để nhận phần thưởng của chương trình. |
Trong khi cô chị nhanh nhẹn, năng động thì Yến Nhi hơi lúng túng trước các chướng ngại vật. 'Vừng ơi mở cửa' với sự tham gia của Yến Trang - Yến Nhi phát sóng vào 21h30 ngày 25/5 trên kênh Truyền hình TP HCM. |
Hương Giang
Những cái tên độc nhất vô nhị trên thế giới
1. Batman Bin Suparman
Chàng trai may mắn này đến từ Singapore, khi tên anh là sự kết hợp của hai siêu anh hùng thế giới : Batman và Superman. Thậm chí, Batman Bin Suparman còn có hẳn một Fanclub riêng trên mạng xã hội với lượng thành viên lên tới hơn 1.,000 người. Chắc có lẽ anh là người khỏe nhất thế giới chăng?
2. Tên @
Một cặp vợ chồng người Trung Quốc đã nghĩ rằng một cái tên theo chữ cái thông thường không đủ độ "độc" và "đẹp". Vì vậy, họ quyết định đặt cho con mình tên là "@". Trích dẫn lời giải thích về cái tên kì lạ này, cha của "@" nói : "Cả thế giới dùng nó để viết email, không những thế dịch sang tiếng Trung, @ còn mang nghĩa là hãy yêu anh ấy". Điều thú vị là @ trong tiếng Trung Quốc được phát âm là "ai ta" đồng nghĩa với "yêu anh ấy".
3. Autumn Sullivan Corbett Fitzsimmons Jeffries Hart Burns Johnson Willard Dempsey Tunney Schmeling Sharkey Carnera Baer Braddock Louis Charles Walcott Marciano Patterson Johansson Liston Clay Frazier Foreman Brown
Autumn Brown là một cái tên không có gì độc đáo cả, nhưng điều thú vị ở đây là tên đệm của cô bé người Anh này bao gồm đến 25 chữ cái, là tên của các nhà vô địch quyền anh. Không phải ngẫu nhiên mà bố mẹ cô lại thích đặt tên con như vậy, mà đây là truyền thống đặc biệt của gia đình Brown. Dì Becky của cô bé có tên được ghép từ 34 vận động viên quyền anh hạng nặng, chú Brian lấy tên từ 42 võ sĩ khác nhau. Đây quả là một gia đình đam mê đấm bốc!
4. Brfxxccxxmnpcccclllmmnprxvclmnckssqlbb11116
Mãi đến tận khi lên 5 tuổi cậu bé này mới có cái tên chính thức của mình. Nguyên nhân là do bố mẹ của cậu muốn phản đối luật đặt tên của Thụy Điển. Theo đó, chính phủ nước này quy định bắt buộc phải đặt tên con trước 5 tuổi. Sau khi trả một món tiền phạt khoảng 5,000 Kronor (xấp xỉ 14 triệu) vì không đặt tên cho con, không hiểu vì lí do gì, đôi vợ chồng này đã đặt cho tên con mình là Brfxxccxxmnpcccclllmmnprxvclmnckssqlbb11116, dài 43 chữ cái và không thể phát âm. Họ còn cho rằng đây là một sáng tạo nghệ thuật đương đại. Thật đáng tiếc, cái tên "đẹp đẽ" này không được chấp nhận. Sau đó, bố mẹ của cậu quyết định chuyển sang một cái tên khác là "A" ( phát âm là Albin), nhưng sau đó cũng bị từ chối.
Cuối cùng, họ đành lấy tên chính thức của cậu bé là " Albin Hallin" nhưng chắc chắn nếu được, đôi vợ chồng này vẫn sẽ lấy tên con họ là Brfxxccxxmnpcccclllmmnprxvclmnckssqlbb11116.
5. GoldenPalace.com
Năm 2005, sòng bạc Internet nổi tiếng GoldenPalace.com quyết định trả 15.000 đô-la Mỹ (tương đương 300 triệu) cho ai dám đặt tên con mình là GoldenPalace.com và sẽ trả cao hơn nữa nếu đứa bé thu hút được giới truyền thông. Đây là một thông tin khá chấn động, một số người còn cho rằng việc này là một hình thức lạm dụng trẻ em. Nhưng cuối cùng, GoldenPalaceDotCom Silverman cũng được ra đời khỏe mạnh vào ngày 19 tháng 5 năm 2005.
Monday, March 14, 2016
Tin tức giải trí 24h, showbiz, sao Việt & Thế Giới
Chuyên mục văn hoá giải trí của VnExpress. © 2004 Ngoisao.net, Tầng 5, Tòa nhà FPT Cầu Giấy, phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: webmaster@ngoisao.net, Điện thoại: 04.7300.9999 ext 4548; Liên hệ quảng cáo: 4567.
Friday, March 11, 2016
Chuyện tình cổ tích của cô bé chạy bàn người Việt và anh chồng Hà Lan
Hai năm tơ tưởng cô bé chạy bàn đen nhẻm, anh Joram đã quyết tâm quay trở lại Việt Nam cưới bằng được thiếu nữ ấy.
Chị Nguyễn Thị Kim Chinh, 32 tuổi, đang sống tại tỉnh Friesland, Hà Lan cùng chồng là anh Joram van der Staaij và hai cậu con trai xinh xắn. 13 năm sống cùng chồng, chị chưa từng một lần hối hận đã rời xa người thân, quê hương để theo anh.
Chinh sinh ra trong một gia đình có 7 anh chị em ở Nha Trang, bố mẹ làm nghề đi biển. Nhà đông con, kinh tế khó khăn nên chị nghỉ học từ lớp 4. Thuở ấu thơ trong Chinh là hình ảnh người bố với nước da cháy nắng, người mẹ gầy gò, đêm đi kéo lưới, ngày đi vớt rong biển. Chinh và em gái được bố sắm cho thuốc lá, kẹo cao su và những tấm bưu thiếp để bán cho khách du lịch dọc bờ biển. Do tiếp xúc với người nước ngoài nhiều mà hai chị em Chinh biết nói tiếng Anh bồi. Năm 12 tuổi, chị được nhận vào làm ở một nhà hàng ở ven biển. Ban ngày cô bé đi làm, ban đêm đi học lớp bổ túc văn hóa.
Năm 1999, khi đó Chinh 15 tuổi, làm nhân viên chạy bàn. Cũng mùa hè năm đó, anh Joram - khi đó 21 tuổi - cùng bố mẹ đi du lịch Việt Nam. Họ ghé vào nhà hàng nọ. Nụ cười rạng rỡ của cô bé có nước da ngăm đen đã hút mất hồn anh Joram. Trở về nước, trong đầu anh luôn nghĩ về cô bé "nói chuyện với khách rất hồn nhiên, vui vẻ" này. Anh kể với mẹ và được bà gợi ý "Con thích ai thì phải nói với người ta".
Hai năm sau đó, Joram quyết định quay trở lại Việt Nam tìm gặp Chinh. Anh vào nhà hàng năm xưa nhưng đúng giờ nghỉ trưa nên phải đợi. Chinh kể, khi đó đang mắt nhắm mắt mở ra khỏi giường thì cô bạn làm cùng gọi ra nói chuyện với 3 vị khách Tây. Chị nhận ra anh và bắt chuyện thì anh nói "muốn ghé lại quán này để gặp em".
Trong 2 năm trước khi hạ quyết tâm quay trở lại Việt Nam tìm cô bé phục vụ tên Chinh, anh Joram đã xem lại bức ảnh này hàng trăm lần cho nguôi nỗi nhớ mong. Trong ảnh, Joram là chàng thanh niên mặc áo phông trắng, còn Chinh là cô bé phục vụ áo xanh phía sau. Ảnh: NVCC. |
Hồi tưởng lại ngày đầu tiên hẹn hò, chị Chinh bịt mặt xấu hổ. Giọng bồi hồi, chị kể: "Đêm đó, anh rủ tôi đi chơi cùng. Khi vào bar, hai cô bạn của tôi ra nhảy cùng với bạn anh ấy. Tôi với anh, cùng chiếc pizza đặt giữa, cứ bối rối nhìn nhau không biết nói gì. Sau đó anh rủ ra biển đi dạo, rồi anh đột ngột hôn. Tôi cứ nghĩ ai hôn mình là yêu mình nên cũng đáp lại 'I love you', nhưng anh cười giải thích 'Anh chỉ thích em, chứ chưa yêu em".
Joram rủ Chinh cùng đi du lịch với anh. Cô gái trẻ cũng háo hức với người bạn mới quen và lần đầu tiên được đi du lịch nên đã tham gia cùng nhóm của Joram. Họ đã ở bên nhau 2 tuần, sau đó thì Joram trở về nước.
Thời điểm đó, việc thư từ qua lại rất khó khăn. Để viết được một bức thư cho Joram là một nỗ lực rất lớn từ Chinh. Vốn tiếng Anh lơ mơ, nên mỗi lần viết thư chị đều phải nhờ bà chủ chỗ làm viết lại. Sau đó ngồi mấy tiếng trên máy tính gõ chữ. "Mỗi lần viết thư, tôi phải mất ít nhất 20 nghìn để đi xe thồ và trả tiền ngồi mạng, trong khi lương chỉ được 400 nghìn/tháng. Có ngày anh viết cho tôi 2 lá thư, còn tôi thì gửi lại anh khoảng 3 lá mỗi tuần", Chinh cho hay.
Ở Hà Lan, chàng trai Joram làm đầu bếp trong một khách sạn 4 sao. Để tiết kiệm tiền sang Việt Nam thăm bạn gái, anh chuyển về sống cùng bố mẹ, trong khi đã ra sống tự lập từ năm 19 tuổi. Có vài lần thấy Chinh đến cả tuần không gửi bức thư nào, anh sốt ruột, lo lắng, sợ cô thay lòng. "Cứ lần nào hỏi sao không gửi thư là cô ấy bảo em bận lắm. Đến khi yêu nhau cả năm trời cô ấy mới thú thật để viết được một bức thư gửi cho tôi rất cực. Nhiều khi cô ấy không có tiền để gửi", anh nói. Từ đó, Joram gửi cho Chinh mỗi tháng 50 euro để viết thư cho anh.
Chinh cũng kể: "Cuối năm 2001, anh ấy về Việt Nam thăm tôi. Hồi đó tôi thích chơi biza lắm, đòi anh ấy cho đi. Anh thì bảo phải theo anh ấy về Hà Lan mới dẫn đi chơi trò đó. Rồi anh ấy chở tôi vòng vèo trên bãi biển, mặc cả đi lại, cuối cùng tôi ậm ờ đồng ý để đó thôi, chứ chưa nghĩ đến sẽ đi theo anh ấy".
Trước sự thuyết phục của Joram, Chinh đành dẫn anh về nhà ra mắt bố mẹ. Biết con gái mình có bạn trai Tây, bố mẹ cô khá sốc. Nhất là khi chàng trai còn muốn dẫn cô về nước. Họ sợ và không có lòng tin nào khi giao con gái cho một chàng trai mới gặp lần đầu. Cuối cùng bố mẹ Chinh cho biết chỉ đồng ý khi người lớn hai bên gặp nhau.
Để chuẩn bị cho kế hoạch sinh con, vợ chồng Chinh mới tổ chức nghi lễ đám cưới vào năm 2009. Ảnh: NVCC. |
Tháng 3/2002, Joram dẫn bố mẹ sang Việt Nam, làm thủ tục đăng ký kết hôn. Như những người lớn trong gia đình Chinh, bố mẹ Joram cũng lo lắng về cô gái Việt trẻ người, non dạ, có thể thay đổi tình cảm. Nhưng trước tình yêu của con trai, họ chỉ có thể ủng hộ. "Sợ bố mẹ không cho quen nên ban đầu anh ấy đã nói dối bố mẹ về tuổi thật của tôi. Đến khi ông bà sang đây làm hồ sơ bảo lãnh cho tôi đi nước ngoài mới hay tôi còn quá nhỏ", chị Chinh chia sẻ thêm.
Ban đầu Chinh đăng ký đi Hà Lan 3 tháng theo dạng visa du lịch, nhưng theo gợi ý của người làm giấy tờ thì nên làm visa lâu dài. Quá trình làm mất gần một năm. Trong thời gian đó, Joram sang Việt Nam thêm một lần để gặp bạn gái.
"Cuối năm 2002, tôi đặt chân lên đất nước của chồng. Lúc đó 7 rưỡi sáng nhưng trời vẫn tối om, cây cối không lá, xe cộ đi thẳng hàng, với một cô bé 18 tuổi quê mùa như tôi thì nó thật đẹp đẽ, thích mắt. Nhưng sau đó, suốt 6 tháng mùa đông chờ được đi học, đi làm dài đằng đẵng như 6 năm. Suốt 2 năm trời tôi cứ khóc vì nhớ bố mẹ, nhớ các anh chị em", chị Chinh tâm sự.
Không như nhiều cô gái Việt khác, khi lấy chồng Tây sẽ an phận với cuộc sống đủ đầy, riêng Chinh thì thói quen hay làm hay làm và tính cách tự lập từ sớm khiến cô không ngồi yên ngồi chỗ. Chinh xin được công việc dọn phòng trong khách sạn của chồng, song song là đến các lớp đi học tiếng Hà Lan và kinh doanh. Sau hai năm, vợ chồng Chinh mua được ngôi nhà trả góp.
Vợ chồng Chinh và bé con đầu lòng. Họ vừa chào đón thêm một bé trai hiện 2 tháng tuổi. |
Năm 2012, Chinh mang thai, sinh ra cậu bé Melvin, tên tiếng Việt là Trường Long và đầu năm 2016 sinh thêm bé Kyan, tên tiếng Việt là Trường An. Đến nay, kinh tế vợ chồng tạm ổn nhưng Chinh vẫn muốn tự lập về kinh tế với chồng. Chị đi làm thêm để có tiền lo chợ búa và bỉm sữa cho con.
"Nhiều lần tôi hỏi chồng, rằng tôi đen, lùn tịt, sao anh lại yêu. Anh trả lời, chỉ biết ngay lần đầu tiên gặp lúc tôi 16 tuổi, anh đã yêu cách mời khách hồn nhiên và nụ cười tít mắt của tôi", người phụ nữ Việt 32 tuổi cho hay.
Bà mẹ hai con cũng cho biết, những năm mới sang đây chị không biết nấu nướng, mỗi sáng trước khi đi làm anh luôn nấu đồ ăn để sẵn cho chị. Buổi tối anh cũng luôn đến chỗ làm đón, chứ không để chị đi một mình. Đến giờ anh vẫn luôn giúp vợ nấu nướng, làm việc nhà, tắm rửa cho con và đưa đón con đi học. Khuya thì 2 vợ chồng đều chăm sóc cho các con.
"Mỗi lúc vợ chồng giận nhau, anh đều chủ động xin lỗi vì anh nói không thể ngủ được khi mà hai vợ chồng đang giận nhau. Tôi thấy rất may mắn khi gặp anh và chung sống với anh. Chắc chắn tôi sẽ không bao giờ gặp người đàn ông nào tốt hơn anh ấy", chị Chinh bộc bạch.
Những khoảnh khắc hạnh phúc của Joram và Chinh
Phan Dương
Nữ nhà báo say mê hoạt động thiện nguyện
Là nhà báo, chị Thu Đông không ít lần trăn trở khi gặp những hoàn cảnh éo le, để giúp đỡ họ, chị đã đứng ra tổ chức các chương trình thiện nguyện.
Không chỉ làm tròn vai trò của một nhà báo, nhiếp ảnh gia, chị Trần Thị Thu Đông còn hoàn thành tốt công việc trên cương vị Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu. Chị cũng được nhiều người biết đến với tấm gương đi đầu trong các hoạt động thiện nguyện.
Không chỉ là một nhà báo, chị Thu Đông còn hoàn thành tốt vai trò ở nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là các chương trình thiện nguyện. |
Là con thứ 4 trong một gia đình công chức gia giáo có 5 người con tại vùng quê Minh Hải (tiền thân của 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sau này), tuổi thơ của chị gắn với chuỗi ký ức trong sáng, đẹp đẽ bên gia đình, bạn bè, quê hương. Do vậy, những bài viết, bức ảnh của chị rất gần gũi với mọi người.
Năm 1990, chị trở thành phóng viên báo ảnh Đất Mũi, sau khi Minh Hải được tách ra làm hai, nữ phóng viên về đầu quân cho báo Bạc Liêu.
Nhà báo Thu Đông trong một lần tác nghiệp ở Yên Bái. |
Năm 1996 chị kết hôn, cả 2 vợ chồng đều là cán bộ, công chức nhà nước song cuộc sống ban đầu còn gặp không ít khó khăn, thử thách khi nhà không có, lương chỉ đủ cho những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Nhưng sự nghiệp cũng từ đó có nhiều bước tiến mới. Chồng chị cũng bị ảnh hưởng từ vợ, bắt đầu đam mê nhiếp ảnh, cả hai lần lượt sở hữu nhiều giải thưởng nhiếp ảnh lớn cả trong và ngoài nước.
Ảnh của Thu Đông thời đó thường nặng tính thời sự để phù hợp với tiêu chí của báo đề ra. Tuy nhiên, cũng chính hoạt động trong môi trường báo chí đã tạo cơ hội cho chị được đi nhiều địa danh, gặp gỡ nhiều số phận khác nhau.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thị Thu Đông được tỉnh Bạc Liêu tuyên dương là cá nhân đạt thành tích cao năm 2015. |
Đi nhiều, tiếp xúc với những hoàn cảnh khó nên chị thường đau đáu với câu hỏi làm gì đó để bà con bớt khổ. Với cương vị là Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn hóa nghệ thuật Bạc Liêu, thành viên Câu lạc bộ Nữ doanh nghiệp làm công tác xã hội trên địa bàn thành phố, chị thường xuyên vận động mọi người cùng tham gia các hoạt động từ thiện.
Chị tham gia hỗ trợ 100 suất vốn với số tiền 200 triệu đồng để quay vòng; tặng quà Tết cho các gia đình nghèo; tham gia chương trình nhịp cầu nhân ái; vận động thành lập câu lạc bộ từ thiện tự nguyện tỉnh Bạc Liêu với gần 40 thành viên...
Với những hoạt động vì cộng đồng, nhà báo Thu Đông đã nhận nhiều thành tích như: bằng khen Thủ tướng Chính phủ; bằng khen nhiều năm liền của UBND tỉnh Bạc Liêu; Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam; Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cao Văn Lầu; Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Phụ nữ…
Mới đây, chị được trao giải thưởng “Phụ nữ tự tin tiến bước” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng Công ty P&G và Saigon Coop tổ chức.
Bảo Ngọc